Bài giảng môn Âm nhạc lớp 6 - Tiết 1: Giới thiệu môn học âm nhạc ở trường trung học cơ sở tập hát quốc ca

Bài giảng môn Âm nhạc lớp 6 - Tiết 1: Giới thiệu môn học âm nhạc ở trường trung học cơ sở tập hát quốc ca

I./ MỤC TIÊU :

- HS có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc.

- Biết môn học âm nhạc gồm có 3 phân môn chính.

- Xác định nhiiệm vụ học tập đối với HS.

- Ôn tập lại bài hát Quốc ca.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GV :

- Nhạc cụ quen dùng.

- Băng, đĩa nhạc bài hát quốc ca và 1 số bài hát sẽ học trong chương trình.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :

 

doc 58 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 4127Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn Âm nhạc lớp 6 - Tiết 1: Giới thiệu môn học âm nhạc ở trường trung học cơ sở tập hát quốc ca", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy : 
TIẾT 1
GIỚI THIỆU MÔN HỌC ÂM NHẠC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
TẬP HÁT QUỐC CA
I./ MỤC TIÊU :
- HS có khái niệm về nghệ thuật âm nhạc.
- Biết môn học âm nhạc gồm có 3 phân môn chính.
- Xác định nhiiệm vụ học tập đối với HS.
- Ôn tập lại bài hát Quốc ca.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV :
Nhạc cụ quen dùng. 
Băng, đĩa nhạc bài hát quốc ca và 1 số bài hát sẽ học trong chương trình.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :
1/ Ổn định :
2/ kiẻm tra : Vở ghi chép, SGK.
3/ Bài mới :
T/G
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
10’
10’
15’
HĐ1: Giới thiệu sơ lược về nghệ thuật âm nhạc
- Gv khái quát môn học âm nhạc ở trường THCS như SGK
- Gv hỏi :
+ Âm nhạc là gì? 
+ Muốn nghe và hiểu được âm nhạc các em cần phải làm gì?
- Gv giới thiệu 3 phân môn chính trong chương thình âm nhạc sẽ học từ lớp 6 đến lớp 9.
1. Học hát :Mỗi lớp học 8 bài, riêng lớp 9 học 4 bài. Thông qua việc học hát các em được làm quen với cách thể hiện và cảm thụ âm nhạc.
2. Nhạc lí và Tập đọc nhạc
- Học những kí hiệu âm nhạc thông thường để ứng dụng vào việc học hát, học đàn.
- Tập thể hiện các kí hiệu âm nhạc và bước đầu làm quen với cách đọc nhạc
3. Âm nhạc thường thức
- Các em được nghe giới thiệu 1 số danh nhân âm nhạc thế giới tiêu biểu qua các thời đại.
- Biết 1 số nhạc sĩ Việt Nam có nhiều tác phẩm đóng góp cho nền âm nhạc cách mạng Viêt Nam.
-Được nghe giói thiệu về dân ca các miền và những sinh hoạt dân gian của Việt Nam.
HĐ2 :Tập hát Quốc ca :
- Gv cho HS nghe băng mẫu
- Gv đàn cho HS hát ( dịch giọng -4)
- Gv sửa sai, nhắc HS chú ý cách phát âm 1 số tiếng và hát đúng những chỗ có tiết tấu khó.
- Gv chỉ huy cho HS hát tập thể, theo nhóm.
- HS nghe
- Âm nhạc là nghệ thuật của âm thanh, có tính truyền cảm trực tiếp, gồm âm thanh của giọng hát và âm thanh của các loại nhạc cụ...
- Cần phải học tập và tiếp xúc thường xuyên với âm nhạc.
- HS nghe
- HS nghe 
- HS hát theo đàn
- HS thực hiện
I/ Sơ lược về nghệ thuật âm nhạc :
II/ Môn học âm nhạc ở trường THCS :
1/ Học hát :
2/ Nhạc lí- Tập 
đọc nhạc(TĐN)
3/ Âm nhạc thường thức
II/ Tập hát Quốc ca
4/ CỦNG CỐ : (8’)
+ Các em có nhận xét gì khi nghe bài hát Quốc ca? ( hùng tráng, uy nghiêm)
+ Khi hát Quốc ca tư thế phải như thế nào? (đứng nghiêm, hát đúng, rõ lời)
Gv tổ chức cho HS hát theo nhóm, lớp nhận xét.
