Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận

Bài 1. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 3 thì y = -7

a. Tìm hệ số tỉ lệ k của y đối với x

b. Biểu diễn y theo x

c. Tính giá trị của y khi x = -9, x = 18

d. Biểu diễn x theo y

e. Tính giá trị của x khi y = 7, y = -35

 

doc 2 trang Người đăng vultt Lượt xem 935Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BÀI TOÁN VỀ ĐẠI LƯỢNG TỈ LỆ THUẬN
Bài 1. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau và khi x = 3 thì y = -7
Tìm hệ số tỉ lệ k của y đối với x
Biểu diễn y theo x 
Tính giá trị của y khi x = -9, x = 18
Biểu diễn x theo y
Tính giá trị của x khi y = 7, y = -35
Bài 2. Cho x và y là hai đại lượng tỉ lệ thuận, điền số thích hợp vào chỗ trống :
x
-5
-3
-2
0
1
2
4
5
y
6
Bài 3. Cho x tỉ lệ thuận với y theo hệ số tỉ lệ là 0,3 và y tỉ lệ thuận với z theo hệ số tỉ lệ là -10
 a. Chứng tỏ x tỉ lệ thận với z . Tìm hệ số tỉ lệ.
b. Biểu diễn z theo x
Bài 4. Mua 5 quyển vở hết 7000 đồng. Vậy mua 8 quyển vở như thế hết bao nhiêu tiền ?
Bài 5. Biết 15lít dầu nặng 7,8 kg. Hỏi 19,5kg dầu có đựng được vào bình 35lít không ?
Bài 6. Một hình chữ nhật có chu vi 40m. Tính độ dài mỗi cạnh biết chúng tỉ lệ với 2 và 3
Bài 7. Hai dây đồng có chiều dài là 15m và 40m. Hỏi mỗi dây nặng bao nhiêu gam biết:
Tổng khối lượng của hai dây nặng 473g
Dây thứ hai nặng hơn dây thứ nhất 185g.
Bài 8. Ba lít nước biển chứa 105 gam muối thì 13 lít nước biển chứa bao nhiêu gam muối. Lấy bao nhiêu lít nước biển thì được 70 gam muối ? 
Bài 9. Một trường có ba lớp 7. Tổng số học sinh ở cả hai lớp 7A và 7B là 85 học sinh. Nếu chuyển 10 học sinh từ lớp 7A sang lớp 7C thì số học sinh ở ba lớp 7A, 7B, 7C tỉ lệ với 7, 8, 9. Hỏi lúc đầu mỗi lớp có bao nhiêu học sinh ? 
Bài 10. Anh hơn em 8 tuổi. Cách đây năm năm tuổi của anh bằng ¾ tuổi của em sau 8 năm nữa. tính tuổi hiện nay của mỗi người. 
Bài 11. Tam giác ABC có số đo các góc A, B, C tỉ lệ với 3, 5, 7. Tính số đo góc A. 
Bài 12. Ba đội công nhân được thưởng 19 triệu đồng. Tiền thưởng các đội tỉ lệ với số công nhân mỗi đội. Biết tỉ số công nhân của đôi 1 và đội 2 là 4 : 3, của đội 2 và 3 là 6 : 5. Tính số tiền mỗi đội nhận về 
Bài 13*. Hai nền nhà hình chữ nhật có cùng chiều dài. Chiều rộng của nền thứ nhất bằng 1,2 lần chiều rộng của nền thứ hai. Khi lát gạch hoa thì nền thứ nhất cần số gạch nhiều hơn nền thứ hai là 300 viên. Hỏi cả hai nền phải lát bao nhiêu viên gạch. 
Good luck to you!
Bài 1. k là HSTL của y đối với x y = kx.
 x =3 thì y = -7 -7= k.3
Câu c và e thay giá trị vào biểu thức để tìm ra đại lượng còn lại
Bài 2. x = -2 thì y = 6 y = -3x. Từ đó ta có các số thích hợp để điền vào chỗ trống
Bài 3. Theo đề bài x = 0,3y, y = -10z 
x = 0,3.(-10z) = -3z
Từ bài 4 đến bài 13 là dạng toán có lời về đại lượng tỉ lệ thuận cần phân tích kĩ và trình bày mẫu giúp hs nắm được kĩ năng trình bày. Lưu ý hs khi xác định hai đại lượng trong bài toán là tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch
Đáp án :
Bài 4 : 11200 đồng
Bài 5 : 37,5 lít nên không đựng được
Bài 6 : 16m và 24m
Bài 7 : a) 129g và 344g
 b) 111g và 296g
Bài 8 : 455g, 2 lít
Bài 9 : 45, 40, 35 HS
Bài 10 : 20 và 12
Bài 11 : 360
Bài 12 : 8, 6, 5
Bài 13 : 3300 viên
Lời giải bài 13
Vì hai nền nhà có cùng chiều dài nên khi lát gạch thì chiều rộng và số gạch phải lát là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Gọi số gạch phải lát của nền nhà thứ nhất và thứ hai lần lượt là a và b ( a, b dương ) theo đề bài ta có :
a = 1,2b và a – b = 300
Từ đó ta có a = 1800 và b = 1500
Suy ra cả hai nền nhà cần số gạch là 1800 + 1500 = 3300 

Tài liệu đính kèm:

  • docMot so bai toan ve dai luong ti le thuan.doc