Nội dung ôn tập cơ bản và tuyển tập các đề thi Ngữ văn 7 học kì II

Nội dung ôn tập cơ bản và tuyển tập các đề thi Ngữ văn 7 học kì II

PHẦN A : NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7

I.Văn bản:

Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:

1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

2. Tục ngữ về con người và xã hội

3. Tính thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh )

4. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (ĐẶng Thai Mai )

5. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng )

6. Ý nghĩa của văn chương ( Hoài Thanh )

7. Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn )

8. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu ( Nguyễn Ái Quốc )

9. Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh )

10. Chèo Quan Âm Thị Kính

 

docx 36 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1149Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Nội dung ôn tập cơ bản và tuyển tập các đề thi Ngữ văn 7 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỘI DUNG ÔN TẬP CƠ BẢN VÀ TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II
PHẦN A : NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN LỚP 7
I.Văn bản:
Nắm được tác giả, tác phẩm, nghệ thuật và nội dung chính các văn bản sau:
1.Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất
2. Tục ngữ về con người và xã hội
3. Tính thần yêu nước của nhân dân ta ( Hồ Chí Minh )
4. Sự giàu đẹp của Tiếng Việt (ĐẶng Thai Mai )
5. Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng )
6. Ý nghĩa của văn chương ( Hoài Thanh )
7. Sống chết mặc bay ( Phạm Duy Tốn )
8. Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu ( Nguyễn Ái Quốc )
9. Ca Huế trên sông Hương ( Hà Ánh Minh )
10. Chèo Quan Âm Thị Kính
II. Tiếng Việt:
Thế nào là câu rút gọn? Cách dùng câu rút gọn : BT SGK / 15, 16
Thế nào là câu đặc biệt? Tác dụng của câu đặc biệt: BT SGK/ 29
Về ý nghĩa: Trạng ngữ thêm vào câu để xác định gì?
Về hình thức: vị trí của trạng ngữ? Giữa trạng ngữ với chủ ngữ và vị ngứ thường có ranh giới
gì?
BT SGK/47,48
Câu chủ động là gì? Câu bị động là gì? Nêu mục đích chuyển đối câu chủ động sang câu bị
động và ngược lại: BT SGK/58,64,65
Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu? Các trường hợp dùng cụm chủ vị để mở rộng câu BT
1
SGK/65,69
Thế nào là phép liệt kê? Các kiểu liệt kê: BT SGK/104
Dấu chấm lửng dùng để làm gì? Dấu chấm phẩy dùng để làm gì BT SGK/123
Công dụng của dấu gạch ngang? Phân biệt dấu gạch ngang với dấu gạch nối BT SGK / 130,
131
III.Tập làm văn
Tìm hiểu chung về văn nghị luận? Đặc điểm của văn nghị luận? Bố cục và phương pháp lâp
luận trong văn nghị luận?
Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh và cách làm bài tập lập luận chứng minh
Đề 1: Chứng minh câu tục ngữ “ Có công mài sắt, có ngày nên kim “ SGK/51
Đề 2: Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý :’’ ăn
quả nhớ kẻ trồng cây “ ; “ Uống nước nhớ nguồn “ SGK/51
Đề 3: Dân gian có câu tục ngữ “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng “ . Chứng minh nội dung
câu tục ngữ đó – SGK/59
Đề 4: Chứng minh đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại lớn nếu mỗi người k có ý thức bảo vệ
môi trường
Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích. Cách làm bài văn lập luận giải thích
Đề 1: Nhân dân ta có câu tục ngữ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.Hãy giải thích nội
dung câu tục ngữ đó – SGK/ 84
Đề 2: Một nhà văn có câu nói : Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Hãy giải
thích câu nói đó – SGK/84
Đề 3 Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy – SGK/88
2
PHẦN B : TUYỂN TẬP CÁC ĐỀ THI VÀ BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
ĐỀ 1
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II- MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian : 90 Phút\
I/Trắc nghiệm: (Gồm 10 câu, mỗi câu đúng 0.25 điểm, câu 9,10 mỗi câu đúng 0.5 điểm)
Điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống
Câu1: Đặc điểm của tục ngữ là: Tính ngắn gọn,., giàu hình ảnh và
Câu2: Theo Hoài Thanh:”Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là..suy rộng ra là
thương cả
Chọn phương án trả lời đúng
Câu3: Câu nào sau đây là câu rút gọn?
A.Người ta là hoa đất. B. Uống nước nhớ nguồn.
C.Một cây làm chẳng nên non. D.Tấc đất,tấc vàng.
Câu4: Câu nào không phải là câu đặc biệt?
A.Một đêm mùa xuân. B.Tiếng vỗ tay. C.Em Sơn! D.Mây bay.
Câu5: Trong câu: “Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.”Trạng ngữ của câu thuộc loại nào?
A.Thời gian. B.Không gian. C.Cách thức. D.Nguyên nhân.
Câu6: Câu : “Cây bàng này lá đã rụng hết.”Có cụm chủ -vị mở rộng thành phần nào?
A.Chủ ngữ B.Vị ngữ C.Định ngữ. D.Bổ
I. LÝ THUYẾT: (4đ )
Câu 1: Nêu giá trị nội dung của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ( 2đ )
Câu 2: Viết một đoạn văn ngằn ( khoảng 4-5 câu ) với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng câu
đặc biệt
3
II. LÀM VĂN: (6đ)
Đề : Chứng minh rằng bảo vệ môi trường thiên nhiên là bảo vệ cuộc sống của con người
Đáp án:
I. Lý thuyết:( 4đ )
Câu 1: Giá trị nội dung của văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
- Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu ( 0,5đ )
- Truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử ( 0,5đ )
- Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân
+ Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước (0,5đ )
+ Tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công cuộc kháng chiến (0,5đ )
Câu 2: Yêu cầu của đoạn văn
- Viết đoạn văn đúng hình thức, nội dung phù hợp, diễn đạt chặt chẽ ( 1,5đ )
- Sử dụng đúng câu đặc biệt, có gạch dưới câu đặc biệt có trong đoạn văn ( 0,5đ )
II. Làm văn ( 6đ )
1. Yêu cầu chung:
Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn chứng minh. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt
tốt, không mắc lỗi chính tả, dùng từ đặt câu, đáp ứng yêu cầu của đầ bài
2. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản
sau:
Bài làm phải có bố cục 3 phần: Mở bải, thân bài, kết bài
a/ Mở bài: Thiên nhiên bao giờ cũng gắn bó và có vai trò rất quan trọng đối với con người. Do
đó, ta cần phải bảo vệ môi trường thiên nhiên.
b/ Thân bài:
4
- Thiên nhiên đem đến cho con người nhiều lợi ích, vì thế bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ cuộc
sống con người.
- Thiên nhiên cung cấp điều kiện sống và phát triển của con người.
- Thiên nhiên đẹp gợi nhiều cảm xúc lành mạnh trong thế giới tinh thần của con người.
