Giáo án môn Vật lý 7 tiết 15, 16

Giáo án môn Vật lý 7 tiết 15, 16

§ 14. PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG

A. Mục tiêu:

- Nắm được thế nào là âm phản xạ, tiếng vang.

- Nắm được đặc điểm các vật cản có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.các vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt

 B.Chuẩn bị:

- Dụng cụ thí nghiệm: giá đỡ thí nghiệm, gương phẳng, nguồn âm.

- Một nhạc cụ để tạo những biểu tượng cụ thể về độ cao và độ to của âm.

- Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập trắc nghiệm (bài tập 14.1,14.2).

 

doc 5 trang Người đăng vultt Lượt xem 715Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lý 7 tiết 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15	Ngày soạn / 11 / 2010
Tiết 15	Ngày dạy / 12 / 2010
§ 14. PHẢN XẠ ÂM – TIẾNG VANG
A. Mục tiêu:
Nắm được thế nào là âm phản xạ, tiếng vang.
Nắm được đặc điểm các vật cản có bề mặt gồ ghề phản xạ âm kém.các vật cứng, có bề mặt nhẵn phản xạ âm tốt
 B.Chuẩn bị: 
Dụng cụ thí nghiệm: giá đỡ thí nghiệm, gương phẳng, nguồn âm.
Một nhạc cụ để tạo những biểu tượng cụ thể về độ cao và độ to của âm.
Bảng phụ ghi sẵn nội dung các bài tập trắc nghiệm (bài tập 14.1,14.2).
C.Tiến trình lên lớp.
1.Oån định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ
Độ tô của âm phụ thuộc vào yếu tố nào, và phụ thuộc như thế nào? Độ to của âm được đo bằng đơn vị là gì?
Trả lời: sgk
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Đặt vấn đề.
Trong cơn dông, khi có tia chớp thường kèm theo tiếng sấm. Sau đó còn nghe thấy tiếng ì ầm kéo dài gọi là sấm rền. Tại sao lại có tiếng sấm rền? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta tìm hiểu hiện tượng đó.
HĐ 2: Tìm hiểu phản xạ âm và tiếng vang.
Đứng trong hạng động lớn, khi nói to thì ta nghe được gì?
-Trường hợp khác, khi ta nhìn xuống giếng, nói to ta có nghe thấy gì không?
-Khẳng định: đó chính là tiếng vang.
 -Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu hỏi C1.
-Tiếng nói, tiếng động ta phát ra ta gọi là âm trực tiếp. Tiếng vang ta nghe được có cùng lúc với tiếng nói hay tiếng động ta phát ra không?
-Trên thực tế, tiếng vang ta nghe được cách âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng thời gian ít nhất là 1/15 giây.
-Vì sao ta nghe được tiếng vang?
-Giáo viên nhắc lại: khi ở trong hang động, âm trực tiếp ta phát ra đập vào vách đá, vách đá trở thành mặt chắn, âm này gặp mặt chắn dội ra và ta nghe được tiếng vang. Aâm ta nghe được là âm phản xạ.
-Aâm phản xạ là gì?
-Tiếng vang là gì?
-Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C2, C3.
-Gọi 1 học sinh điền từ hoàn chỉnh kết luận.
-Gọi học sinh khác nhắc lại.
Đặt vấn đề: khi âm gặp vật chắn sẽ phản xạ. Vậy âm phản xạ có phụ thuộc vào bề mặt vật chắn hay không? 
tỏ gì ?
Tóm lại, có 3 môi trường truyền âm: rắn, lỏng, khí.
Mô tả TN4: y/Chuẩn bị: hs quan sát hvẽ 13.4 C5.
Rút ra kl từ 4 tn trên .
-Liệt kê các hiện tượng .
-Ghi bài.
-Trả lời:tiếng của mình vọng lại
-Trả lời
-Trả lời và giải thích theo ý hiểu.
-Không
-Vì âm phát ra gặp vách đá hay thành giếng bị dội lại.
-Trả lời
-Trả lời.
-Học sinh hoạt động cá nhân.
-Rút ra kết luận.
-Ghi bài.
HĐ 3: Tìm hiểu vật phản xạ âm tốt
