Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sống giản dị

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sống giản dị

I. Mục tiêu:

1.Kiến thức: - Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại

sao cần phải sống giản dị.

2.Kỹ năng:- Giúp HS biết tự đáng giá hành vi của bản thân và của người

khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh : lời nói, cử chỉ, tác phong, cách

ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn

luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh

để trở thành người sống giản dị.

3.Thái độ: - Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa

lánh lối sống xa hoa, hình thức

doc 77 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1199Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tiết 1 - Bài 1: Sống giản dị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:
Lớp:7a//2009
Lớp:7b//2009
Tiết 1
Bài 1: sống giản dị
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: - Giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị, tại 
sao cần phải sống giản dị.
2.Kỹ năng:- Giúp HS biết tự đáng giá hành vi của bản thân và của người 
khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh : lời nói, cử chỉ, tác phong, cách 
ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người, biết xây dựng kế hoạch tự rèn 
luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh 
để trở thành người sống giản dị.
3.Thái độ: - Hình thành ở HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa 
lánh lối sống xa hoa, hình thức.
II. Chuẩn bị : 
1.Thầy giáo:- Tranh ảnh, băng hình, câu chuyện, tình huống thể hiện lối 
sống giản dị.
2.Học sinh: - Tìm thêm một số câu thơ, câu ca dao hoặc tục ngữ nói về tính 
giản dị ở nhiều khía cạnh khác nhau.
III. Tiến trình tổ chức dạy học : 
1.ổn định lờp( 1’ )
7a: TSvắng
7b: TS:  vắng
2.Kiểm tra ( 2’ )
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của hs.
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 1 : giới thiệu bài 
Gv kể một câu chuyện về Bác Hồ : Chiếc nhà sàn đơn sơ cũng là nơi ở, nơi họp bộ chính trị, đôi dép cao su, bộ quần áo kaki đã bạc màu
Từ đó, Gv hỏi Hs suy nghĩ gì về Bác qua những điều đó.
*Hoạt động 2 : Tìm hiểu truyện đọc : Bác hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập
GV: Gọi Hs đọc truyện.
CH: Bằng hiểu biết của em về lịch sử, hãy cho biết ngày mùng 2 tháng 9 là ngày có ý nghĩa như thế nào trong lịch sử của dân tộc ta ?
HS: Tìm thông tin trả lời.
CH:Trong thời khắc thiêng liêng ấy, mọi người hình dung như thế nào về sự xuất hiện của Bác Hồ ?
HS: Suy nghĩ trả lời.
CH: Nhưng trái với những hình dung ấy, Bác Hồ xuất hiện trong ngày 2/9 với cử chỉ, lời nói và trang phục ra sao?
HS: Cùng nhau thảo luận trả lời.
GV:Em có suy nghĩ gì về những cử chỉ, hành động, lời nói đó của Bác ?
HS: suy nghĩ trả lời.
*Hoạt động 2:Tìm hiểu nội dung bài học
GV chốt: tất cả những biểu hiện ấy cho ta thấy Bác là một người rất giản dị.
GV:Vậy em hiểu sống giản dị là sống như thế nào ? Những biểu hiện của lối sống giản dị ? Vì sao phải sống giản dị ? 
HS dựa vào hiểu biết và những thông tin trong nội dung bài học để trả lời. GV khái quát, nhắc lại nội dung bài học.
