Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh bằng các trò chơi ngôn ngữ

Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh bằng các trò chơi ngôn ngữ

PHẦN THỨ NHẤT

 ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

 Trong xu thế hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay, ngoại ngữ là một vấn đề quan trọng, nóng bỏng đang được mọi ngành, mọi nghề và mọi lĩnh vực quan tâm. Là một ngôn ngữ quốc tế được phổ biến rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, Tiếng Anh đóng một vai trò không thể thiếu trong giao tiếp hay nghiên cứu trên mọi lĩnh vực. Chính vì vậy việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, ngày nay càng trở lên cấp thiết và là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục ở các cấp học của đất nước ta.

 

doc 27 trang Người đăng phuongthanh95 Ngày đăng 13/07/2022 Lượt xem 306Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Gây hứng thú học Tiếng Anh cho học sinh bằng các trò chơi ngôn ngữ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Phần thứ nhất
 Đặt vấn đề
 Trang
Lý do chọn đề tài 2
Lịch sử vấn đề .3
Đối tượng nghiên cứu.. 4
Phạm vi nghiên cứu  4
Mục đích nghiên cứu... 4
Phương pháp nghiên cứu  4
Phần thứ hai
 GiảI quyết vấn đề
Chương I- Cơ sở lý luận và thực tiễn  5
Cơ sở lý luận . 5
Cơ sở thực tiễn .. 7
Chương II- Thực trạng và một số giải pháp .... 8
Vài nét về thực trạng ..8
Một số giải pháp cụ thể gây hứng thú học Tiếng Anh
 cho học sinh bằng các trò chơi ngôn ngữ .... 11 
Giai đoạn khởi động  12
Giai đoạn củng cố .. 16
Giai đoạn ôn tập . 19
Kết quả thực hiện .. 23
Phần thứ ba
 Kết thúc vấn đề
Kết luận  24
Kiến nghị và đề xuất . 25
Phần thứ nhất
 Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài
 Trong xu thế hội nhập quốc tế của đất nước hiện nay, ngoại ngữ là một vấn đề quan trọng, nóng bỏng đang được mọi ngành, mọi nghề và mọi lĩnh vực quan tâm. Là một ngôn ngữ quốc tế được phổ biến rộng rãi ở hầu hết các nước trên thế giới, Tiếng Anh đóng một vai trò không thể thiếu trong giao tiếp hay nghiên cứu trên mọi lĩnh vực. Chính vì vậy việc dạy và học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh, ngày nay càng trở lên cấp thiết và là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục ở các cấp học của đất nước ta. 
Tuy nhiên, đây là một môn học khá khó dạy và cũng khá khó học theo như quan niệm của nhiều người. Là một môn có đặc trưng khá riêng biệt với các môn học khác đòi hỏi cả người dạy và người học đều phải cố gắng tìm ra các phương pháp dạy – học hữu hiệu cho riêng mình. Có không ít giáo viên ngoại ngữ thất bại trên con đường giảng dạy của mình. Nhiều học trò thì sợ hãi và chán học. Vậy dạy và học như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất cho môn học quan trọng này? Đó là một câu hỏi rất lớn được đặt ra cho cả những người học và những người dạy bộ môn tiếng Anh. 