- Con người phải bảo vệ thiên nhiên.
a/ Kết bài: tất cả mọi người phải có ý thức để thực hiện tốt việc bảo vệ thiên nhiên.
3. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, diễn đạt tốt sai một vào
lỗi nhỏ.
- Điểm 4-5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt tốt, có thể sai 4-5 lỗi chính tả,
diễn đạt.
- Điểm 3: Đáp ứng ½ yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt, có thể sai 4-5 lỗi
chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2: Bài làm được nhưng sơ sài. Bố cục thiếu mạch lạc sai trên 10 lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề, không nắm thể loại.
ĐỀ 2 :
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II (2007-2008)
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian 90 phút ( Không kể thời gian giao đề )
I.Trắc nghiệm: (4điểm)
Chọn rồi viết vào giấy kiểm tra chữ cái đứng trước câu trả lời đúng ( từ câu 1 đến câu 4- mỗi
câu 0,5 đđiểm)
Câu 1: Văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ” viết theo phương thức biểu đạt nào?
A Biểu cảm. C. Nghị luận chứng minh.
5
B. Tự sự. D. Nghị luận giải thích.
Câu 2: Câu nào trong các câu sau đây là câu rút gọn?
A Chúng ta phải học đi đôi với hành.
B. Ai cũng phải học đi đôi với hành.
C. Học đi đôi với hành.
D. Cả ba câu trên.
Câu 3: Câu nào sau đây là câu chủ động?
Chúng em đến thăm thầy cô giáo cũ.
Em được điểm 10.
Chúng em cố gắng học tốt.
Các bạn đang chơi đùa dưới sân.
Câu 4: Nội dung hai câu tục ngữ “ Không thầy đố mày làm nên” và “ Học thầy không tày học
bạn ” có ý nghĩa loại trừ nhau ?
Đúng. B. Sai.
Câu 5 (0,5điểmCâu đặc biệt là câu (1). . . . . 	.
Câu 6( 0,5điểmChuyển câu bị động sau “Em được mọi người yêu mến” thành câu chủ động.
Câu chủ động: (2). . . . 	.
Câu 7(1điểm): Nối trạng ngữ ở câu A với ý nghĩa của chúng ở cột B cho phù hợp.
II.TỰ LUẬN: (6điểm)
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí “Ăn quả nhớ
kẻ trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”.
ĐỀ 3
VIẾT BÀI VĂN SỐ 6
6
Đề bài: Giải thích lời khuyên của Lê-nin: “Học, học nữa, học mãi”
MB: - Giới thiệu vai trò của việc học tập với mỗi người: hết sức quan trọng, không học không
thể thành người có ích.
- Đặt vấn đề: Vậy cần phải học tập như thế nào? ( Giới thiệu, trích dẫn lời khuyên của Lê-nin.
TB:
* Giải thích ý nghĩa lời khuyên
- Lời khuyên như khẩu hiệu thúc giục mỗi người cố gắng học tập.
- Lời khuyên mang ý nghĩa tăng cấp: Học, học nữa, học mãi.
+ Học nữa: học thêm, nâng cao, bổ sung vào những điều đã học, đã biết.
+ Học mãi: học không ngừng, suốt đời.
- Học tập là công việc suốt đời, mãi mãi. Con người cần phải luôn luôn học hỏi ngay cả khi đã
có được vị trí nhất định trong xã hội.
* Vì sao phải “Học, học nữa, học mãi”?
- Kiến thức học ở trường chỉ là cơ bản ( phải luôn học tập nâng cao để có kiến thức sâu rộng.
- Biển học mênh mông, hiểu biết của con người là nhỏ bé ( học tập giúp làm cho tâm hồn, trí
tuệ thêm phong phú, góp phần nâng cao giá trị của bản thân.
- Học tập giúp ta tồn tại và sống tốt trong xã hội.
- Xã hội luôn vận động, phát triển, không chịu khó học hỏi ( tụt hậu về kiến thức.
- Cuộc sống có nhiều người tài giỏi, không học ( tự làm mất đi vị trí của mình trong cuộc sống.
* Làm thế nào để thực hiện lời khuyên đó?(Học ở đâu và như thế nào?)