GVCho hs liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện đa dạng, phong phú của lối sống giản dị :
Hãy tìm những tấm gương sống giản dị trong nhà trường, trong cuộc sống và trong sách báo mà em biết. Gọi một số HS phát biểu.
GV kể một số câu chuyện khác về lối sống giản dị của Bác : Từ trong cuộc sống hàng ngày đến lời nói, việc làm, cách cư xử với những người xung quanh.
Từ đó, Gv chốt lại :
- Trong cuộc sống quanh ta, sự giản dị được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Giản dị chính là cái đẹp, song nó không chỉ là vẻ đẹp biểu hiện ở lời nói, ở cách ăn mặc và việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ, hành động của mỗi người trong cuộc sống và trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
- Mỗi HS chúng ta cần học tập các tấm gương ấy để trở thành những người có lối sống giản dị. Bởi lẽ, một HS sống giản dị sẽ có nhiều thời gian, điều kiện để học hành, đỡ phí tiền của cha mẹ vào những chi tiêu chưa cần thiết.
Hoạt động 3 : Hướng dẫn HS luyện tập
- GV hướng dẫn HS làm các bài tập ở mục 3.
- Bài tập về nhà: Yêu cầu mỗi HS tự xây dựng kế hoạch rèn luyện bản thân để trở thành người có lối sống giản dị.
(2’)
(15’)
(11’)
(10’)
1. Tìm hiểu truyện đọc :
- Ngày Quốc khánh của nước Vn, đó là một ngày có ý nghĩa trọng đại trong tiến trình lịch sử của dân tộc.
- Bác mặc bộ quần áo ka – ki, đội mũ vải đã bạc màu và đi đôi dép cao su.
- Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào đồng bào.
- Thái độ như người cha hiền đối với các con.
- Bác hỏi đồng bào : Tôi nói đồng bào có nghe rõ không ?
->Bác ăn mặc đơn giản, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước lúc đó.
->Thái độ chân tình, cởi mở đã xua tan tất cả những gì còn là xa cách giữa Bác Hồ – Chủ tịch nước với nhân dân.
Lời nói của Bác dễ hiểu, gần gũi thân thương với mọi người.
2. Bài học :
( sgk )
3. Bài tập :
Bài 2. Các biểu hiện nói lên tính giản dị:
2- Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.
5- Đối sử với mọi người luôn chân thành, cởi mở,
4. Củng cố ( 2’)
GV hệ thống nội dung vừa học.
5. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
Học bài, làm bài tập ở sgk.
Xem trước bài 2.
*Những lưu ý, kinh nghiệm sau giờ giảng:
Ngày dạy:
 Lớp7a//2009
 Lớp7b//2009 Tiết 2 
 Bài 2:Trung thực
i. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:- Giúp Hs hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực.
2.Kỹ năng:- Giúp Hs biết phân biệt các hành vi thể hiện tính trung thực và không trung thực trong đời sống hàng ngày, biết tự kiểm tra hành vi của mình và rèn luyện để trở thành người trung thực.
3.Thái độ:- Hình thành ở Hs thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực và phản đối những hành vi thiếu trung thực.
ii. Chuẩn bị :
1.Thầy giáo:- tài liệu, bảng phụ.
2.Học sinh:- Một số mẩu chuyện, câu nói của các vị danh nhân.
III. Tiến trình tổ chức dạy học :
1.ổn định lớp( 1’ )
7a: TS vắng.
7b: TSvắng..................
2.Kiểm tra bài cũ( 5’)
Câu hỏi: Sống giản dị là gì ? những biểu hiện cụ thể của lối sống giản dị ? 
Vì sao chúng ta phải sống giản dị ?
Đáp án:Hs trả lời theo nội dung bài học sgk T4,5.
3.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
*Hoạt động 1 : Giới thiệu bài 