 Những năm gần đây, Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương đổi mới giáo dục ở các môn học, các cấp học. Cũng như tất cả các môn học khác, bộ môn Tiếng Anh THCS Tiếng Anh đã và đang trên con đường đổi mới phương pháp giảng dạy và ít nhiều cũng đã thu được những thành quả nhất định. Việc sử dụng phương pháp mới trong dạy học đã được bàn đến rất nhiều ở nhiều phạm vi, nhiều mức độ khác nhau. Song trong thực tế, vận dụng phương pháp đó khi dạy từng kiểu bài, từng tiết dạy cho từng đối tưọng học sinh cụ thể như thế nào cho có hiệu quả thực sự thì không ít giáo viên chúng ta vẫn còn lúng túng, vướng mắc, còn nhiều điều chưa thống nhất. Việc phát huy tính tích cực, chủ động, tạo sự hứng thú học tập cho học sinh là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng phương pháp mới vào nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh. Chính vì vậy, trong khi giảng dạy Tiếng Anh tại trường THCS, tôi đã chú ý nghiên cứu, tìm tòi cách vận dụng phương pháp mới để tạo sự hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Có nhiều cách để đạt được mục đích trên song việc áp dụng những trò chơi ngôn ngữ vào dạy học đã gây được hứng thú cho học sinh của tôi hơn cả. Những kinh nghiệm của tôi có thể vận dụng với hầu hết các tiết học, các kiểu bài, trong chương trình Tiếng Anh THCS. Như vậy, việc lựa chọn đề tài này có ý nghĩa rất cụ thể và thiết thực đối với giáo viên dạy bộ môn Tiếng Anh nhằm nâng cao chất lượng dạy – học ngoại ngữ trong trường THCS.
2. Lịch sử vấn đề
 áp dụng những trò chơi ngôn ngữ trong dạy học ngoại ngữ là một trong những biện pháp quan trọng để đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh ở trường THCS hiện nay. Nó thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà lý luận dạy học cũng như các giáo viên dạy học trực tiếp ở các trường phổ thông. Vấn đề này cũng đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu của các nhà giáo dục, các bài viết trên Tạp chí giáo dục của một số thầy cô giáo. Các công trình nói trên đã tạo cơ sở, nền móng cả về mặt lý luận và thực tiễn để tôi hoàn thành đề tài này. 
 Tuy nhiên, các tác giả mới đề cập một cách khái quát, mang tính chất định hướng, giới thiệu những trò chơi mà chưa đề cập cụ thể đến việc áp dụng cụ thể những trò chơi ngôn ngữ vào bài học như thế nào để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Vì thế, tôi đã mạnh dạn tiếp tục đi sâu tìm tòi nghiên cứu đề tài này theo hướng vận dụng lý luận vào thực tế giảng dạy, với mong muốn đóng góp những kinh nghiệm của mình vào việc tạo hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em yêu thích, say mê môn học để góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu thực hiện đề tài này là hình thức hoạt động của giáo viên và học sinh trong các giờ dạy – học ngoại ngữ ở bậc THCS nói riêng và những người dạy – học ngoại ngữ nói chung.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối với các tiết học ngoại ngữ ở tất cả các khối lớp với tất cả các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Đối với các giờ học, buổi học ngoại khoá do tổ chuyên môn, nhà trường tổ chức.
5. Mục đích nghiên cứu
Việc sử dụng những trò chơi ngôn ngữ trong đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh mà tôi đưa ra trước hết nhằm khơi được hứng thú học ngoại ngữ cho học sinh, giảm được sự ức chế tối đa trong một giờ học ngoại ngữ và đồng thời muốn giúp cho người học có điều kiện sử dụng ngoại ngữ một cách tự nhiên, hình thành khả năng chủ động giao tiếp và cũng là để củng cố, ôn tập lại những kiến thức đã học một cách thường xuyên, có hiệu quả. Sau nữa là để nâng cao nghiệp vụ công tác của bản thân, và để trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp của mình.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Dựa vào tài liệu hướng dẫn đổi mới phương pháp giáo dục THCS môn Tiếng Anh do Vụ Giáo dục Trung học – Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành tháng 7 năm 2007.
- Phương pháp nghiên cứu thực tế gồm các phương pháp: Quan sát, điều tra, phân tích, trao đổi, thống kê, tổng hợp, so sánh, tổng kết kinh nghiệm.
- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo kinh nghiệm của một số giáo viên có tâm huyết và kinh nghiệm về sử dụng các trò chơi trong dạy học môn Tiếng Anh.