5/ DẶN DÒ :
Về nhà tâp hát thuộc bài Quốc ca.
Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn : 
 	Ngày dạy : 
Tiết 2
 HỌC HÁT : BÀI TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ
BÀI ĐỌC THÊM : ÂM NHẠC Ở QUANH TA
I/ MỤC TIÊU :
HS biết bài Tiếng chuông và ngọn cờ là sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên, biết bài hát thuộc thể loại hành khúc và chủ đề viết về hoà bình.
HS hát đúng giai điệu, tập trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. 
Giáo giục HS biết yêu quý cuộc sống hoà bình, căm ghét chiến tranh.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV :
Nhạc cụ quen dùng.
Tranh, ảnh minh hoạ, máy nghe và băng đĩa nhạc.
Đàn và hát thuần thục bài Tiếng chuông và ngọn cờ.
Một số bài hát quen thuộc của nhạc sĩ Phạm Tuyên : Chiếc đèn ông sao, Cánh én tuổi thơ...
III/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra : (đan xen )
3/ Bài mới :
T/G
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội Dung
10’
20’
HĐ1 : Giới thiệu
- Gv đàn giai điệu đoạn trích các bài Chiếc đèn ông sao, Cánh én tuổi thơ rồi hỏi tên bài hát, tác giả?
- Gv giới thiệu : Nhạc sĩ Phạm Tuyên sinh năm 1930, quê ở Hà Nội
Ông nguyên là trưởng ban văn nghệ đài tiếng nói Việt Nam và đài truyền hình Việt Nam, uỷ viên thường vụ hội nhạc sĩ Việt Nam. Ông là tác giả nhiều ca khúc được phổ biến rộng rãi trong quần chúng như: Như có Bác trong ngày vui đại thắng, Tiến lên đoàn viên, Cánh én tuổi thơ, Chiếc đèn ông sao...
-Cho HS xem ảnh nhạc sĩ P.Tuyên.
- Hát trích đoạn 1 số bài hát trên cho HS nghe.
- Gv treo bài hát, chỉ định HS đọc lời giới thiêụ về bài hát (SGK) .
HĐ2 : Dạy hát
- Gv hỏi : Bài hát được chia thành mấy đoạn, mỗi đoạn gồm mấy câu hát?
- Gv yêu cầu HS đọc lời ca.
- Cho HS nghe băng mẫu.
- Gv đàn chuỗi âm ngắn, HS nghe và đọc bằng nguyên âm La.
- Gv đàn câu 1 khoảng 2-3 lần sau đó bắt nhịp cho HS hát.
- Gv chỉ định HS khá hát mẫu
- Cho cả lớp hát, Gv phát hiện chỗ sai rồi hướng dẫn HS sửa lại.
- Tập hết đoạn a, cho HS hát cả đoạn
- Gv hướng dẫn HS tập đoạn b tương tự.
- Gv đàn cho HS tự hát lời 2 của bài
- Gv yêu cầu HS hát cả bài, lấy hơi ở đầu các câu hát.
- Gv sửa sai, hướng dẫn HS hát đúng nhịp độ. Thể hiện sắc thái vui tươi, sôi nổi
- HS nghe và trả lời Đó là những sáng tác của nhạc sĩ Phạm Tuyên
- HS nghe giới thiệu
- HS xem ảnh nhạc sĩ 
- HS nghe hát
- Bài hát được chia thành 2 đoạn a và b.
Mỗi đoạn gồm 4 câu hát, ví dụ ở đoạn a :
Câu 1: Trái đất...tự hào.
Câu 2: Một quả cầu...
trời sao.
- HS đọc lời ca.