- Học ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, học trên lớp, học trong sách vở, học từ thầy cô, bạn
bè, cuộc sống.
- Nắm vững kiến thức cơ bản để học theo yêu cầu công việc hoặc sở thích.
- Có thể học mọi lúc, mọi nơi.
7
- Cần có kế hoạch học tập cụ thể và ý chí thực hiện kế hoạch đó.
- áp dụng những điều học được vào trong cuộc sống.
* Liên hệ bản thân: Em đã và sẽ học tập như thế nào?
KB:
* Cách 1: Khẳng định tính đúng đắn và tiến bộ trong lời khuyên của Lê-nin: Đây là lời khuyên
đúng đắn và có ích với mọi người, đặc biệt là người học sinh.
* Cách 2: “Đường đời là cái thang không nấc chót. Việc học là cuốn sách không trang cuối”.
Mỗi người hãy coi học tập là niềm vui, hạnh phúc của đời mình.
ĐỀ 4
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 7 KÌ II
   I/ TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ) Khoanh tròn chữ cái đứng trước đầu câu trả lời đúng.
Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là câu chủ động?
a. Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé b. Lan được mẹ tặng chiếc cặp sách
c. Thuyền bị gió đẩy ra xa d. Ngôi nhà đã bị ai đó phá
Câu 2: Trong câu rút gọn:
a. Chỉ có thể vắng chủ ngữ b. Chỉ có thể vắng vị ngữ
c. Có thể vắng cả chủ ngữ và vị ngữ d. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ
Câu 3: Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
a. Học đi đôi với hành b. Ai cũng học đi đôi với hành
c. Em tôi luôn học đi đôi với hành d. Rất nhiều người học đi đôi với hành
câu 4: Trong các câu sau, câu nào là câu bị động?
a. Mẹ đang nấu cơm b. Lan được thầy giáo khen c. Trời mưa to d. Cơm bị thiu
Câu 5: Trong chương trình ngữ văn 7 học kì II, các em đã học được mấy văn bản nghị luận?
a. 3 văn bản b. 4 văn bản c. 5 văn bản d. 6 văn bản
8
Câu 6: Văn bản ‘ Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã đề cập dến sự giản dị của Bác trên
những phương diện nào?
a. Trong sinh hoạt b. Trong giao tiếp với mọi người
c. Trong lời nói, bài viết d. Ý a, b, c, đều đúng
Câu7: Phương pháp lập luận nào được sử dụng chủ yếu trong văn bản‘Đức tính giản dị của Bác
Hồ »?
a. Chứng minh b. Giải thích c. Bình luận d. Giải thích kết hợp với bình luận
Câu 8:có mấy bước làm bài văn lập luận chứng minh
a. 3 bước b. 4 bước c. 5 bước d. 6 bước
Câu 9:  ...  cũng là cái để làm nên tất cả.
Nói tóm lại, câu tục ngữ trên khẳng định tầm quan trọng và đề cao năng lực giá trị con người.
30
Nó không chỉ là một sự khẳng định mà nó còn là một lời khuyên, một bài học, một tư tưởng
đúng đắn dành cho mỗi chúng ta.
Giải thích câu tục ngữ "Đói cho sạch..." - Minh Cương
Đề bài: Ông cha ta câu: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Bằng hiểu biết của mình em hãy làm
sáng tỏ câu tục ngữ đó.
Bài làm
Trong cuộc sống hiện tại cũng như thời xưa, vẻ đẹp bên ngoài là vốn quý, là niềm tự hào của
mỗi con người. Song phẩm chất bên trong còn quý giá hơn nhiều. Trong kho tàng tục ngữ, cao
dao Việt Nam có rất nhiều câu tục ngữ thể hiện điều đó. Và một tiêu biểu, điển hình, phổ biến
nhất đó chính là câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”.
Câu tục ngữ có hai vế, đối rất chỉnh. tác giả dân gian đã mượn những thứ gần gũi, thiết thực với
đời thường để biểu lộ những tư tưởng, quan điểm của những người dân lao động. Câu tục ngữ