-Giáo viên nêu mục đích thí nghiệm.
-Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm.
-Hướng dẫn lắp ráp dụng cụ thí nghiệm.
-Tiến hành thí nghiệm.
-Tổ chức cho học sinh dự đoán về khả năng phản xạ của các vật có bề mặt phản xạ khác nhau.
-Rút ra kết luận: khi thay mặt gương trong thí nghiệm bằng các mặt phản xạ có độ ghồ ghề khác nhau, bằng nhiều thí nghiệm người ta đã chứng tỏ rằng:
+Đối với những vật cứng có bề mặt nhẵn( như mặt gương) thì phản xạ âm tốt( nghĩa là hấp thụ âm kém).
+Đối với những vật mềm xốp có bề mặt ghồ ghề thì phản xạ âm kém.
-Gọi học sinh nhắc lại kết luận.
-Yêu cầu học sinh đọc câu C4 và trả lời.
-Cho học sinh thảo luận theo nhóm.
-Giáo viên mở rộng: mỗi âm có hai đặc điểm. Đặc điểm thứ nhất là độ cao, liên quan đến độ thanh hay trần của âm. Đặc điểm thứ hai là độ to, chính là độ mạnh hay yếu của âm. Và các em sẽ nhận thấy rõ hai đặc điểm này của âm qua các loại nhạc cụ.
-Sử dụng một nhạc cụ để tạo ra những biểu tượng cụ thể về độ cao và độ to của âm.(nếu còn thời gian)
-Hoạt động cá nhân.
-Đưa ra ý kiến thảo luận.
-Học sinh nhắc lại kết luận.
-Ghi bài
-Hoạt động theo nhóm theo yêu cầu của giáo viên.(Cho thời gian 1’ để các nhóm thảo luận, giáo viên chia bảng và gọi các nhóm lên trả lời nhanh trong 1’).
HĐ 4: Vận dụng
- Yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu C5, C6.
GDBVMT: Khi thiết kế phòng nghe nhạc, cần thiết kế để tạo ra độ vọng hợp lí để tăng cường âm, nhưng nếu tiếng vọng kéo dài sẽ làm âm nghe không rõ, gây cảm giác khó chịu.
-Giáo viên sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh.
-Yêu cầu học sinh đọc câu C7.
-Giáo viên hướng dẫn để học sinh giải bài.
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán yêu cầu ta tính gì?
-Coi gần đúng độ sâu của đáy biển trong trường hợp này đúng bằng quãng đường mà âm truyền đi từ tàu phát siêu âm đến đáy. 
-Vậy ta có thể áp dụng công thức nào để tính độ sâu của đáy biển?
-Nêu tên các đại lượng trong công thức?
-Thời gian âm truyền từ tàu phát âm đến đáy biển lúc nay sẽ bằng bao nhiêu?
-Gọi học sinh lên giải bài tập C7.
-Gọi học sinh nhận xét, giáo viên sữa hoàn chỉnh.
-yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C8.
Học sinh hoạt động cá nhân.
-Đọc và nghe giáo viên hướng dẫn.
-Thời gian tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ đáy biển và vận tốc truyền siêu âm trong nước.
-Tính gần đúng độ sâu của đáy biển.
-Đọc ghi nhớ.
-Công thức : S = v.t 
-Nêu tên các đại lượng.
-Trả lời.
-Một học sinh lên bảng giải bài, các học sinh khác làm bài vào vở.
-Nhận xét bài giải của bạn.
-Học sinh hoạt động cá nhân.
HĐ 5: Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu học sinh đọc phần có thể em chưa biết à giải thích cho học sinh hiểu rõ hơn.
Dặn các em về nhà làm các bài tập còn lại trong SGK.
Dặn các em về nhà học phần ghi nhớ và kết luận.
D. Rút kinh nghiệm:
Tuần 16	Ngày soạn / / 2010
Tiết 16	Ngày dạy / / 2010
§ 15. CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN
A. Mục tiêu:
Nắm được thế nào là ô nhiễm môi trường.
Nắm được ba biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
Liệt kê và nhận biết được các trường hợp ô nhiễm tiếng ồn thường có trong cuộc sống.