- HS nghe băng mẫu
- HS luyện giọng
- HS nghe và hát theo đàn
- HS hát mẫu
- HS thực hiện
- HS hát đoạn a
- HS hát đoạn b
- HS hát lời 2
- HS hát cả 2 lời
- HS thể hiện sắc thái
I/ Giới thiệu :
II/ Học hát :
1/ Tìm hiểu bài hát :
1/ Khởi động giọng
3/ Tập hát từng câu
4/ Hát cả bài
4/ LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ : (13’)
Gv hướng dẫn HS trình bày bài hát kết hợp gõ đệm : đoạn a gõ đệm theo nhịp, đoạn b gõ đệm theo phách. Tổ nhóm trình bày.
Gv yêu cầu HS trình bày bài hát kết hợp vận dộng theo nhạc
Gv trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca ( đoạn a của lời 1 hát đối đáp giữa 2 dãy, đoạn a của lời 2 hát lĩnh xướng, đoạn b hát đồng ca)
Gv hỏi : Chủ đề của bài hát nói về điều gì? (nói về hoà bình)
Gv giáo dục HS biết yêu quý cuộc sống hoà bình, căm ghét chiến tranh.
5/ DẶN DÒ :
 - Về nhà học thuộc bài hát. 
 - Chuẩn bị bài sau. 
 Ngày soạn : 
 Ngày dạy : 
Tiết 3
ÔN TẬP BÀI HÁT : TIẾNG CHUÔNG VÀ NGỌN CỜ
NHẠC LÍ : - NHỮNG THUỘC TÍNH CỦA ÂM THANH
 - CÁC KÍ HIỆU ÂM NHẠC
I/ MỤC TIÊU :
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Tiếng chuông và ngọn cờ, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc. Trình bày hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca.
HS nêu được 4 thuộc tính của âm thanh. Kể được tên 7 nốt nhạc, biết thứ tự dòng và khe trên khuông nhạc, biết cách viết khoá Son.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV :
Nhạc cụ quen dùng.
Máy nghe, băng, đĩa nhạc
Một số bài hát để minh hoạ các thuộc tính của âm thanh (Quốc ca, Làng tôi)
III/ TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC :
1/ Ổn định :
2/ Kiểm tra : (đan xen)
3 Bài mới :
T/G
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
10’
25’
HĐ1 : Hướng dẫn HS ôn bài hát
- Gv cho HS nghe bài hát
- Gv đàn cho HS luyện giọng
- Gv điều khiển HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca : đoạn a của lời 1 hát đói đáp gữa 2 dãy bàn, đoạn a của lời 2 hát lĩnh xướng, đoạn b(điệp khúc) hát đồng ca.
- Gv yêu cầu cả lớp trình bày bài hát kết hợp gõ đệm : đoạn a gõ đệm theo nhịp, đoạn b gõ đệm theo phách.
- Gv kiểm tra HS trình bày ở hình thức song ca. 
- Gv hướng dẫn cả lớp trình bày bài hát kết hợp vận động theo nhạc
- Kiểm tra 1 nhóm xung phong trình bày bài hát trước lớp. 
HĐ2 : Dạy nhạc lí
- Gv hỏi :
+Cao độ là gì?
+ Hãy minh hoạ về độ trầm bổng, cao thấp của âm thanh?
Gv đàn giai điệu câu Bocng bính bocng. Hồi chuông ngân vang khắp nơi để minh hoạ.
-Gv hỏi :
+ Trường độ là gì?
+ Hãy minh hoạ về độ ngân dài, ngắn của âm thanh?
Gv vẫn đàn tiếp câu Bocng bính bocng. Hồi chuông ngân vang khắp nơi để minh hoạ.
- Gv hỏi :
+ Cường độ là gì?
+ Hãy minh hoạ về độ vang mạnh nhẹ của âm thanh?
- Gv đàn giai điệu 1 câu trong bài tiếng chuông và ngọn cờ kết hợp điều chỉnh âm lượng để minh hoạ.
- Gv hỏi :
+ Âm sắc là gì?
- Gv đàn giai điệu câu hát mở đầu trong bài Tiếng chuông và ngọn cờ lần lượt bằng 4 âm sắc (piano, trumpet, ghita, violon) để minh hoạ.
+ Vậy 4 thuộc tính của âm thanh có vai trò gì?
- Gv kết luận : những thuộc tính này tạo nên giai điệu các bản nhạc, góp phần diễn tả mọi trạng thái tình cảm khác nhau của con người.