này mượn hình ảnh “đói” và “rét” để nói lên hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn của cuộc sống
bấy giờ. “Sạch” và “thơm” là cách sống trung thực, không tham lam, biết giữ gìn phẩm chất
trong sạch, không sa vào tội lỗi. Hai chữ “cho” có nghĩa là giữ lấy. Hai động từ đó là hai động
từ quan trọng nhất trong bài, thể hiện hành động, thói quen, những biểu lộ của người dân lao
động. Phải biết giữ gìn phẩm giá, nhân cách đó chính là bài học của câu tục ngữ trên. Đó cũng
chính là quan điểm sống của người dân lao động hoàn toàn trái nghịch với cách sống của giai
cấp thống trị.
Thời phong kiến xưa, xã hội đầy rẫy những bất công, rối ren, giai cấp thống trị nghiệt ngã, bóc
lột nhân dân ta dưới nhiều hình thức, coi thường, khinh rẻ những người dân lao động. Theo bản
năng của con người, “con giun xéo lắm cũng quằn”, đến mức đường cùng thì tự nhiên phải biết
chống lại bằng bất cứ hành động nào, có mấy ai nghĩ đến việc giữ gìn phẩm chất, thanh danh.
Ấy vậy mà những người dân lao động, đối với họ điều đó là quan trọng nhất, là mục tiêu để
31
hướng tới, là động lực thúc đẩy để sống. Dù có bần cùng, đói khổ đến đâu thì ý chí kiên cường
của họ vẫn luôn chiến thắng, niềm tin của họ vẫn không bao giờ tàn lui. Từ xa xưa, nước ta vốn
dĩ là một nước gắn liền với đồng ruộng, nhân dân ta lam lũ cùng nắng mưa, giai cấp thống thị
vẫn vắt kiệt sức của họ bởi những sưu thuế nặng nề, chính sách áp bức đến tận xương tuỷ.
Trong hoàn cảnh như vậy, con người mà không có lập trường thì rất dễ bị nhơ bẩn về đạo đức.
Những người dân lao động chỉ biết dựa vào nhau, thốt nên lời những kinh nghiệm của cuộc
sống để khuyên nhủ nhau sống sao cho khỏi hổ thẹn với trời đất, sao cho khỏi cắn rứt lương
tâm, danh dự, ám ảnh bới những tội lỗi xấu xa mà mình đã gây ra.
Nói kết lại, đối với người lao động thời xưa, vật chất không có gì, họ chỉ biết sống dựa vào ý
chí, niềm tin, sự nỗ lực, phấn đấu. Nhờ vào những yếu tố đó mà họ đã vượt lên được số phận,
biết sống vui vẻ, lạc quan, yêu đời, không một sự bóc lột nào có thể tước đi được tinh thần, lý
trí của họ. Điều đó đã được đúc kết qua quá trình lao động sản xuất, cô đọng được qua từng suy
nghĩ của mỗi con người. Quan niệm sống ấy thật cao đẹp, nó không chỉ là kinh nghiệm mà nó
còn là lời dạy dỗ, khuyên răn, chỉ bảo, áp dụng cho tất cả mọi người.
Giải thích câu tục ngữ "Đi một ngày đàng..." - Minh Cương
Trong cuộc sống, có những điều mà chúng ta chưa hề biết. Những kiến thức đơn giản thì hiển
hiện xung quanh chúng ta, còn những điều mới lạ, hấp dẫn thì lại ẩn chứa trong xã hội. Chính
vì vậy để có được kiến thức thì chúng ta phải biết tìm hiểu, học hỏi, khám phá. Đó cũng chính
là ước nguyện của ông cha ta nên tục ngữ mới có câu rằng: “Đi một ngày đàng, học một sàng
khôn”
Câu tục ngữ này mang hai vế đối xứng với nhau. “Một” đối với “một”, đó chính là hình thức
đối xứng độc đáo. Câu tục ngữ này ý khuyên nhủ chúng ta hãy biết đi đây, đi đó để được ở
mang, tích luỹ kiến thức, tầm nhìn về xã hội. “Ngày đàng” ở đây là một phép ẩn dụ. Nó không
phải là con số cụ thể quy ước mà chỉ một khoảng thời gian mà chúng ta tiếp nhận những điều
32
hay lẽ phải ngoài xã hội. Không chỉ vậy, ngụ ý của tác giả dân gian còn được bộc lộ rằng