 Gv thông qua một tình huống để giới thiệu.
*Hoạt động 2 : Phân tích truyện đọc :Sự công minh chính trực của một nhân tài
- Gv gọi Hs đọc truyện.
GV:- Qua câu chuyện, em thấy Bramantơ đối xử với Mikenlănggiơ như thế nào ?
GV:-Trước những hành động đó của Bramantơ, Miken có thái độ như thế nào ?
HS:Tìm nội dung trong sgk trả lời.
GV: Em có nhận xét gì về lời nhận xét đó?.
HS: Suy nghĩ trả lời.
GV:Vì sao Miken lại xử sự như vậy ?
GVkết luận: Điều đó chứng tỏ ông là người có đức tính trung thực, trọng chân lí và công minh chính trực.
Liên hệ thực tế để thấy được nhiều biểu hiện khác nhau của tính trung thực :
Hãy lấy một số vd về tính trung thực mà em được biết.
GV kể thêm một số câu chuyện của chính bản thân, và một số VD khác.
GV cho Hs đánh giá, nhận xét.
Gv nhắc nhở Hs, tính trung thực biểu hiện ở các khái cạnh khác nhau :
+ Trong học tập : ngay thẳng, không gian dối : không quay bài, không chép bài của bạn
+ Trong quan hệ với mọi người : Không nói xấu hay tranh công đổ lỗi cho người khác, dũng cảm nhận khuyết điểm
+ Trong hành động : bênh vực, bảo vệ chân lí, lẽ phải và đấu tranh, phê phán những việc làm sai trái.
GV nhấn mạnh :
+ Trung thực biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống : qua thái độ, hành động, qua lời nói của con người, không chỉ trung thực với mọi người mà cần trung thực với bản thân.
+ Mỗi Hs chúng ta cần học tập các tấm gương ấy để mỗi chúng ta sẽ trở thành người trung thực.
 Hướng dẫn hs thảo luận nhóm để tìm ra những biểu hiện của hành vi trái với tính trung thực và phân biệt rõ sự khác nhau giữa các hành vi dối trá, thiếu trung thực với việc có thể không nói lên sự thật trong những trường hợp cần thiết :
GV chia nhóm để thảo luận.
Hs trình bày. Gv tổng hợp, bổ sung :
+ Trái với trung thực là dối trá, xuyên tạc, trốn tránh hoặc bóp méo sự thật, ngược với chân lí, lương tâm. Những hành vi thiếu trung thực thường gây ra những hậu quả xấu trong đời sống xã hội hiện nay như tham ô, tham nhũng
+ Người trung thực cũng phải biết hành động tế nhị, khôn khéo mà vẫn bảo vệ được sự thật, không phải biết gì , nghĩ gì cũng nói ra bất cứ lúc nào, ở đâu. Có những trường hợp có thể che giấu sự thật nhưng không phải biểu hiện của hành vi thiếu trung thực vì điều đó không dẫn đến những hậu quả xấu mà ngược lại đem đến những điều tốt đẹp hơn cho xã hội và mọi người.
VD : + đối với kẻ gian, kẻ địch ta không thể nói hết sự thật. Hành động này là biểu hiện của tinh thần cảnh giác cao.
+ Đối với bệnh nhân, trong một số trường hợp, thầy thuốc không thể nói hết sự thật về căn bệnh , điều đó thể hiện lòng nhân ái, lối sống nhân văn với mọi người.
+ Người vợ yếu đau, nhưng sợ chồng và các con lo lắng nên bà vẫn bảo khoẻ và cố gắng đi làm. Điều đó thể hiện sự chịu đựng hi sinh, tình yêu thương tha thiết của người vợ dành cho chồng và của người mẹ dành cho con.
*Hoạt động 2 : Rút ra bài học và liên hệ thực tế 
Gv hướng dẫn hs rút ra nội dung bài học.
CH: Trung thực là gì?
HS: Trả lời.
CH: Vì sao chúng ta phải sống trung thực?
HS: Trả lời.
Hs đọc ghi nhớ – SGK.
Yêu cầu Hs tự liên hệ, kể những việc làm thể hiện tính trung thực của bản thân.
*Hoạt động 3 : Luyện tập, củng cố và hướng dẫn học tập 
Hoạt động nhóm(4 nhóm).