Để học âm nhạc hiệu quả và khoa học, người học phải biết ghi chép nhạc. Do đó các em phải biết cách dùng khuông nhạc, khoá Son và nhớ vị trí các nốt trên khuông.
+ Hãy kể tên 7 nốt nhạc đã học?
+ Hãy giới thiệu về cấu tạo của khuông nhạc?
- Gv yêu cầu HS tập kẻ khuông nhạc, viết khoá Son và 7 nốt nhạc trên khuông.
- Gv đàn cho HS đọc gam C
- HS nghe
- HS luyện giọng
- HS trình bày
- HS hát, gõ đệm
- 2 HS song ca
- HS hát, vận động
- Nhóm trình bày
- Là độ trầm bổng, cao thấp của âm thanh
- HS thực hiện
- HS cảm nhận
- Là độ ngân dài, ngắn của âm thanh.
- HS thực hiện
- Là độ vang mạnh, nhẹ của âm thanh.
- HS thực hiện
- Là sắc thái, màu sắc khác nhau của âm thanh.
- HS trả lời
- Đô, Rê,Mi, Pha, Son, La, Si
- Gồm 5 dòng và 4 khe, thứ tự dòng và khe tính từ dưới lên
- HS thực hiện
- HS đọc theo đàn
I/ Ôn tập bài hát 
Tiếng chuông và ngọn cờ
II/ Nhạc lí :
1/ Những thuộc tính của âm thanh
a/ Cac độ :
b/ Trường độ:
c/ Cường độ :
d/ Âm sắc :
2/ Các kí hiệu âm nhạc :
4/ CỦNG CỐ :(5’)
Gv ghi nốt nhạc bất kì trên khuông nhạc, cho HS nhận biết và trả lời
5/ DẶN DÒ :
Về nhà tập kẻ khuông nhạc, viết khoá son và ghi 7 nốt nhạc lên khuông.
Kể tên 7 nốt nhạc theo thứ tự.
 	Ngày soạn : 
 	Ngày dạy : 
Tiết 4
NHẠC LÍ : CÁC KÍ HIỆU GHI TRƯỜNG ĐỘ CỦA ÂM THANH
TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN SỐ 1
I/ MỤC TIÊU :
HS nhận biết và làm quen với các hình nốt nhạc thường gặp trong bản nhạc .
Hiểu quan hệ giữa các hình nốt và cách viét các hình nốt trên khuông.
Biết hình dáng 2 dấu lặng thường gặp có giá trị tương ứng với nốt đen và móc đơn.
Thông qua TĐN số 1, HS làm quen với các nốt Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La trên khuông nhạc và tập đọc, tập nghe các âm đó.
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV :
Đàn quen dùng.
Bảng phụ chép TĐN số 1, mối quan hệ giữa các hình nốt.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1/ Ổn định :
2/ Kiểm ttra (đan xen)
3/ Bài mới :
T/G
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
15’
20’
HĐ1: Dạy nhạc lí
- Gv giới thiệu- ghi bảng
+ Để ghi lại cao độ của âm thanh người ta dùng 7 tên nốt nhạc đó là gì?
Để ghi lại độ ngân dài, ngắn khác nhau cảu âm thanh người ta dùng các hình nốt.
- Gv viết các hình nốt lên bảng và cho HS nhận xét sự khác nhau giữa các hình nốt.
Người ta qui định hình nốt tròn là nốt có độ ngân dài nhất trong hệ thống hình nốt.
- Gv cho HS xem sơ đồ mối quan hệ giữa các hình nốt ở bảng phụ.
+ Nhìn vào sơ đồ em hãy cho biét các hình nốt có mối quan hệ như thế nào?
- Gv cho HS xem hình nốt viết trên khuông .
+ Hình nốt nhạc được viết như thế nào?
- Gv cho HS nhận xét các ví dụ 2, 3, 4, 5 trong SGK.
- Gv kết luận :
+ Các nốt nhạc nằm ở dòng thứ 3 đuôi nốt có thể quay lên hoặc quay xuống.
+ Các nốt nhạc tư khe thứ 3 trở lên đuôi nốt thường quay xuống.
