Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp tích cực trong việc dạy thực hành ngữ pháp bằng phương pháp giao tiếp và các trò chơi

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp tích cực trong việc dạy thực hành ngữ pháp bằng phương pháp giao tiếp và các trò chơi

A-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

 Mục đích cao cả của giáo dục là: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Giáo dục là khâu then chốt trong chiến lược con người, chiến lược làm cho dân giàu, nước mạnh, “Vì con người, bằng con người”, vì con người đứng ở trung tâm của sự phát triển. Xã hội Việt Nam đòi hỏi chất lượng cao đối với công tác giáo dục, chúng ta phải làm cho “ Giáo dục nước nhà phù hợp với xu thế hiện đại” như Nghị quyết IV của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa VII đã vạch ra; “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người.

doc 15 trang Người đăng phuongthanh95 Ngày đăng 13/07/2022 Lượt xem 195Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài phương pháp tích cực trong việc dạy thực hành ngữ pháp bằng phương pháp giao tiếp và các trò chơi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC TRONG VIỆC DẠY 
THỰC HÀNH NGỮ PHÁP 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP VÀ CÁC TRÒ CHƠI
A-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Mục đích cao cả của giáo dục là: “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Giáo dục là khâu then chốt trong chiến lược con người, chiến lược làm cho dân giàu, nước mạnh, “Vì con người, bằng con người”, vì con người đứng ở trung tâm của sự phát triển. Xã hội Việt Nam đòi hỏi chất lượng cao đối với công tác giáo dục, chúng ta phải làm cho “ Giáo dục nước nhà phù hợp với xu thế hiện đại” như Nghị quyết IV của Ban Chấp Hành Trung ương Đảng khóa VII đã vạch ra; “Thanh niên là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển vững bền của đất nước” như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa X đã đặt ra cho ngành giáo dục; Nghị quyết còn cụ thể hơn nữa quan điểm chỉ đạo của Đảng: “ Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp người “ vừa hồng, vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội”.
	Đổi mới phương pháp dạy học là một yêu cầu, một nhiệm vụ trung tâm và thường xuyên của người giáo viên đứng trên bục giảng. Việc giảng dạy đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư tìm tòi, suy nghĩ, sáng tạo để làm sao thực hiện được một phương pháp dạy học tích cực, có thể tạo cho học sinh có được tư duy chủ động, tích cực trong quá trình học tập ( tiếp thu bài ) , nghiên cứu bài hoặc thực hiện kiểm tra đánh giá nội dung kiến thức đã học. Có như vậy người giáo viên mới đáp ứng được xu thế tất yếu của việc chấn chỉnh và nâng cao chất lượng dạy học hiện nay.
	Dạy học môn Tiếng Anh trong trường THCS về ngữ pháp có vai trò quan trọng trong việc tiếp thu, lĩnh hội ngôn ngữ mới một cách rõ ràng và sâu sắc của người bản xứ nhằm góp phần đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới và hội nhập kinh tế, quốc tế.
	Đổi mới phương pháp giảng dạy môn Tiếng Anh luôn luôn là một vấn đề suy nghĩ và trăn trở của người giáo viên. Nếu vận dụng đúng phương pháp bộ môn và cụ thể hoá phương pháp đó cho từng bài dạy thì sẽ đạt được kết quả tốt.
	Hiện nay một phương pháp mới là “ mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm” đang được nhiều thầy cô quan tâm và nghiên cứu vận dụng để làm sao cho đạt được kết quả cao hơn.
	Vì những lý do trên tôi chọn đề tài:
“Một vài phương pháp tích cực trong việc dạy thực hành ngữ pháp bằng phương pháp giao tiếp và các trò chơi”.
B- MỤC ĐÍCH VẤN ĐỀ
I/ CƠ SỞ KHOA HỌC:
	Dạy học môn tiếng Anh và nâng cao chất lượng học sinh là một trong những nhiệm vụ quan trọng của trường THCS Nay Der nói riêng và của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Pa nói chung. Mục tiêu của bộ môn tiếng Anh là cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học, về hệ thống, về sự phát triển của tiếng Anh.