GV: Nêu yêu cầu, nhiệm vụ.
Nhóm 1,3 làm bài tập 1.
Nhóm 2 làm bài tập 2.
Nhóm 4 làm bài tập 3.
Các nhóm nhận nhiệm vụ, cùng nhau thảo luận, đại diện nhóm trả lời.
Các nhóm khác nhận xét, bổ xung.
GV: Nhận xét, kết luận.
(2’)
(10’)
(10’)
(10’)
5’
1. Tìm hiểu truyện đọc :
- Rất oán hận vì Bramantơ luôn chơi xấu, kình địch, làm giảm danh tiếng và làm hại không ít đến sự nghiệp của ông.
- Vẫn công khai đáng giá rất cao Bra, và khẳng định : “ Với tư cách là một nhà kiến trúc, Bra thực sự vĩ đại, không một ai thời cổ có thể sánh bằng”.
- Là sự đề cao, trân trọng và khẳng định tài năng của Bram, đó cũng không phải là lời nịnh bởi nó được nhìn nhận dưới góc độ của một nhà kiến trúc.
- Vì ông là người sống thẳng thắn, luôn tôn trọng và nói lên sự thật, không để tình cảm cá nhân chi phối làm mất khách quan khi đánh giá sự viẹc.
2. Bài học:
- Trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải.
- Trung thực giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu.
3. Bài tập:
+ Bài tập a : Hs phải giải thích hành vi 1,2,3,7 không phải là biểu hiện của tính trung thực.
+ Bài tập b : Hành động của bác sĩ là biểu hiện của tinh thần nhân đạo
+ Bài tập c : Rèn tính trung thực từ những việc nhỏ.
4.Củng cố(2’)
 - GV hệ thống lại kiến thức toàn bài.
 - Trung thực là gì? Là học sinh chúng ta phải rèn luyện tính trung thực như thế nào?
5.Dặn dò.(2’)
- Học bài làm bài tập 4 sgk.
- Xem trước bài 3.
*NHững lưu ý, kinh nghiệm sau giờ giảng:
..
Ngày giảng :
Lớp7a//2009
Lớp7b//2009 tiết 3 
 Bài 3: Tự trọng
i. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:- Giúp Hs hiểu được thế nào là lòng tự trọng, không tự trọng, 
vì sao phải có lòng tự trọng.
2.Kỹ năng:- Hình thành ở Hs nhu cầu và ý thức tự trọng ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào trong cuộc sống.
3.Thái độ:- Giúp Hs biết tự đánh giá hành vi của bản thân và người khác về những biểu hiện của tính tự trọng, học tập những tấm gương về lòng tự trọng của những người sống xung quanh.
II. Chuẩn bị :
1.Thầy giáo: - Một số mẩu chuyện, câu nói của các vị da ... nh chính nhà nước địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND.
GV: UBND có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
HS: tự do trình bày ý kiến
GV: Nhận xét tóm tắt nội dung,nhận xét bổ sung.
HS: Đọc lại nội dung, nhiệm vụ quyền hạn của HĐND và UBND xã, phường, thị trấn
GV: Chốt lại phần này cho học sinh làm bài tập sau:
Bài tập: Xác định nhiệm vụ, quyền hạn nào sau đây thuộc về HĐND, UBND xã, phường thị trấn
- Quyết định chủ trương, biện pháp xây dựng và phát triển địa phương
- Giám sát thực hiện nghị định của HĐND
- Thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo địa phương
- Quản lý hành chính địa phương
- Truyên truyền giáo dục phápluật
- Thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Bảo vệ tự do, bình đẳng
- Thi hành pháp luật
- Phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương
HS tự bộc lộ suy nghĩ
GV kết thức tiết dạy . Dặn dò xem lại nội dung bài học SGK
I. Tình huống, thông tin
*Bộ máy nhà nước cấp cơ sở( phường, thị xã) gồm:
- HĐND ( xã, phường, thị trấn)
- UBND ( xã, phường, thị trấn)
* Việc cấp lại giấy khai sinh do UBND xã, phường thị trấn nơi đương sự cư trú hoặc đàng đăng ký hộ tịch thực hiện.