+ Các nốt nhạc từ khe thứ 2 trở xuống đuôi nốt thường quay lên.
+ 2 móc đơn đứng cạnh nhau được nối với nhau b ... n có sự làm quen và tiếp xúc với các hình thức nhạc đàn thì khả năng thưởng thức âm nhạc mới dần dần được nâng cao và mới thấy được cái hay, vẻ đẹp của những tác phẩm nhạc đàn. Đỉnh cao trong âm nhạc thế giới đều là những tác phẩm nhạc đàn với quy mô lớn do những nhà soạn nhạc danh tiếng sáng tác.
- GV cho HS nghe vài trích đoạn nhạc không lời.
+ Độc tấu khác hoà tấu như thế nào?
- HS nghe giới thiệu
- Nhịp 2/4, gồm 2 đoạn.
+Đoạn 1: Từ đầu đến đọng lại
+ Đoạn 2: Tia nắng đến hạt mưa
- HS nghe băng
- HS luyện thanh
- HS thực hiện
- HS hát cả bài
- 1 em hát đơn ca đoạn 1, cả lớp hát đoạn 2
- HS xem tranh, ảnh
- Những tác phẩm âm nhạc thuộc nhiều thể loại khác nhau được biểu diễn bằng các hình thức hát.
- Đơn ca, song ca, tốp ca, đồng ca, hợp xướng, nhạc kịch. 
- HS nghe hát
- Những bản nhạc soạn cho nhạc cụ biểu diễn.
- Một nhạc cụ biểu diễn được gọi là độc tấu. Một tốp nhạc hay cả dàn nhạc biểu diễn gọi là hoà tấu.
I/ Học bài hát:
Tia nắng, hạt mưa.
II/ Âm nhạc thường thức:
Sơ lược về nhạc hát và nhạc đàn
1/ Nhạc hát (còn gọi là thanh nhạc)
2/ Nhạc đàn( còn gọi là khí nhạc)
4/ Luyện tập- củng cố:(5’)
- Luyện tập bài hát Tia nắng, hạt mưa.
5/ Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tiết 28
ÔN TẬP BÀI HÁT: TIA NẮNG, HẠT MƯA 
TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 8
NHẠC LÍ: NHỮNG KÍ HIỆU THƯỜNG GẶP TRONG BẢN NHẠC
I/ Mục tiêu:
HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài Tia nắng, hạt mưa, trình bày bài hát kết hợp gõ đệm và vận động theo nhạc.
HS hát đúng giai điệu và biết ghép lời bài TĐN số 8, biết độc nhạc kết hợp gõ phách.
HS hiểu biết cách viết và biết tác dụng của một số kí hiệu âm nhạc.
II/ Chuẩn bị của GV:
Đàn quen dùng
Tranh, ảnh minh hoạ, máy nghe và băng đĩa nhạc.
Bảng phụ chép bài TĐN số 8.
III/ Tiến trình dạy- học:
1/ Ổn định:
2/ Kiểm tra: ( đan xen)
3/ Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ1: Ôn tập bài hát (10’)
- GV cho HS nghe băng mẫu
- Hướng dẫn HS trình bày bài hát, thể hiện tính chất vui tươi, lôi cuốn của bài hát.
- GV sửa sai
- Điều khiển 1 nhóm trình bày bài hát trước lớp kết hợp gõ đệm, nhóm khác trình bày bài hát kết hơp vận động theo nhạc.
- Gv đánh giá, ghi điểm 1 số em
HĐ2: Dạy TĐN (20’)
- GV treo bảng phụ, giới thiệu bài TĐN 
- GV đàn giai điệu cho HS nghe cả bài
- Hướng dãn HS nhận xét bài TĐN số 8:
+ Bài TĐN số 8 viết ở loại nhịp gì? Chia làm mấy câu?
+ Về trường độ có những hình nốt nào?