Phần thứ hai: GiảI quyết vấn đề
Chương I
Cơ sở lý luận và thực tiễn
I. Cơ sở lý luận	 
 “Ngoại ngữ là công cụ không thể thiếu của con người trong thế kỉ 21 để đáp ứng với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế. Sử dụng ngoại ngữ thông thạo sẽ giúp chúng ta tiếp cận được với những tri thức quý giá của nhân loại, từ đó nâng cao trình độ nhận thức, vân dụng sáng tạo vào thực tiễn” (trích trong đề án 21 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình ra ngày 08/7/2008). 
 Trong cuốn sách: “Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THCS môn Tiếng Anh” của Bộ GD & ĐT xuất bản tháng 7 năm 2007 ghi rõ: “Tiếng Anh, với tư cách là tiếng nước ngoài, là môn văn hóa cơ bản, bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, là một bộ phận không thể thiếu của học vấn phổ thông. Môn Tiếng Anh ở trường phổ thông cung cấp cho HS một công cụ giao tiếp mới để tiếp thu những tri thức khoa học, kỹ thuật tiên tiến, tìm hiểu các nền văn hoá đa dạng và phong phú trên thế giới, dễ dàng hoà nhập với cộng đồng quốc tế”.
 Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của Tiếng Anh trong giai đoạn hiện nay nên đây là môn học được mọi người đặc biệt quan tâm, nhất là trong lĩnh vực giáo dục. Đáp ứng được những yêu cầu, nhiệm vụ mới của đất nước thì cần phải có những thế hệ công dân "sử dụng ngoại ngữ thông thạo” để “tiếp thu những tri thức khoa học công nghệ tiên tiến...” . Điều đó đòi hỏi người giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải trang bị cho mình những phương pháp giảng dạy hiện đại, tiên tiến, phù hợp với nhu cầu của môn học và của người học hiện nay.
 Quan điểm chủ đạo của việc dạy học ngoại ngữ hiện nay là theo đường hướng giao tiếp. Chính vì vậy mục đích của việc dạy học ngoại ngữ không nhằm hướng học sinh vào nghiên cứu hệ thống ngôn ngữ mà giúp người học sử dụng hệ thống ngôn ngữ đó như một công cụ giao tiếp. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học ngoại ngữ mới là hoạt động tự lập, tích cực, chủ động của học sinh trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ. Và gần đây nhất, Bộ GD & ĐT đã có những yêu cầu cụ thể về việc dạy học bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng: “Sáng tạo về phương pháp dạy học phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác học tập của học sinh. Chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh...”. 
 Như vậy, chúng ta thấy rằng muốn học sinh học tốt môn học thì phài làm cho học sinh yêu thích môn học đó. Muốn học sinh yêu thích môn học đó thì giáo viên phải gây được hứng thú học tập cho học sinh. Có nhiều phương pháp để phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, gây hứng thú học tập cho học sinh đã được nhiều giáo viên áp dụng. Như phương pháp Dạy học vấn đáp, đàm thoại; phương pháp dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ; dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề... Hay những kĩ thuật dạy học góp phần đổi mới phương pháp như huy động tư duy, tham vấn bằng phiếu, kĩ thuật phòng tranh, thông tin phản hồi... “Huy động tư duy” (động não tập thể) là một trong những hình thức dạy học đặc biệt góp phần đổi mới phương pháp (được hướng dẫn trong cuốn “Những vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh”- NXB giáo dục - do Bộ GD & ĐT ban hành tháng 7 năm 2007). ở hình thức dạy học này, không những người dạy cảm thấy rất thoải mái mà người cũng học không phải gồng mình chịu đựng một kho kiến thức khổng lồ, khô cứng. Ngược lại người học cảm thấy bài học ở đây nhẹ nhàng“như một trò chơi, mọi người tham dự vô tư, thoải mái” với không khí “ hòa nhã, vui vẻ...”. Vậy thì không còn lý do gì mà người học lại không cảm thấy hứng thú để học tập, không tích cực, chủ động tham gia vào bài học. Mà có hứng thú học tập ắt sẽ có kết quả học tập tốt. Với sự hỗ trợ của các trò chơi ngôn ngữ sẽ góp phần không nhỏ trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, gây hứng thú của học sinh trong việc học ngoại ngữ. Những trò chơi ngôn ngữ sẽ góp phần làm cho môn Tiếng Anh trở nên sống động hơn, hấp dẫn hơn, thực tế hơn để Tiếng Anh trở thành một “sinh ngữ” theo đúng nghĩa của nó. Đây là nền tảng cho việc áp dụng phương pháp mới vào dạy học góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Anh. 