	Từ những vấn đề nêu trên ta có thể thấy được việc dạy thực hành tiếng Anh cho học sinh THCS là cực kỳ quan trọng. Yêu cầu của việc dạy thực hành tiếng Anh là phải làm cho học sinh biết dùng từ, đặt câu, tạo lời. Câu phải đúng ngữ pháp, đúng nghĩa để từ đó có thể nói đúng, viết đúng.
	Việc giảng dạy thực hành môn tiếng Anh giúp học sinh tiếp thu tốt ngôn ngữ mới, vận dụng vào việc đặt câu, tạo lời là một việc không hề đơn giản; nó đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng tư duy mọi tri thức và năng lực sư phạm, lòng nhiệt thành bền bỉ.
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
	Trình độ sử dụng tiếng Việt của các em học sinh trường THCS nay Der vẫn còn thấp, việc nói, viết là việc rất khó khăn. Vốn từ nghèo nàn, những hiểu biết về quy tắc ngữ pháp còn hạn chế cho nên việc diễn đạt lẫn lộn, nói sai, viết sai là phổ biến; 100% học sinh đều là dân tộc Jrai.
	Từ những vấn đề nói trên, qua thời gian giảng dạy cũng như tìm hiểu đặc điểm học sinh, tôi xin đưa ra một vài phương pháp giảng dạy thực hành bằng phương pháp tích cực giao tiếp và các trò chơi khá hiệu quả.
III/ ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:
1)Đối tượng nghiên cứu:
	Một vài kinh nghiệm về phương pháp và nội dung giảng dạy thực hành ngữ pháp bằng phương pháp giao tiếp và các trò chơi môn tiếng Anh.
2)Khách thể nghiên cứu:
	Học sinh trung học cơ sở.
3)Phạm vi nghiên cứu:
	Các trường THCS Nay Der và có thể các trường nằm trong địa bàn huyện Ia Pa.
C- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
I/ MỘT VÀI NGUYÊN TẮC CHUNG VỀ PHƯƠNG PHÁP GIAO TIẾP VÀ CÁC TRÒ CHƠI:
1)Nguyên tắc phát huy tính chủ động của học sinh trong cả quá trình học, phát huy năng lực học tập, tự tìm tòi nghiên cứu của học sinh:
	Học sinh có ý thức trong học tập, có động cơ thái độ học tập tốt, nhiệm vụ của người thầy là phải hướng dẫn cho học sinh đi đúng hướng, mang cho các em kiến thức và chỉ cho các em cách thành lập câu, diễn đạt câu.
	Hướng cho học sinh theo cách học chủ động, tự nghiên cứu, tìm tòi, phát triển một nội dung, một chủ đề, một loại hình bài tập mà giáo viên đặt ra cho các em học sinh.
	Trình trạng thầy dạy gì, trò học nấy được loại bỏ hoàn toàn.
2) Nguyên tắc thực hành ngôn ngữ:
	Các em học sinh được rèn luyện học tập thông qua con đường thực hành ngôn ngữ là cơ bản.
	Các em học sinh nắm kiến thức bộ môn ( ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng ) bằng các bài tập thực hành trên lớp sau mỗi cấu trúc ngữ pháp vừa học xong.
II/ TÌNH HÌNH THỰC TIỄN VIỆC DẠY VÀ HỌC TIẾNG ANH Ở TRƯỜNG THCS NAY DER:
1)Tình hình học tập của học sinh:
	Trình độ sử dụng tiếng Việt của các em học sinh vẫn còn thấp vì dân số của xã chiếm khoảng 98% dân tộc Jrai và học sinh chiếm 100% là dân tộc Jrai.