- Chỉ định HS nói tên nốt nhạc trong từng câu
- GV đàn cho HS đọc cao độ các nốt Đô, Mi, Son, Mi, Đô
- Hướng dẫn HS luyện tiết tấu:
@ e { qq | qq | qq | qEe }
- GV đàn giai điệu cả bài
- GV đàn câu 1 vài lần cho HS nghe nhẩm theo, sau đó bắt nhịp cho HS đọc theo đàn kết hợp gõ tiết tấu
- Chỉ định HS xung phong đọc 
- GV sửa sai
- GV hướng dẫn đọc câu 2,3,4 tương tự
- Tập đọc cả bài
- GV đàn giai điệu cả bài, cả lớp đọc nhạc kết hợp gõ tiết tấu
- Hướng dẫn HS đọc cả bài và gõ phách
- Tập ghép lờp ca
- GV đàn giai điệu , nửa lớp đọc nhạc đồng thời nửa kia ghép lời, tất cả thực hiện kết hợp gõ phách.
- Chỉ định 1 HS đọc nhạc,đồng thời 1 HS hát lời
- Yêu cầu cả lớp hát lời và gõ phách
- Chia lớp làm 2 nhóm: nửa lớp đọc nhạc , nửa kia ghép lời kết hợp gõ phách.
- HS xung phong đọc cá nhân
- GV nhận xét, có thể ghi điểm những em đọc khá.
- GV có thể cho HS nghe toàn bộ bài hát Lá thuyền ước mơ
HĐ3: Dạy nhạc lí: (10’)
+ Hãy cho biết kí hiệu và tác dụng của dấu nối?
+Dấu nối có trong bài hát, bài TĐN nào?
- GV minh hoạ bằng âm thanh trên đàn.
+ Hãy cho biết kí hiệu và tác dụng của dấu luyến?
+ Dấu luyến có trong bài hát , bài TĐN nào?
- GV minh hoạ bằng âm thanh trên đàn.
+ Hãy cho biết kí hiệu và tác dụng của dấu nhắc lại, dấu quay lại và khung thay đổi? Cho ví dụ?
- GV mịnh hoạ các kí hiệu trên bằng âm thanh
- HS nghe băng
- HS thực hiện
- 2 nhóm trình bày
- HS nghe
- Nhịp 2/4, gồm 4 câu
- Hầu hết dùng nốt đen
- HS tập nói tên nốt nhạc trong bài
- HS đọc cao độ
- HS luyện tiết tấu
- HS tập cao độ theo đàn
- HS xung phong đọc
- HS thực hiện
- Đọc cả bài
- Ghép lời ca
 - HS thực hiện
- HS nghe bài hát Lá thuyền ước mơ
- Là hình vòng cung, dùng để liên kết trường độ 2 hay nhiều nốt nhạc cùng cao độ.
- HS trả lời
- HS nghe
- Là hình vòng cung, dùng để liên kết 2 hay nhiều nốt nhạc có cao độ khác nhau.
- HS trả lời
- HS nghe
- HS trả lời
- HS nghe
I/ Ôn tập bài hát:
Tia nắng, hạt mưa
II/ TĐN số 8
Lá thuyền ước mơ (Trích) Nhạc và lời: Thảo Linh
III/ Nhạc lí:
Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc:
1/ Dấu nối:
2/ Dấu luyến:
3/ dấu nhắc lại:
4/ Dấu quay lại:
5/ Khung thay đổi:
4/ Luyện tập- củng cố:(5’)
- Em hãy phân biệt sự khác nhau của dấu nối và dấu luyến trong bản nhạc.
- Tập đọc nhạc : TĐN số 8 và hát lời ca.
5/ Hướng dẫn về nhà: 
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 29
 TẬP ĐỌC NHẠC: TĐN SỐ 9
ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC: NHẠC SĨ VĂN CHUNG VÀ BÀI HÁT LƯỢN TRÒN, LƯỢN KHÉO
I/ Mục tiêu:
- HS đọc đúng giai điệu bài TĐN, kết hợp tập đánh nhịp 2/4
- Biết về nhạc sĩ Văn Chung, một tác giả có nhiều bài hát viết cho thiếu nhi, cảm nhận được hình tượng đàn chim bay qua bài hát Lượn tròn, lượn khéo với nét nhạc nhẹ nhàng, mềm mại.
II/ Chuẩn bị của GV:
- Đàn quen dùng
- Chép bài TĐN vào bảng phụ
- Tìm hiểu thêm về nhạc sĩ Văn Chung qua một số bài hát của ông (Đếm sao, Lì và sáo, Trăng theo em rước đèn, Quê tôi giải phóng).