Biết lựa chọn và sử dụng đúng các biện pháp để chống ô nhiễm tiếng ồn trong các trường hợp cụ thể.
 B.Chuẩn bị: 
Sgk , hình vẽ
C.Tiến trình lên lớp.
1.Oån định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ
Chữa bài tập 14.1-114.2-14.3
Trả lời: 
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ 1: Đặt vấn đề.
Lớp đang ồn hs phân biệt âm do bạn nói ra trong lớp.
 Vì sao bạn không nghe được âm bạn mình phát ra.
 Vậy tiếng ồn là gì ? nó có ảnh hưởng gì đến công việc và sức khoẻ của người làm việc nơi có tiếng ồn?
Hs nhận biết âm của một bạn phát ra.
Không nghe bạn nói gì ?
Vì lớp và bên ngoài ồn.
HĐ 2: Nhận biết ô nhiễm tiếng ồn.
Cho học sinh quan sát các hình vẽ 15.1,15.2.15.3,15.4 và trả lời câu hỏi C1.
-Vì sao?
Giáo viên gợi ý để học sinh chú ý đến các đặc điểm nhận dạng như: tiếng động lớn, và kéo dài; ảnh hưởng xấu đến thần kinh của con người.
-Yêu cầu học sinh rút ra kết luận.
-Giáo viên chỉnh sửa hoàn chỉnh và nhắc lại:Tiéng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn lớn và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến thần kinh con người.
-Yêu cầu học sinh nhắc lại kết luận.
-Yêu cầu học sinh đọc và trả lời câu C2.
-Tiếng ồn có tác dụng xấu đến thần kinh con người. Có biện pháp gì để hạn chế ô nhiễm tiếng ồn không?
Quan sát hình vẽ và đưa ra ý kiến thảo luận.
-Trả lời.
-Rút ra kết luận.
-Ghi bài.
-Hoạt động cá nhân.
HĐ 3: Tìm hiểu biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn
-Y/c hs đọc thông tin trong mục II (sgk) thảo luận c3.
Y/c hs trả lời c4.
*Thống nhất: có 3 cách lớn:
Ngăn không cho âm truyền đến tai.
Điều chỉnh độ to của tiếng ồn. ( tác động vào nguồn âm)
Phân tán âm trên đường truyền của nó.
Y/c hs cho vd trong từng trường hợp.
Bịt tai, xd tường cách âm.
Trồng cây xanh, làm trần nhà.
Treo biển báo, đo được độ to của tiếng ồn.
a. gạch, bêtông.
b. thuỷ tinh, lá cây.
HĐ 4: Vận dụng
Yêu cầu học sinh đọc và trả lời các câu C5, C6.
-Giáo viên sửa, bổ sung cho hoàn chỉnh.
GDBVMT: xung qquanh ta co nhiều trường hợp gây ô nhiễm tiếng ồn. Cần luôn tìm biện pháp đề chống ô nhiễm tiếng ồn để sống lành mạnh hơn, có sức khỏe tốt, tập trung cao trong công việc.
-Hoạt động các nhân theo yêu cầu của giáo viên
HĐ 5: Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu học sinh đọc phần ghi nhớ.
-Yêu cầu học sinh đọc phần có thể em chưa biết. Giáo viên giải thích cho học sinh hiểu rõ hơn.
-yêu cầu học sinh làm các bài tập 15.2,15.3 (sử dụng bảng phụ để tiết kiệm thời gian và học sinh dễ quan sát); và bài 15.4.
-Giới thiệu thêm cho học sinh một số biện pháp chống, hạn chế tiếng ồn thông thường( như đi nhẹ, nói khẽ, không bóp còi inh ỏi, cách âm, trồng cây xanh).
-Giáo dục các em: đó là những biện pháp rất đơn giản mà tự bản thân các em có thể thực hiện. Cho các em thấy được lợi ích nhiều mặt của việc trồng cây xanh, để các em có ý thức trồng, bảo vệ và chăm sóc cây xanh.
-Dặn các em về nhà làm các bài tập trong SGK.
-Dặn các em về nhà học phần ghi nhớ và kết luận.
-Chuẩn bị ôn tập tất cả các kiên thức trong chương chuẩn bị cho tiết học sau: Oân tập chương.
-Đọc ghi nhớ.
-Đọc và nghe giáo viên hướng dẫn.
-Hoạt động cá nhân.
D. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doc7L 15 - 16.doc