	Chất lượng đại trà chưa đồng đều, học sinh học được bộ môn tiếng Anh chủ yếu tập trung vào một số em học được ở một số bộ môn khác ( học lực đạt được trung bình khá ).
	Đa số học sinh về năng lực học còn yếu nhiều vì điều kiện tiếp xúc của các em còn hạn chế từ cấp tiểu học. Ngoài ra, hầu hết học sinh đều là con em người nông dân nên việc thúc đẩy con em ăn học chưa tích cực.
2)Tình hình giảng dạy của giáo viên:
	Khâu chuẩn bị và thời gian truyền đạt cho học sinh luyện tập ở trên lớp còn hạn chế.
D-NỘI DUNG THỰC HIỆN
I/ CÁC PHƯƠNG PHÁP BỔ TRỢ:
1)Cung cấp vốn từ cho học sinh:
	Chúng ta đều biết rằng, muốn đặt lời tạo câu thì trước hết phải cần đến vốn từ. Vốn từ ít thì lời nói cách diễn đạt lúng túng, rối rắm, khó hiểu. Có thể nói đây là nhược điểm lớn nhất đối với học sinh dân tộc thiểu số-dân tộc Jrai. Vì vậy để dạy tốt thực hành ngữ pháp tiếng Anh trước hết phải cung cấp vốn từ cho các em dần dần.
Có một vốn từ phong phú và sử dụng thành thạo vốn từ đó, các em mới có thể tiếp thu và học tốt môn ngữ pháp được.
2)Hướng dẫn học sinh sử dụng vốn từ:
	Nghĩa của từ khác nhau thì khác mhau.
	Các từ khác nhau có khả năng khác nhau trong việc kết hợp với những từ khác.
II/PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH
1)Phương pháp ôn tập, bồi dưỡng:
a-Thực hành ngôn ngữ trên lớp:
	Đây là một trong những phương pháp cơ bản. Giáo viên giao nhiệm vụ, ra bài tập, học sinh tự tìm tòi, trao đổi thảo luận, làm bài tập; giáo viên sửa chữa, hệ thống lại kiến thức cho các em.
b-Phát huy năng lực tự học của học sinh trong quá trình học:
	Các em chủ động nghiên cứu, tìm tòi giải bài tập theo yêu cầu theo cặp hoặc nhóm, sau đó giáo viên sửa và nhắc lại, hệ thống cấu trúc ngữ pháp cho các em.
c-Tổ chức học tập theo phương pháp thảo luận, trao đổi nhóm:
	Các em có nhiều cơ hội để tham gia thực hành tiếng, khuyến khích các em chú trọng đầu tư hơn vào các bài rèn luyện, thực hành nâng cao tính đồng bộ học tập của cả lớp; đồng thời các em có thể giúp đỡ lẫn nhau trong tiến trình hoạt động , các em có thể hỏi lẫn nhau những điều chưa rõ, giúp củng cố và khắc sâu kiến thức đã được rèn luyện, nắm bắt kiến thức mới.
2)Nội dung chương trình và các kỹ năng rèn luyện:
a-Phân tích đánh giá câu văn:
	Câu đặt ra phải đủ thành phần.
	Câu phải sắp xếp đúng trật tự thành phần câu.
	Câu đặt ra phải phục vụ cho mục đích giao tiếp.
	Câu đặt ra phải phù hợp với quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp.
	Câu đặt ra phải phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
b-Biện pháp vận dụng các kỹ năng sử dụng câu văn:
	Giáo viên thực hiện quá trình tổ chức dạy học giáo dục thống nhất để đảm bảo mục tiêu, kế hoạch chung. Các em gặp khó khăn trong học tập cùng phải hoà đồng trong chương trình học như:
	Phân công học sinh yếu kém cùng học chung với các em học khá, giỏi.
	Cùng tiếp nhận cách dạy của giáo viên, tiếp tục nhận những bài kiểm tra theo cùng trình độ.
	Sử dụng các phương tiện dạy học hoặc giáo dục chung.