II/ Tiến trình dạy- học:
1/ Ổn định:(1’)
2/ Kiểm tra: ( đan xen)
3/ Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ1: Dạy TĐN số 9 (20’)
- GV treo bảng phụ, giới thiệu bài TĐN
- Hướng dẫn HS nhận xét:
+ Bài TĐN viết ở nhịp gì? Có bao nhiêu nhịp?
+ Cao độ có những nốt nào? 
+ Trường độ dùng những hình nốt gì?
- Nhịp đầu tiên là nhịp thiếu gọi là nhịp lấy đà.
- Gọi tên nốt nhạc trong bài
- GV đàn cho HS luyện đọc gam Đô trưởng và các nốt trụ.
- Hướng dẫn HS luyện tiết tấu của bài:
 # q| qqq | hq | qqq | h
- Dạy từng câu:
- GV đàn từng câu ngắn (4 ô nhịp), mỗi câu 2-3 lần cho HS nghe nhẩm theo, sau đó bắt nhịp cho HS đọc theo đàn.
- Tập xong, cho HS luyện tập theo từng bàn, cá nhân đọc
- Hướng dẫn HS đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4
- Ghép lời ca
HĐ2: Dạy âm nhạc thường thức:(15’)
- Giới thiệu chân dung nhạc sĩ Văn Chung
- Chỉ định HS đọc bài giới thiệu trong SGK
- Cho HS nghe một số bài hát của ông như: Đếm sao, Trăng theo em rước đèn, Lì và Sáo,...
- Chỉ định HS đọc phần giới thiệu về bài hát Lượn tròn, lượn khéo trong SGK
- Cho HS nghe bài hát qua băng mẫu.
+ Bài hát ra đời vào năm nào?
+ Cho biết nội dung bài hát?
- Cho HS nghe bài hát lần hai.
- Nhịp 3/4, gồm có 16 nhịp
- Đô, Rê, Mi, Pha, Son, La, (Đố)
 e,q,j,h,d
- HS nói tên nốt
- HS luyện thanh
- HS luyện tiết tấu
- HS tập đọc cao độ theo đàn kết hợp gõ phách mạnh, nhẹ
- HS thực hiện
- HS tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp 2/4
- HS hát lời ca
- HS xem ảnh
- HS đọc 
- HS nghe hát
- HS đọc
- HS nghe băng
- Sau năm 1954
- Bài hát gợi tả cánh chim bồ câu bay liệng trên bầu trời xanh như muốn vui cùng đôi tay múa mềm mại của những em bé.
I/ Tập đọc nhạc: TĐN số 9:
 Ngày đầu tiên đi học 
(Trích) nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện
II/ Âm nhạc thường thức: 
1/ Nhạc sĩ Văn Chung 
2/ Bài hát Lượn tròn, lượn khéo
4/ Luyện tập- củng cố:(8’)
- Phát biểu cảm nhận của em khi nghe bài Lượn tròn, lượn khéo.
- Em hãy kể đôi điều về nhạc sĩ Văn Chung
- TĐN số 9.
5/ Hướng dẫn về nhà:(1’) 
- Chép bài TĐN số 9 vào vở chép nhạc
- TĐN kết hợp đánh nhịp 3/4.
- Học bài và chuẩn bị bài sau.
Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 30
HỌC HÁT: BÀI HÔ-LA-HÊ, HÔ- LA-HÔ
BÀI ĐỌC THÊM: TRỐNG ĐỒNG THỜI ĐẠI HÙNG VƯƠNG
I/ Mục tiêu:
- HS hát được một bài dân ca của Đức, tính chất ân nhạc vui tươi, sôi nổi.
- Tập hát đúng giai điệu, biết phối hợp lĩnh xướng và đồng ca.
I/ Chuẩn bị của GV:
- Đàn quen dùng, băng nhạc, máy nghe.
- Chép bài hát vào bảng phụ
- Tranh, ảnh về nước Đức, bản đồ thế giới (để giới thiệu vị trí nước Đức)
- Tham khảo thêm một vài bài hát Đức.