II. Cơ sở thực tiễn
Từ cơ sở lý luận nêu trên, kết hợp với qúa trình thực tế dạy – học, tôi xét thấy việc lồng nghép trò chơi ngôn ngữ vào một tiết ngoại ngữ là rất cần thiết. Một giờ ngoại ngữ sẽ rất khô khan nếu như chúng ta không biết làm mềm hoá giờ học đó. Người học sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó tiếp thu nếu giáo viên không biết tổ chức giờ học một cách sôi động, linh hoạt. Những trò chơi ngôn ngữ được lồng ghép vào các giai đoạn dạy học trong một tiết học ngoại ngữ đúng lúc, đúng chỗ, đúng mục đích thì sự tiếp thu của người học sẽ tăng hiệu quả gấp nhiều lần, sẽ giúp c ... viết 1 câu sao cho các câu nối tiếp nhau có nghĩa, tạo thành 1 câu chuyện hay, giáo viên có thể dựa tuỳ theo hoàn cảnh của lớp đề ra những quy định chi tiết cho nội quy bài viết .
Trong trường hợp bài viết quá dài, không thuận lợi cho việc lên bảng có thể sử dụng cách viết lên trên 1 tờ giấy trắng to, truyền qua nhau cho từng nhóm. Sau đó mỗi nhóm sẽ treo bài viết của mình lên cho cả lớp cùng xem và chấm điểm.
VD: Ôn tập về thời quá khứ đơn – Lớp 7- Sau các Units 9,10,11. Giáo viên viết 1 từ hay cụm từ khởi đầu câu như:
This weekend.
Our class..
Last night..
Sau đó yêu cầu học sinh hoàn thành câu.
- Có thể đa dạng hoá trò chơi bằng cách cho học sinh nói về các sự kiện hoặc các công việc ở các thời kỳ khác nhau, tuỳ theo trình độ lớp học. Đây cũng là hình thức luyện tập về thời trong tiếng Anh rất tốt vì học sinh sẽ phải sử dụng thời sao cho phù hợp với câu có phần khởi đầu cho trước.
3.2- Trò chơi: tra từ điển ngược 
*Mục đích: 
Ôn luyện kỹ năng nghe, nói, khả năng diễn đạt và phán đoán.
Giúp học sinh nhớ lại những từ đã học
* Thời gian thực hiện: 10’-15’
*Tiến hành: 
Giáo viên chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm khoảng 5-6 em)
Giáo viên chuẩn bị sẵn những mảnh giấy có ghi các từ cần ôn tập (có thể theo chủ điểm) để phát cho các nhóm (có thể mỗi nhóm có một chủ điểm từ khác nhau).
Các nhóm úp mặt có chữ của tờ giấy xuống và lần lượt các thành viên trong nhóm rút và định nghĩa từ cho các bạn trong nhóm của mình (cố gắng nói bằng Tiếng Anh).
Thành viên nào trong nhóm nói đúng từ thì tờ giấy ghi từ sẽ thuộc về thành viên đó.
Kết thúc trò chơi, ai là người có nhiều mảnh giấy nhất thì người đó thắng cuộc
Lưu ý: Giáo viên có thể đổi giấy của các nhóm để các nhóm đều nói được nhiều từ.
