Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Lí Lan) (Tiết 1)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Lí Lan) (Tiết 1)

A/ MỨC ĐỘCẦN ĐẠT:

- Thấy được tình cảm sâu sắc của mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: Đêm trước ngày khai trường.

- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình với trẻ em- Tương lai nhân loại.

- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.

B/ TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:

 1.Kiến thức:

- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.

 

doc 257 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1012Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Lí Lan) (Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1- Tiết 1: 
Ngày soạn: 26/08/2012
Ngày dạy: 27/08/2012
Tên bài dạy: Cổng trường mở ra
 (Lí Lan) 
A/ MỨC ĐỘCẦN ĐẠT:
- Thấy được tình cảm sâu sắc của mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: Đêm trước ngày khai trường.
- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình với trẻ em- Tương lai nhân loại.
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
B/ TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1.Kiến thức: 
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng mẹ đối với con trong văn bản.
 2.Kĩ năng:
 - Đọc- Hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
 - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
 - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. 
 3.Thái độ: Giáo dục truyền thống tự hào, yêu quí nguồn gốc dân tộc. 
C/ PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề, sắm vai, bình giảng.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2.Kiểm tra bài cuÕ: Thế nào là văn bản nhật dụng? Em hãy kể tên văn bản nhật dụng mà em đã được học ở lớp 6?
- Gợi ý: Nói đến văn bản nhật dụng là trước hết nói đến tính chất nội dung văn bản. Đó là những nội dung gần gũi bức thiết đối với đời sống trước mắt của con người và cộng đồng xã hội hiện đại như: thiên nhiên, môi trường, năng lượng, dân số, quyền trẻ em...Các văn bản nhật dụng đã học: Cầu Long Biên chứng nhân lịch sử- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ- Động Phong Nha(lớp 6).
 3. Bài mới: 
* Lời vào bài: Từ lớp 1 đến lớp 7 em đã dự 7 lần khai trường, ngày khai trường nào làm em nhớ nhất? Trong ngày khai trường đầu tiên của em, ai đưa em đến trường? Em có nhớ đêm hôm trước ngày khai trường ấy mẹ em đã làm gì và nghĩ gì không? Hôm nay học bài này, chúng ta hiểu được đêm hôm trước vào ngày khai trường lớp 1 của em mẹ đã làm gì và nghĩ gì?
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- HS đọc, lớp theo dõi 
- Tác giả này là ai? Em biết gì về tác giả này?
- Lí Lan là nhà văn nữ đa tài, hiện đang định cư tại Mỹ và đang ráo riết dịch bộ truyện nổi tiếng Harry Poster(tập 5) sang tiếng Việt.
- Đọc và tìm hiểu chú thích:
- Cho biết văn bản thuộc kiểu bài nào? 
 - GV cho HS đọc phần chú thích 3 từ khó: can đảm, háo hức, dặm. 
- Em hãy cho biết đại ý của bài văn? 
- Viết về người mẹ, tâm trạng của người mẹ đêm trước ngày khai trường con vào lớp 1.
- Tìm hiểu văn bản
- HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi
- Theo dõi đoạn 1: Em cho biết người mẹ nghĩ đến con vào thời điểm nào? 
-Trong đêm trước ngày khai trường tâm trạng của mẹ và con có gì khác nhau? Điều đó biểu hiện ở chi tiết nào?
- Con: gương mặt thanh thoát tựa nghiêng trên gối mềm, thỉnh thoảng chụm lại như đang mút kẹo à vô tư thanh thản nhẹ nhàng 
- Mẹ: có các biểu hiện (đoạn 5,7) Hôm nay mẹ không tập trung được. Mẹ lên giường trằn trọc. 
- Thực sự mẹ không lo. 