	Cùng thực hiện các hoạt động chung, cùng nhau thi đua học tập, rèn luyện theo những chuẩn mực chung.
	Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật chung.
Mở rộng câu là cụ thể hoá ý nghĩa của câu nói mà vẫn giữ nguyên cấu tạo nòng cốt câu.
c-Một số tiến trình hoạt động học tập của học sinh:
	Sau khi giáo viên đưa ra ví dụ, hệ thống cấu trúc câu, để đưa học sinh nhớ lâu và thực hành được bằng cách cho học sinh thực hành giao tiếp, sau đó cho học sinh viết; ví dụ đối với thì; Simple Present Tense and Presesnt Progressive tense (Tiếng Anh 6)
	Cụm động từ: to go to school.
	Teacher: Where do you go?
	Student 1: I go to school.	
(Simple Present Tense) 	Teacher: Where does he / she go?
	Student 2: He / She goes to school.
	..
Teacher: Where are are you going?
	Student 1: I am going to school.
(Present Progressive Tense)	Teacher: Where is he / she going?
	Student 2: He / She is going to school.
	Sau khi cho học sinh luyện tập giáo viên gạch chân những điểm cần lưu ý và cho học sinh luyện tập lại lần nữa.
	Luyện tập cấu trúc câu: Would you like to ..?( Tiếng Anh 7)
	Giáo viên đưa ra mẫu câu, hình thức và từ gợi ý để học sinh luyện tập.
	Model sentence:
	A: Would you like to come to my house?
	B: Yes. I’d love to.
	Form: Would you like + to-infinitive
	Use: To invite someone
	Word cue drill.
	Prepare six cards with cues on them
Watch a movie on TV ( Ö )
Rehearse a play
(x)
Join English speaking club
( Ö )
Listen to music
( x )
Go to circus
( Ö )
Play computer ganmes 
( x )
	-Use the cards to ask students to drill.
	-Get students to look at the cues and make sentences.
	Example: 
	1. A: Would you like to watch a movie on TV?
	 B: Yes. I’d love to.
	2. A: Would you like to rehearse a play?
	 B: I’m sorry. I have no time.
	Hoặc dạy cấu trúc câu cảm thán ( Tiếng Anh 7), giáo viên thực hiện theo các bước sau:
	-Prepare the cards with cues on them.
	-Model the exchange and ask students to repeat.
	-Ask students to use the cues to make exclamation sentences.
	-Get them to work in pairs.
	Model sentence:
	What an expensive dress!
	Form:
	What + ( a / an ) + adj + noun!
	Use: to play a compliment or to make a complaint
	Cues:
awful restaurant.
wet day
boring party
bad movie
expensive shoes
Exchange:
A: The restaurant is awful.
B: Yes. What an awful restaurant!
A: It is wet today.
B: Yes. What a wet day!
	Dạy cấu trúc câu điều kiện loại 1 trong phần Language Focus 1, Unit 4, English 9. Giáo viên có thể thực hiện theo các bước sau:
	- Giáo viên làm mẫu với một học sinh khá.
	Student 1: I want to speak English well.
	Teacher: What must you do if you want to speak English well?
	Student 2: If I want to speak English well, I must practice speaking English every day.
	- Theo cặp, học sinh làm bài tập số 1. Sau khi đã cho hai học sinh làm mẫu câu a và b. Các em học sinh làm các câu c, d, e, f.
	Sử dụng các trò chơi để đưa học sinh thực hành nói:
	*Chain games: Simple past ( Statements, irregular verbs), English 7
	Student 1: Yesterday, I had a day off.
	Student 2: Yesterday, I had a day off and slept in.
	Student 3: Yesterday, I had a day off, I slept in and I went to restaurant for breakfast.
	Student 4:.
	* Interview or questionnaire:( target structure 2nd conditional sentence )
	Student 1: What would you do if you won the lottery?
	Student 2: I’d buy a ..