không phải bất kì cái mới mẻ nào cũng có thể tiếp nhận mà hãy chắt lọc, thấm hiểu để nhận ra
sự mới mẻ nào có ích, sự mới mẻ nào có hại mà biết đường đề phòng tránh hay học tập. Điều
đó được thể hiện qua từ “sàng khôn”. Không chỉ vậy câu tục ngữ này còn nói lên thế giới đa
dạng và phong phú, nếu biết tiếp nhận nó một cách khéo léo thì kết quả thu được sẽ rất lớn.
Thật vậy. Ngoài xã hội có rất nhiều những điều hấp dẫn đối với những người mới tiếp xúc. Đó
là nơi văn minh, là nơi giao lưu học hỏi của các tầng lớp, cũng là nơi trao đổi , buôn bán, có
nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo, những công nghệ độc đáo, hay những kiến thức khoa học
huyền bí. Từ những cách ăn nói ngoài xã hội đến những hình thức ứng xử, tất cả đều là kiến
thức, được khoác nhiều bộ áo trên nhiều phương diện. Mặt tích cực không nhỏ nhưng mặt tiêu
cực cũng không phải là ít. Những tệ nạn xã hội, những trò đùa lôi kéo sự đam mê của con
người dẫn đến sự lu mờ về đạo đức, nhân phẩm. Có nhiều người mặc dù biết được tác hại của
nó nhưng đã dấn chân vào rồi thì khó lòng rút ra được. Do đó ý thức của chúng ta trong việc
tiếp nhận kiến thức tốt đẹp là hoàn toàn cần thiết. Ngày xưa, thời kì vật chất còn xơ xài, ông
cha ta ăn vất vả cực nhọc nên ý thức đã nhận ra rằng sự học hỏi là thiết yếu trong việc thay đổi
cuộc sống thêm tiến bộ, nhưng có mấy khi có điều kiện để vượt khỏi luỹ tre làng. Vì vậy đó là
một ước vọng lớn lao của ông cha ta. Không chỉ thời bấy giờ mà ngày này, xã hội ngày một
văn minh, đất nước đổi mới, con người đang bước sang kỉ nguyên hiện đại, yếu tố học hỏi là
không thể không tồn tại. Để theo kịp những tiến bộ khoa học, con người cũng phải tìm hiểu,
học tập lẫn nhau để xứng đáng là một phần tử của đất nước, xứng đáng là một con người văn
minh, lịch sự. Chính những sự giàu đẹp của đất nước ngày một tăng cao đã là sự thúc giục
trong ý thức học hỏi ngoài đời của mỗi con người. Trong tất cả các môi trường học tập thì
dường như xã hội là một nơi sâu thẳm về kiến thức, là nơi chứng kiến biết bao kinh nghiệm của
con người và cũng là kho tàng để chúng ta tích luỹ. Có biết bao nhiêu điều hay lẽ phải đang
33
chờ chúng ta. Chắc chắn mỗi người đi ra ngoài xã hội đều vấp phải những trở ngại, khó khăn,
nhưng chính những điều đó lại càng tăng thêm sức mạnh cho mỗi chúng ta. Tuy nhiên thì
không phải học tập ngoài xã hội chỉ đơn thuần như vậy mà còn cần phải học khôn, học chọn
lọc những tinh tuý, còn những điều tiêu cực thì lại là mặt trái để chúng ta biết tránh xa.
Nói tóm lại câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta về cách mở rộng hiểu biết, mở rộng vồn kiến
thức để tạo nên những thành quả vượt bậc và cách sống cao đẹp.
Giải thích câu tục ngữ: "Có công mài sắt..." - Minh Cương
Đề bài: Nhân dân ta có câu câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Hãy chứng minh câu tục ngữ trên.
Bài làm
Trong cuộc sống, con người ta đều có những thành công đạt được và những ước mơ muốn
vươn tới. Và để thực hiện được điều đó thì ta phải có lòng kiên trì, bền bỉ, nỗ lực. Chính vì vậy
ông cha ta đã có câu : “Có công mài sắt, có ngày nên kim” để động viên, khích lệ hay nói một
cách khác là khuyên răn con cháu, dạy bảo những kinh nghiệm trong đời thường, cuộc sống.