* Trò chơi này có thể áp dụng với tất cả các tiết ôn tập ở các khối lớp
VD Lớp 9: Ôn tập học kì I:
Nhóm 1: ringgit, Buddhism, Islam, Tamil, mosque, Hindiusm, religion
Nhóm 2: baggy, plaid, plain, sleeveless, stripe, tunic, unique
Nhóm 3: maize, picnic, shrine, trip, plow, gather, grocery, blanket
Nhóm 4: campus, course, deposit, fee, linguistics, well-qualified
Nhóm 5: access, communicate, control, crier, interactive, internet, remote
* Có thể linh hoạt trò chơi bằng nhiều cách, nhiều kiểu bài tập khác nhau. Chẳng hạn áp dụng để ôn tập về dạng thức quá khứ và quá khứ phân từ của những động từ bất quy tắc khối lớp 7, 8, 9. Mỗi học sinh nhặt được động từ nguyên thể được ghi trong mảnh giấy sẽ phải nói hoặc viết được dạng thức quá khứ và/hoặc quá khứ phân từ của động từ đó. Nếu đọc đúng hoặc viết đúng thì sẽ được nhận mảnh giấy đó, nếu không thì phải nhường cho bạn khác
* Ngoài ra còn rất nhiều trò chơi có thể áp dụng cho giai đoạn này như: Bingo, Noughts an crosses, What’s in my bag today? Mining, Whisper, Queue up, tra từ điển ngược, nói dối, Who am I, ô chữ
Whisper
Guessing: What’s in my bag today?
Queue up
 Tuỳ vào nội dung kiến thức và mục đích ôn tập để giáo viên có thể áp dụng các trò chơi cho phù hợp.
III- KẾT QủA THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP NấU TRấN
Cũng như một số giáo viên khác, thấy được những phương pháp giảng dạy truyền thống đã dần không còn phù hợp với học sinh thời đại mới, tôi đã và đang áp dụng mạnh mẽ những phương pháp mới vào dạy học. 
 Việc áp dụng các trò chơi ngôn ngữ trong dạy học môn Tiếng Anh kết hợp cùng với một số phương pháp dạy học mới đã giúp tôi cùng với những học trò của tôi cảm thấy giờ học hết sức nhẹ nhàng và thú vị. Học sinh của tôi rất hứng thú và tích cực mỗi khi học Tiếng Anh. Tôi thấy điều này có ảnh hưởng rất tốt đến kết quả dạy – học môn Tiếng Anh ở bậc học THCS. 
 Qua một năm học tích cực áp dụng các trò chơi ngôn ngữ kết hợp với các phương pháp khác trong giờ học tiếng Anh, cuối năm học 2008 - 2009 tôi điều tra lại ở hai lớp 8A, 8B và đã thu được kết quả như sau:
Số HS được điều tra
Mức độ yêu thích môn Tiếng Anh
Học lực môn Tiếng Anh
Rất thích
Thích
B. thường
Ghét/sợ
Giỏi
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
70
38
54,4
20
28,6
9
12,6
3
4,4
30
42,8
25
35,7
13
18,6
2
2,9
 Từ bảng số liệu trên ta thấy chất lượng bộ môn chuyển biến rõ rệt và cao hơn nhiều so với kết quả đầu năm học 2009-2010. Phải chăng trong đó có vai trò của các trò chơi ngôn ngữ? 
Có thể nói, sau khi đã áp dụng những trò chơi ngôn ngữ vào dạy học môn Tiếng Anh tại trường THCS, tôi thấy có nhiều học sinh yêu thích môn học hơn, kể cả những học sinh học yếu, chúng không cảm thấy sợ hãi và chán nản mỗi khi đến giờ ngoại ngữ mà ngược lại chúng còn rất hào hứng tham gia vào giờ học để còn được “chơi”. Thực ra, nếu GV tổ chức tốt các trò chơi thì sẽ không bị gây ồn ào nhiều như một số GV từng nghĩ, vả lại, nếu có ồn thì đây cũng là những “tiếng ồn tích cực”, góp phần tích cực đem lại hứng thú học tập - cội nguồn sáng tạo ở mỗi học sinh. 