- Người xin cấp lại giấy khai sinh phải làm
	Đơn xin cấp lại giấy khai sinh
	Sổ hộ khẩu
	Chứng minh thư nhân dân
Các giấy tờ klhác để chứng minh việc mất giấy khai sinh là có thật
Thời gian: Qua 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
1. Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐND xã, phường, thị trấn 
- HĐND xã phường, thị trấn do nhân dân xã, phường, thị trấn trực tiếp bầu ra.
- Nhiệm vụ và quyền lợi :
Quyết định những chủ trường và biện pháp quan trọng ở địa phương như xây dựng kinh tế xã hội, củng cố quốc phòng an ninh không ngừng cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương với nhà nước.
- Giám sát hoạt động của thường trực HĐND, UBND xã phường, thị trấn, giám sát việc thực hiện nghị quyết của HĐND xã phường, thị trấn và các lĩnh vực kinh tế xã hội, đời sống.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của UBND xa, phường, thị trấn 
UBND xa, phường, thị trấn do HĐND xã, phường thị trấn bầu ra
- Nhiệm vụ và quyền hạn
Quản lý nhà nước ở địa phương các lĩnh vực
Tuyên truyền và giáo dục pháp luật
đảm bảo an ninh trật tự an toàn xã hôi
Phòng chống thiên tai, bảo vệ tài sản
Chống tham nhũng và tệ nạrả lời: Phương án 3 đúng
4. Củng cố: ( 2’)
GV: Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
Bộ máy nhà nước cấp cơ sở gồm những cơ quan nào?
HĐND làm nhiệm vụ gì?
UBND làm nhiệm vụ gì?
5. Hướng dẫn về nhà: (2’)
Học bài, xem phần còn lại.
Ngày giảng:
7a:
7b:
7c: tiết 32
bộ máy nhà nước cấp cơ sở
 ( xã, phường, thị trấn) ( Tiếp theo )
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
Giúp học sinh hiểu được
- Bộ máy nhà nước cấp cơ sở ( xã, phường, Thị trấn) gồm có những cơ quan nào
- Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó.
3. Kỹ năng
- Xác định đúng cơ quan nhà nước địa phương có chức năng giải quyết công việc của cá nhân và gia đình.
- Tôn trọng ý kiến và việc làm của cán bộ địa phương
- Giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ.
2. Thái độ
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
- Có ý thức tôn trọng, giữ gìn an ninh, trật tự cộng cộng và an toàn xã hội ở địa phương.
II. Phương tiện dạy và học
1. Giáo viên: SGK - SGV Giáo dục công dân 7
Sơ đồ bộ máy nhà nước cấp cơ sở.
2. Học sinh: Sgk, vở ghi.
III. Hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức: (1’)
7a:..7b:.
7c:..
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Câu hỏi: Nêu nhiêm vụ của HĐND và UBND?
Đáp án: ( Sgk tr 60-61 ).
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 ( 15’)
Kết hợp với kiến thức bài 17 và phàn đã học ở tiết 1 bài 18 giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận để rút ra nội dung bài học
Câu hỏi:
1. HĐND và UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan chính quyền thuộc cấp nào?
2. HĐND xã,phường, thị trấn do ai bầu ra có nhiệm vụ gì?
3. UBND xã phường, thị trấn do ai bầu ra và nhiệm vụ gì?
4. Trách nhiệm của công dân đối với bộ máy nhà nước cấp cơ sở xã, phường thị trấn như thế nào?
GV: phân công
 Nhóm 1	Câu 1
Nhóm 2	Câu 2
Nhóm 3	Câu 3
Nhóm 4	Câu 4
Vì các câu hỏi đã chuẩn bị kỹ và đã được học nên GV cho thời gian thảoluận ngắn, phân công nhóm theo bàn và ngồi tại chỗ