Nhưng vẫn không ngủ được è thao thức 
- Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để làm nỗi rõ sự khác biệt trong tâm trạng giữa mẹ và con? 
- Trong đêm ấy mẹ còn nhớ về điều gì? Hình ảnh ngày khai trường năm xưa ở mẹ được miêu tả như thế nào? Ấn tượng ngày khai trường đã để lại ấn tượng thế nào trong lòng mẹ? 
 - Loại từ gì được dùng nhiều trong đoạn 8? Nêu tác dụng loại từ này? 
- Kiểu từ láy bộc lộ tâm trạng
- Qua những gì vừa tìm hiểu xong, khái quát lại tâm trạng của mẹ thế nào?
- Ngày khai trường ở nước ta là ngày của toàn xã hội
- Khẳng định vai trò to lớn của nhà trường
- Khích lệ con đến trường học tập 
- Tổng kết
- Em hãy cho biết vì sao mẹ không ngủ được? (Học sinh thảo luận đưa ra ý kiến – Gv chốt lại)
- Không ngủ được,suy nghĩ triền miên. 
- Lo lắng cho con vì ngày khai trường đầu tiên 
- HS nêu suy nghĩ của mình, lớp nhận xét bổ sung 
- Luyện tập 
I/ Giới thiệu chung:
 1.Tác giả: Lí Lan
 2.Tác phẩm:
+ Xuất xứ: Báo Yêu trẻ, số 166, Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 1/9/2000. 
+ Thể loại: Nhật kí.
 II/ Đọc- Hiểu văn bản:
 1. Đọc- Giải nghĩa từ khó:(1, 2, 9, 10).
 2. Tìm hiểu văn bản:
 *Phương thức biểu đạt: Văn biểu cảm thuộc văn bản nhật dụng
 * Bố cục: 3 phần
 2.1: Tóm tắt truyện:
 2.2: Phân tích: 
 a.Tâm trạng của mẹ và con trước hôm khai trường:
Mẹ
Con
- Mẹ không ngủ được
- Ngắm con đang ngủ 
- Nhớ về ngày khai giảng đầu tiên của mình 
è Thao thức 
- Háo hức à ngủ dễ dàng 
- Giúp mẹ dọn đồ chơi 
èThanh thản, vô tư 
b. Suy nghĩ của người mẹ về thế giới kì diệu của nhà trường đối với thế hệ trẻ:
“ Ai cũng biết  hàng dặm sau này”.
“ Bước qua cánh cổng trường một thế giới kì diệu sẽ mở ra” 
- Là tri thức 
- Tình thầy trò, bạn bè 
- Đạo lí làm người 
- Ước mơ, khát vọng 
à Nhà trường là tất cả
3. Tổng kết:Ghi nhớ(SGK/ 9) 
Văn bản thể hiện tấm lòng, tình cảm của người mẹ đối với con, đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi con người.
III/ Hướng dẫn tự học:
- Viết lại một đoạn văn ghi lại suy nghĩ của bản thân về ngày khai trường đầu tiên.(khoảng 6- 10 câu) làm vào phiếu học tập.
- Sưu tầm và đọc một số văn bản về ngày khai trường: Thư Bác Hồ, bài hát: Ngày đầu tiên đi học. 
Lời thơ: Viễn Phương. Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện
- Học bài, soạn bài: Mẹ tôi.
E/ RÚT KINH NGHIỆM: 
Tuần 1- Tiết 2 
Ngày soạn: 26/08/2012
Ngày dạy: 27/08/2012
Tên bài dạy: Mẹ tôi
 (Et-môn – đô đơ A-mi-xi) 
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Thấy được tình cảm sâu sắc của mẹ đối với con thể hiện trong một tình huống đặc biệt: Đêm trước ngày khai trường.
- Hiểu được những tình cảm cao quý, ý thức trách nhiệm của gia đình với trẻ em- Tương lai nhân loại.
- Hiểu được giá trị của những hình thức biểu cảm chủ yếu trong một văn bản nhật dụng.
B/ TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
 1.Kiến thức: 
- Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên, nhi đồng.
- Lời văn biểu hiện tâm trạng mẹ đối với con trong văn bản.
 2.Kĩ năng.
 - Đọc- Hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của một người mẹ.
 - Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con.
 - Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm. 
 3.Thái độ: Giáo dục truyền thống tự hào, yêu quí nguồn gốc dân tộc. 
C/ PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, nêu vấn đề, sắm vai, bình giảng.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số học sinh.
 2.Kiểm tra bài cuÕ: 
 a) Em hãy tóm tắt ngắn gọn văn bản: Cổng trường mở ra.
 b) Qua văn bản Cổng trường mở ra, em đã rút ra được bài học sâu sắc nhất? 