PHần thứ ba
Kết thúc vấn đề
i- Kết luận
 Với người học, việc học ngoại ngữ từ trước đến nay đã khiến khá nhiều người học ở mọi đối tượng phải đau đầu, khiến cho nhiều người phải “sợ” bộ môn này vì cảm thấy nó qúa khó, quá căng thẳng, vì phải nhồi nhét một số lượng từ vựng và ngữ pháp khổng lồ, khác lạ so với tiếng mẹ đẻ. Chính vì vậy, những người dạy bộ môn ngoại ngữ nên làm một điều gì đó để người học cảm thấy được thư giãn, để họ có thể gần gũi hơn, “thân thiện” hơn với bộ môn rất bổ ích này.
Với người dạy, có lẽ trong tất cả các bộ môn văn hoá được dạy trong trường phổ thông, ngoại ngữ là một bộ môn có đặc trưng rất riêng của nó. Nó sẽ thật khó khăn, phức tạp, khô khan, nhàm chán, kém hiệu quả, nếu người dạy cứ “lên gân cốt”, tham kiến thức, quá quan trọng hoá vấn đề. Tại sao chúng ta không đơn giản hoá, làm mềm hoá môn học tưởng chừng rất khô cứng này? Tôi thiết nghĩ để có được một tiết dạy – học ngoại ngữ sống động, lý thú và hiệu quả cao không phải là vấn đề quá khó. Nếu người dạy biết đầu tư một chút thời gian, công sức và trí tuệ vào những trò chơi ngôn ngữ để giúp người học “học mà chơi - chơi mà học” thì chắc chắn đây sẽ là bộ môn thu hút được sự ủng hộ của người học nhiều hơn cả.
Đổi mới PPGD núi chung và đổi mới PPGD ngoại ngữ núi riờng chớnh là đổi mới cỏch thức tổ chức giảng dạy, là phải lấy người học làm trung tõm. Cỏch dạy mới phải phự hợp với khả năng tiếp thu và nhu cầu của người học, làm cho người học yờu thớch mụn học nhằm đảm bảo hiệu quả truyền đạt cao nhất cho người học. 
Việc học tập bộ môn Tiếng Anh để rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết là công việc lâu dài, vất vả, khó nhọc đối với học sinh. Do vậy, giáo viên phải nhận thức đầy đủ về đổi mới phương pháp dạy học, phải không ngừng phấn đấu học hỏi, trao đổi, trau dồi nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Ngoài nhiệm vụ truyền đạt kiến thức, giáo viên phải trăn trở, tìm cách làm cho giờ học Tiếng Anh trở nên hấp dẫn, thú vị, lôi cuốn. Việc sử dụng một số trò chơi ngôn ngữ trong việc tổ chức các hoạt động dạy học Tiếng Anh là cả một thành công giúp phát triển tính tích cực nhận thức của học sinh trong việc học ngôn ngữ, giúp học sinh tập trung hết trí lực để nắm được kiến thức, đồng thời giúp học sinh sử dụng Tiếng Anh trong môi trường ngoại ngữ với những tình huống thật và sống động. Các trò chơi ngôn ngữ tạo được sự mới lạ, sự hứng thú học tập cho học sinh, làm cho học sinh có cảm giác thoải mái, giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán với bài học của mình. Đồng thời, giúp các em dễ dàng tiếp nhận và khắc sâu kiến thức, tự giác chủ động tìm tòi, phát hiện, giải quyết nhiệm vụ và có ý thức vận dụng linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã tiếp thu được một cách có hiệu quả vào thực tế. Nói cách khác, trò chơi ngôn ngữ chứa đựng một khởi điểm tinh thần không nhỏ, vì nó biến việc học (nắm vững) ngoại ngữ với những yêu cầu khô cứng, bắt buộc cá nhân phải đạt được thành một công việc tự giác, hồ hởi, sáng tạo và tập thể. Tất nhiên, học ngoại ngữ không chỉ là chơi trò chơi mà sự tâm tình, tự nhiên trong sự giao tiếp giữa giáo viên và học sinh được duy trì, củng cố nhờ bầu không khí trò chơi tập thể. Đặc biệt, trò chơi sẽ hướng các em đến những cuộc trao đổi nghiêm túc, thảo luận những tình huống thật bất kỳ nào đó. Tất cả những điều này là yếu tố rất quan trọng nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học.