II/ Tiến trình dạy- học:
1/ Ổn định:(1’)
2/ Kiểm tra: ( đan xen)
3/ Bài mới:
HĐ của GV
HĐ của HS
Nội dung
HĐ1: Giới thiệu bài hát (8’)
- Dân ca là gì?
-Dân tộc nào, đất nước nào cũng có dân ca. Bài hát mà các em sắp được học là một bài dân ca Đức.
- Cho HS xem tranh, ảnh về nước Đức.
- CHLB Đức là một nước lớn ở châu Âu, có nền kinh tế, văn hoá, xã hội phát triển cao. Nước Đức là quê hương của nhiều danh nhân thế giới về các lĩnh vực chính trị, khoa học, văn học nghệ thuật. Riêng về âm nhạc, nước Đức có những tên tuổi các nhạc sĩ lừng danh thế giới như Hen-đen, Bet-to-ven, Su-man, Bach, Bram,....
- Bài dân ca Đức Hô-la-hê, hô-la-hô là một bài hát vui, sôi nổi thể hiện niềm lạc quan, yêu đời của nhân dân lao động. Các tiếng “Hô-la-hê, hô-la-hô” như là những tiếng đệm, về mặt ngữ nghĩa nó không có nội dung cụ thể, không giải thích được. So sánh với dân ca Việt Nam chúng ta cũng thấy có những tiếng đệm như “Tính bằng có cái trống cơm”, tình tang
HĐ2: Dạy hát:(25’)
- GV treo bảng phụ chép bài hát
- Tìm hiểu bài hát:
+ Bài hát viết ở nhịp gì? Tìm nốt cao nhất và nốt thấp nhất trong bài?
- Cho HS nghe băng mẫu
- Gv đàn cho HS luyện thanh
- Dạy hát từng câu: GV đàn, hát mẫu từng câu, sau đó bắt nhịp cho HS hát theo đàn
- Chỉ định HS hát nối 2 câu
- Hát cả bài
- Hướng dẫn HS hát lĩnh xướng và đồng ca:
+ Một em hát: “Một ngày xanh ta ca hát vang”
+ Tất cả hát: “Hô-la-hê, Hô-la-hô!”
+ Một em hát: “Để nghe con tim ta xốn xang”
+ Tất cả hát: “Hô-la-hê, Hô-la-hô!”...
- Luyện tập theo nhóm, cá nhân
+ Bài hát bắt đầu bằng phách mạnh hay phách nhẹ? Khi đánh nhịptheo bài hát thì bắt đầu bằng động tác tay như thế nào?
- Hướng dẫn HS vừa hát kết hợp đánh nhịp 2/4 theo bài hát.
- Hướng dẫn các em đọc bài đọc thêm : Trống đồng thời đại Hùng Vương.
- Dân ca là bài hát do nhân dân sáng tạo ra.
- HS xem tranh, ảnh
- HS nghe
- Nhịp 2/4, cao nhất là nốt Rế, thấp nhất là nốt Đô
- HS nghe băng mẫu
- HS luyệ thanh 
- HS tập hát từng câu
- HS thực hiện
- Hát cả bài
- Tập hát lĩnh xướng và đồng ca
- HS thực hiện 
- Bài hát bắt đầu bằng phách mạnh, khi đánh nhịp động tác tay đưa từ trên xuống.
- HS hát kết hợp đánh nhịp
- HS đọc bài đọc thêm
I/ Giới thiệu bài hát:
II/ Học hát:
III/ Bài đọc thêm:
4/ Luyện tập- củng cố:(10’)
- Luyện tập bài hát Hô-la-hê, Hô-la-hô.
- Em hãy thể hiện hịnh tiết tấu dưới đây và tìm xem đó là tiết tấu của câu hát nào trong bài hát Hô-la-hê, Hô-la-hô: 
@ n n | n q | n q | n q |
( Đó là tiết tấu của câu hát “Một ngày xanh ta ca hát vang. Hô-la-hê, Hô-la-hố.)
Hướng dẫn về nhà:(1’) 
- Học thuộc bài hát Hô-la-hê, Hô-la-hố.
- Chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an am nhac 6.doc