HS trả lời câu hỏi
GV nhận xét và bổ xung ý kiến
HS ghi vào vở
Để liên hệ nội dung bài học giáo viên cho học sinh làm bài tập trác nghiệm sau
Nội dung: Những hành vi nào sau đây góp phần vào xây dựng nơi em ở?
- Chăm chỉ học tập
- Chăm chỉ lao động giúp đỡ gia đình và làm nghề truyền thống
- Giữ gìn môi trường
- Tham gia luật nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi
- Phòng chóng tệ nạn xã hội
HS tự do trả lời
GV Nhận xét cho điểm học sinh kết luận phần bài học, củng cố kiến thức cho học sinh
Hoạt động 2 ( 20’)
Bài tập 1: Em hãy chọn các mục A tương ứng với mục B
A. Việc cần giải quyết
B. Cơ quan giải quyết
1. Đăng ký hộ khẩu
2. Khai báo tạm trú
3. Khai báo tạm vắng
4. Xin giấy khai sinh
5. Sao giấy khai sinh
6. Xác nhận lý lịch
7. Xin sổ y bạ khám bênh.
8. Xác nhận bảng điểm học tập
9. đăng ký kết hôn
1. Công an
2. UBND xã
3. Trường học
4. Trạm y tế , bệnh viện
Câu 2: Em hãy chọn ý đúng
Bạn An kể tên các cơ quan nhà nước cấp cơ sở như sau:
a) HĐND xã, phường, thị trấn
b) UBND xã phường, thị trấn
c) Trạm y tế xã, phường, thị trấn
d) Công an xã,phường thị trấn
e) Ban văn hoá xã, thị trấn
f) Đoàn TNCS HCM xã, thị trấn
g) MTTQ xã, thị trấn
h) Hợp tác xã
j) Hội cựu chiến binh
k) Trạm bơm
Câu 3: Em hãy chọn ý đúng.
Em An 16 tuổi đi xe máy phân khối lớn.Rủ bạn đua xe, lạng lách, đánh võng bị cảnh sát giao thông huyện bắt giữ. Gia đình em An đã nhờ ông chủ tịch xã xin bảo lãnh và để UBND xã xử lý.
 a, việc làm của gia đình em An đúng hay sai?
b, Vi phạm của An xử lý thế nào?
 Phần thảo luận này,các nhóm gắp thăm câu hỏi và chuẩn bị.Nhóm trưởng trình bày câu trả lời của nhóm.
HS: Cả lớp nhận xét.
GV: Đánh giá cho điểm.
II. Nội dung bài học.
HĐND và UBND xã, phường thị trấn là cơ quan chính quyền cấp cơ sở
HĐND xã, phường, thị trấn do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước dân về:
- ổn định kinh tế
- Nâng cao đời sống
- Củng cố quốc phòng an ninh
UBND do HĐND bầu ra có nhiệm vụ
- Chấp hành nghị quyết của HĐND
- Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
HĐND và UBND là cơ quan nhà nước của dân, do dân, vì dân .Chúng ta cần
- Tôn trọng và bảo vệ
- Làm tròn trách nhiệm và nghĩa vụ đối với nhà nước
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định của pháp luật
- Quy định của chính quyền địa phương
III. Bài tập
Bài 1.
A1, A4, A5, A6, A9 - B2
A2, A3 - B1
A8 - B3
A7 - B4
Câu 2:
a, b, c, d, e
Câu 3:
Việc làm của gia đình bạn An là sai.
-Vi phạm của An là do cơ quan cảnh sát giao thông xử lý theo qui định của pháp luật.
4. Củng cố: ( 2’ )
Hệ thống lại kiến thức toàn bài.
5. Hướng dẫn về nhà: ( 2’)
Học bài, chuẩn bị ôn tập thi học kì II.
Ngày giảng:
7a:
7b:
7c: tiết 33
ôn tập
I.Mục tiêu bài học
1. Kiến thứcGiúp học sinh hệ thống hóa toàn bộ kiến thức: Vì sao cần phải sống và làm việc có kế hoạch ?. Trẻ em có những quyền lợi gì?. Chúng ta phải làm gì để bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên?.Nắm được thế nào là di sản văn hóa phi vật thể? Thế nào là di sản văn hóa vật thể? Tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Nhà nước Việt Nam ra đời như thế nào? Nhiệm vụ của các cấp trong bộ máy nhà nước.
3. Kỹ năng