Các đồng nghiệp thân mến!
Một món ăn của bạn, cho dù những thực phẩm chính có ngon, có nhiều đến đâu mà không có gia vị thì món ăn đó cũng không có ý nghĩa. Những trò chơi ngôn ngữ chính là những gia vị để góp phần tăng thêm sự ngon miệng cho món ăn của bạn. Những trò chơi ngôn ngữ bổ ích luôn là những bàn tay thân thiện, các bạn dạy học ngoại ngữ hãy nắm lấy một cách nhiệt tình và vững tin. Tôi tin rằng các bạn sẽ thành công trong công việc dạy – học ngoại ngữ của mình.
II- Những kiến nghị và đề xuất
 	Trên đây là những ý kiến của cá nhân tôi về việc sử dụng những trò chơi ngôn ngữ trong quá trình dạy ngoại ngữ. Là một giáo viên dạy ngoại ngữ ở trường THCS, tôi đã từng đưa ra áp dụng rất nhiều tiết học và tôi thấy học sinh khá hứng thú, tiếp thu bài nhẹ nhàng mà hiệu quả không bị gây ức chế và nhiều học sinh cảm thấy rất thích học bộ môn này. Tuy nhiên, việc áp dụng những vấn đề mới này đôi khi còn bị hạn chế vì một số lớp học sĩ số quá đông(40-45 em) nên việc tổ chức gặp nhiều khó nhăn; Một số đồng nghiệp không thông cảm, họ thấy bị ảnh hưởng sang lớp học của họ. 
Vì vậy, trong quá trình thực hiện chúng tôi không tránh khỏi những vướng mắc đề nghị lãnh đạo các cấp quan tâm hơn đó là:
 - Xây dựng phòng chức năng riêng (có sẵn đèn chiếu, máy chiếu) dành cho việc dạy và học bộ môn Tiếng Anh tại ở mỗi trường THCS.
 - Giảm bớt số lượng học sinh trong một lớp học. 
 - Tuyên truyền, thuyết phục, tạo sự cảm thông, chia sẻ với những giáo viên các bộ môn văn hoá khác về tiếng ồn “có ý nghĩa” của một giờ ngoại ngữ.
 Những điều trình bày trên đây mới chỉ là những kinh nghiệm cá nhân, những kết quả bước đầu. Những kinh nghiệm và kết quả đó chưa được kiểm nghiệm ở phạm vi rộng trong thời gian dài, vì vậy khó tránh khỏi những hạn chế. Trình bày những kinh nghiệm này, tôi muốn nêu một ý kiến trao đổi thảo luận với các đồng nghiệp về phương pháp gây hứng thú học ngoại ngữ cho học sinh với mục đích góp phần ngày càng nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Anh nói riêng, chất lượng giáo dục nói chung. 
Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, các nhà chuyên môn, các bạn đồng nghiệp để sáng kiến này được hoàn thiện hơn và được sử dụng rộng rãi giúp cho việc giảng dạy môn Tiếng Anh của các giáo viên trong trường THCS đạt được kết quả tốt, đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong hiện nay. 
Tôi xin chân thành cảm ơn. 
 Hoa Lư, ngày 01 tháng 10 năm 2010
 Người viết
 Lê Thị Phương Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_gay_hung_thu_hoc_tieng_anh_cho_hoc_sin.doc