	Student 1: Oh. I wouldn’t. I’d...
Word cues
-a house
-travel around the world
-give the rest to my parents
-keep it all for myself
	Student 2: What else?
	Student 1: I’d
	Student 2: Would you? I’d
Notes: This is usually a pairwork activity but it can also be done in a coctail or onion work arrangement.
In pairs, students interview each other on a topic given by the teacher. They can fill in a form or they can write their partner’s answers in their books. The students must make up their own question to ask, but this can be more or less controlled depending on how the questionnaire is designed. Students only write notes, not full answers in the questionnaire so that the emphasis is on speaking, not writing.
Feedback can be speaking or writing: making sentences about the people they have interviewed.
e.g: Target item: Past Progressive Tense questions and Statements:
A:What were you doing yesterday at.?
B: I was..ing.
Name
6.00am
9.00am
12.00am
3.00 pm
6.00 pm
10.30 pm
Huong
getting up
at school
having lunch
soccer
watching TV
sleeping
	e.g: Target item: like [ do] ing
	A: What do you like doing at.?
	B: I like.ing.
Name
At home
At school
On holiday
Thuy
reading comics
nothing
NhaTrang
	e.g: Target item: Reported questions.
Reported questions in Unit 4 , Section: Language Focus, English 9
	Ask students to work in pairs to change the direct speech questions into reported questions.
	Give the example first.
	Example 1:	S1: Do you like pop music?
	S2: She asked me if / whether I liked pop music.
	Example 2:	S1: Where do you live?
	S2: She asked me where I lived. 
e.g: Target item: suggest + verb-ing and suggest + that + S+ should
	Teacher explains to students how to use “ suggest + verb-ing” and “ suggest + that + S + should ”
	Ask students to work in pairs.
	A: I feel tired now.
	B: I suggest having a rest.
	I suggest that you should have a rest.
*Guessing Games:
	e.g: Target item: Simple past ( Yes/ No questions)
	The teacher elicits 3 places from the students and write them on the board.
	e.g: the train station, town, school
	The teacher asks the students to suggest 3 actions we do at each place. As the students make suggestions, the teacher writes them on the board.
	The train station
Town
School
-wait for a train
-buy a ticket
-meet a friend
-go shooping
etc
etc
e.g: I went to to..
	And students write, “I went to the train station to meet a friend”.
	Or:	S1: Did you go to work ? ( “No”)
	S2: Did you go to the train station ? ( “Yes” )
	S3: Did you go to the train station to wait for a train? Etc..
Trên đây là một vài ví dụ mà tôi đã từng áp dụng trong quá trình dạy học. Tôi thường tổ chức cho học sinh hoạt động theo nhóm hoặc theo cặp sau mỗi cấu trúc ngữ pháp, nhất là trong phần Language Focus.
	Sau đây là cấu trúc trình bày dạy ngữ pháp trong phần Language Focus.
GRAMMAR
	Syntax = structure
Phrase Sentence
Parts of speech
(Moorphology)
Noun	 verb
Number	 tense
Count/Uncount voice
	 mood
	 aspect
 .
 Shows the relationship between the two aspects of Grammar: Parts of speech and Syntax or Structure.
	E-THỰC TRẠNG, BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
	I/THỰC TRẠNG TẠI TRƯỜNG THCS NAY DER
	1) Thuận lợi:
	Là trường lớn nhiều giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động trong công tác giảng dạy.
	Học sinh chăm ngoan, có nề nếp.
	Ý thức tổ chức kỷ luật cao.
	Hầu hết học sinh đều gần nhà.
	2)Khó khăn:
	Học sinh đề là người dân tộc thiểu số ( dân tộc Jrai), các bậc phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học tập của học sinh.
	Một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ngôn ngữ còn bất đồng và sự nhận thức của các em còn thấp.
	Trình độ đại trà của học sinh chưa đồng đều.