- Xác định đúng cơ quan nhà nước địa phương có chức năng giải quyết công việc của cá nhân và gia đình.
- Tôn trọng ý kiến và việc làm của cán bộ địa phương
- Giúp đỡ tạo điều kiện cho cán bộ địa phương hoàn thành nhiệm vụ.
2. Thái độ
- Hình thành ở học sinh ý thức tự giác thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và quy định của địa phương.
- Có ý thức tôn trọng, giữ gìn an ninh, trật tự cộng cộng và an toàn xã hội ở địa phương. 
- Có thái độ ôn tập đúng đắn, để chuẩn bị cho kiểm tra học kì.
II. Phương tiện dạy và học
1. Giáo viên: SGK - SGV Giáo dục công dân 7
2. Học sinh: Sgk, vở ghi.
III. Hoạt động dạy và học
1. ổn định tổ chức: (1’)
7a:..7b:..
7c:..
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1 ( 20’ )
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại toàn bộ nội dung phần bài học:
Thế nào là sống và làm việc có kế hoạch? Tác dụng của việc sống và làm việc có kế hoạch?
Nêu các quyền trẻ em được thực hiện? trẻ em có bổn phận gì với gia đình và xã hội?
Gia đình, nhà nước, xã hội có trách nhiệm gì với trẻ em?.
Nêu tác dụng của rừng với đời sống của con người? Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lũ lụt?
Môi trường là gì? Môi trường có ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của con người?
I. Lý thuyết.
Phòng GD&ĐT sơn dương
Trường thcs hào phú
đề thi kiểm tra học kì II
Môn: giáo dục công dân
Lớp: 7
Thời gian: 45 phút
 Phần I: câu hỏi.
Câu hỏi 1: Hãy kể 4 hành vi làm ô nhiễm môi trường và 4 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa.( 2 điểm )
Câu hỏi 2: vì sao nói, nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân? (1 điểm)
Câu hỏi 3:( 7 điểm)
 Cho tình huống sau:
ở gần nhà Lan có một người chuyên làm nghề bói toán. Mẹ Lan cũng thỉnh thoảng sang xem bói. Lan can ngăn nhưng mẹ Lan cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng của mỗi người và khuyên Lan không nên can thiệp vào.
a) Theo em, mẹ Lan nghĩ như vậy có đúng không? vì sao?
b) Nếu là Lan, em sẽ làm gì?
phần II. đáp án.
Câu 1: * yêu cầu học sinh nêu được 4 việc làm gây ô nhiễm môi trường 
( 1 điểm)
- Vứt rác, chất thải bừa bãi.
- Đổ chất thải, nước thải công nghiệp trực tiếp vào nguồn nước.
- Đốt rừng làm nương rẫy.
- Khai thác thủy, hải sản bằng chất nổ.
*Yêu cầu học sinh nêu được 4 hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa (1 điểm)
- Chiếm đoạt cổ vật thuộc di tích lịch sử – văn hóa.
- Lấn chiếm đất đai thuộc khu di tích.
- Mua bán cổ vật trái phép.
- Phá hoại di tích.
Câu2: Học sinh cần nêu được ( 1 điểm)
Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân vì nhà nước ta là thành quả cách mạng của nhân dân, do nhân dân tạo ra và hoạt động vì lợi ích của nhân dân.
Câu 3: * Yêu cầu nêu được: ( 3 điểm )
- Mẹ Lan nghĩ như vậy là không đúng.
- Vì bói toán là một biểu hiện mê tín, dị đoan chứ không phải tự do tín ngưỡng và pháp luật đã nghiem cấm hành nghề này.
- Mỗi người chúng ta phải có trách nhiệm chống lại những việc làm trái pháp luật.
* Nếu là Lan, em sẽ: (4 điểm )
- Giải thích cho mẹ hiểu tác hại của mê tín, dị đoan.
- Vận động gia đình và người thân khuyên giải mẹ.
- Báo với chính quyền địa phương can thiệp, sử lí người hành nghề bói toán.

Tài liệu đính kèm:

  • doccong dan.doc