Câu tục ngữ được chia làm hai vế, mỗi vế có 4 từ. Hai vế này có hai cặp từ tương ứng với
nhau: “Có công – có ngày ; mài sắt - nên kim”. Một vế chỉ sự nỗ lực, một vế chỉ thành quả đạt
được.
Cây kim tuy nhỏ nhưng nó rất có ích, tròn trịa, trơn bóng, sắc nét. Để mài được một cây kim
như vậy thì thật là khó.
Câu tục ngữ này mượn hình ảnh cây kim để nói lên được phẩm chất cao quý truyền thống của
dân tộc Việt Nam từ hàng nghìn đời nay. Từ những việc nhỏ như quét nhà, nấu cơm đến những
việc lớn như xây dựng đất nước, chống giặc ngoại xâm. Những thành tựu hiện nay mà ông cha
ta đạt được đã minh chứng cho điều đó. Những tháp chùa cổ kính có giá trị, một số công trình
nghệ thuật nổi tiếng như tháp Chương Sơn, chuông chùa Trùng Quang... với những đường nét
34
hoa văn thanh thoát, mạnh mẽ, thể hiện tinh thần thượng võ, yêu nước. Và một thành tựu lớn
nhất của ông cha ta đó chính là xây dựng nên được một quốc gia văn minh, nhân dân đồng
lòng, đất nước yên bình. Công cuộc dựng, giữ , phát huy, đổi mới đất nước đó đã thể hiện được
sự bền bỉ, chịu thương chịu khó, sự sáng tạo, lao động kiên cường của ông cha ta.
Trong lao động sản xuất, nhân dân ta cũng đã có những việc làm và kết quả đạt được để khẳng
định ý nghĩa của câu tục ngữ trên là hoàn toàn đúng. Từ xưa tới giờ, đất nước ta đã gặp phải
những khó khăn rất lớn, từ những thảm hoạ thiên nhiên như lụt lội, bão bùng đến những cuộc
chiến tranh do con người tạo ra nhưng nhờ sự cố gắng, chịu đựng, vượt khó mà chúng ta đã
khắc phục được những trở ngại đó.
Và trong học tập thì điều đó lại càng được khẳng định rõ nét hơn. Những em bé chập chững
bước vào lớp một, tập toẹ đánh vần, viết chữ đến những năm tháng tiếp theo lên lớp, phải kiên
trì cần cù mới mong đạt được kết quả tốt trên con đường học tập của mình.
Trong đường đời cũng vậy, những danh nhân, thương gia, thi sĩ, nhà nho, nhà văn nổi tiếng
cũng từng phải vất vả, hi sinh, sử dụng những kiến thức mình có nhưng không thể thiếu đi và
phải luôn gắn liền với sự kiên trì, chuyên cần, sáng tạo mới có thể thành đạt.
Những tấm gương chăm học, những tấm gương chịu khó như Bác Hồ là một điển hình rõ nét
nhất. Bác đã phải vất vả làm việc, chịu khó học tiếng nước ngoài, đi bôn ba khắp nơi để tìm
đường cứu nước. Thật hiếm ai như vậy! Và cũng nhờ những sự nỗ lực đó mà đất nước ta mới
được tự hào về một danh nhân, một vị lãnh tụ vĩ đại nổi tiếng mà khắp năm, châu bốn bể đều
biết tới.
Câu tục ngữ trên với hình thức ngôn từ dân dã nhưng thật ngắn gọn súc tích, bao hàm những ý
nghĩa sâu sa. Đó chính là những đúc kết lâu đời trong quá trình lao động, kinh nghiệm chiến
đấu, sản xuất và cả trong đời thường cuộc sống của ông cha ta. Nó như một bài học quý báu,
một thông điệp hữu dụng, một lời dạy chân tình rằng: “Hãy biết tu dưỡng, rèn luyện những đức
35
tính, phẩm chất kiên trì, nhẫn nại, chịu khó, cần cù, sáng tạo, kết hợp với khả năng vốn có của
bản thân để làm nên một sức mạnh vô địch vượt mọi gian truân, vất vả trong cuộc sống, những
trở ngại éo le nhất mà đi tới thành công, thắng lợi”. Nào chúng ta hãy bắt đầu bằng những việc
nhỏ nhất như học tập chăm chỉ, lao động cần cù để trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành chủ
nhân tương lai của đất nước nhé!!!
36

Tài liệu đính kèm:

  • docxÔN & CÁC ĐỀ THI VĂN 7 - HK2.docx