	II/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG ĐỀ TÀI NÀY:
	Xuất phát từ tình hình thực trạng của trường và qua thời gian áp dụng đề tài vào thực tiễn giảng dạy tôi đã gặt hái được một số kết quả đáng phấn khởi trong các bài kiểm tra định kỳ. Tỷ lệ đạt được như sau:
Khối
Sĩ số
Điểm giỏi
Điểm khá
Điểm TB
Điểm yếu
Điểm kém
8
98
9
25
44
20
/
9
75
7
16
33
19
/
	So với điểm kiểm tra định kỳ học kỳ I số học sinh đạt điểm yếu kém giảm đáng kể và điểm khá giỏi tăng lên nhiều.
	III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Qua thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài “Một vài phương pháp tích cực trong việc dạy thực hành ngữ pháp bằng phương pháp giao tiếp và các trò chơi”. Bản thân tôi rút ra được một số kinh nghiệm sau:
	Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải có tâm huyết với nghề, có trách nhiệm với tiết dạy của mình, quan tâm đến các đối tượng học sinh và chất lượng giảng dạy thì mới chọn được phương pháp linh hoạt theo hướng đổi mới phù hợp với học sinh của mình.
	Chuẩn bị kế hoạch bài học chu đáo, chi tiết, tỉ mĩ. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm phong phú, thiết thực, có hiệu quả.
	Tổ chức nhiều trò chơi tăng cường vốn từ vựng và rèn luyện cấu trúc câu tạo cho học sinh ham thích môn học. Hệ thống cho học sinh đầy đủ kiến thức trọng tâm đơn giản, dễ nhớ, dễ sử dụng.
	Khuyến thích học sinh đổi sang tiếng Anh những điều các em nói bằng tiếng Việt đồng thời sử dụng tiếng Anh thường xuyên hơn ở lớp, hay nhóm bạn học ở nhà.
	Khen thưởng tuyên dương những học sinh có năng khiếu, có tiến bộ và có tham gia phát biểu. Ngoài ra, cần thường xuyên giúp đỡ động viên các em còn yếu kém và kịp thời sửa lỗi ngoại ngữ của các em một cách nhẹ nhàng, để các em không bị mặc cảm, xấu hổ, sợ sai dẫn đến việc ngại nói hoặc lười học.
	Vì vậy, giáo viên phải nghiên cứu nội dung chương trình, nhạy bén trong việc đúc kết kinh nghiệm qua từng bài kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ, so sánh chất lượng từng bài kiểm tra, đề ra cho mình một chiến lược giảng dạy cụ thể từng học kỳ một cách linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng.
	F-KẾT LUẬN
 	Trên đây là một vài kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng dạy. Mặc dù kết quả đạt được khá khích lệ, nhưng việc nghiên cứu phương pháp giảng dạy chắc chắn còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi mất nhiều thời gian.Hy vọng rằng, những phương pháp này sẽ giúp các đồng nghiệp thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích trong công tác giảng dạy bộ môn tiếng Anh ở bậc THCS.
	Trong thời gian tới tôi sẽ cố gắng tiếp tục nghiên cứu, áp dụng thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm để cho đề tài này được hoàn thiện hơn và điều quan trọng là tính hiệu quả khi áp dụng đề tài vào thực tiễn chắc chắn sẽ được nâng cao.
=============================
REFERENCE BOOKS
	1-A training Course for TEFL by Peter Hubbard, Hywel Jones- Oxford University Press.
	2-ELTTP Methology Course 
	3-Teaching Training Workshop Moet-Bave Project – Hanoi 2001.
	4-The practice of English language teaching by Truong Vien, MA- Hue University, 2002.
	5- Engish 7,8,9: Students’ books. Education Publisher.
	6- English 7,8,9: Students’ workbooks. Education Publisher.
===========================
 Người thực hiện
 Rmah Đavít
Ý kiến, xác nhận của Ban giám hiệu nhà trường

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_phuong_phap_tich_cuc_trong_vie.doc