 3. Bài mới: * Lời vào bài: Từ xưa, dân tộc Việt Nam có đạo lí: “thờ cha kính mẹ”. Dù xã hội có văn minh như thế nào thì lòng biết ơn, hiếu thảo vẫn luôn đặt lên hàng đầu mà người làm con phải tôn thờ. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng ý thức được như vậy. Văn bản: “Mẹ tôi” sẽ cho chúng tathấy tình cảm của cha mẹ đối với con cái.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
- Vài nét về tác giả, tác phẩm?
- Tìm hiểu chú thích: 
- Xác định kiểu văn bản.
- Nêu đại ý của bài văn?
- En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ, người cha đã viết thư nhắc nhở con.
- Chuyện En-ri-cô phạm lỗi “lúc cô giáo đến thăm”. Người cha bộc lộ thái độ buồn bã, tức giận: viết thư cho con 
- Nguyên nhân viết bức thư.
- Em hãy tìm chi tiết hình ảnh nói về mẹ của En –ri- cô? 
- “ Người mẹ phải thức suốt đêm  cứu sống con”. 
- Qua những chi tiết trên em có nhận xét gì về mẹ của En-ri-cô?- Yêu thương con.
- Từ hình ảnh của mẹ En –ri-cô em có cảm nhận gì về các bà mẹ nói chung? 
- Nêu suy nghĩ của bản thân
- Chuyển ý: Trước lỗi lầm của En-ri-cô, bố đã có thái độ lời khuyên gì với con, chúng ta sang phần 2.
- Em thấy thái độ của bố với En-ri-cô là thái độ thế nào? 
- Từ ngữ hình ảnh nào thể hiện thái độ đó?
- Trong bức thư bố En-ri-cô có viết một đoạn rất cảm động mà khi đọc ai cũng giật mình, thức tỉnh trước vai trò to lớn của cha mẹ đối với mình ; đó là đoạn nào? (Đọc to lên) 
- Những gì đã mất thì vĩnh viễn không tìm lại được đặc biệt là người mẹ thân yêu: Trước đó đã làm gì có lỗi với mẹ thì lúc mẹ mất đi mọi cố gắng chuộc lỗi sẽ trở nên vô nghĩa.Ta sẽ bị day dứt dày vò.
-Em có suy nghĩ gì trước lời cảnh tỉnh của người cha? 
- Thảo luận câu hỏi trên. 
- Trước lòng thương yêu vô bờ bến của mẹ, người bố đã khuyên gì? - Đừng bao giờ làm điều gì sai trái để mẹ buồn lòng. Có lỗi phải biết nhận lỗi. 
- Em hiểu đây là lời khuyên như thế nào? 
- Tự bộc bạch suy nghĩ của mình
- Theo em: tại sao người bố không nói trực tiếp mà viết thư? - Viết thư tế nhị kín đáo, làm người đọc không mất lòng tự trọng, có thời gian đọc đi đọc lại, suy gẫm, tác động nhiều hơn. Thư bố gợi nhơ ùmẹ
- Thảo luận câu hỏi trên.
- Tại sao En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố?
- Thái độ của En-ri-cô ra sao? 
- Xấu hổ, nhục nhã
- Tổng kết. 
- Qua bức thư này, em hiểu được điều gì?
- Mong En-ri-cô và chúng ta hiểu được công lao to lớn của cha mẹ không gì sánh được nhắc chúng ta đền đáp 
- HS làm vào phiếu học tập. 
- Lớp nhận xét bổ sung
 ...  
Trình bày cách làm một văn bản đề nghị và một văn bản báo cáo? Cho hai tình huống cụ thể về 2 loại văn bản này?
Bài mới
*Lời vào bài:
Ở tiết trước các em đã được cung cấp lý thuyết cũng như qua cách viết về văn bản đề nghị và văn bản báo cáo. Hôm nay trong tiết học này, chúng ta chủ yếu đi vào phần luyện tập để giúp cho các em nắm bắt rõ ràng, cụ thể hơn những kiến thức về hai loại văn bản này, từ cách làm bài đến các lỗi thường mắc phải.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Giáo viên tổ chức ôn lại kiến thức lý thuyết về 2 loại văn bản này thông qua 4 câu hỏi trong SGK /138
- Nhóm 1,2 trình bày
- Nội dung văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì khác nhau?
- Nhóm 3,4 trình bày
- Hình thức trình bày của một văn bản đề nghị và văn bản báo cáo có gì giống và khác nhau? 
- Nhóm 5,6 trình bày
- Cả hai loại văn bản khi viết có điểm gì cần lưu ý? Những mục nào không thể thiếu trong mỗi loại văn bản?
- Giáo viên khái quát phần trình bày của học sinh, lưu ý học sinh một số điểm cần nhớ khi viết hai loại văn bản này.
- Củng cố: Giáo viên cho học sinh ôn lại phần lý thuyết. 
- Bài tập 1, 2, 3 SGK/138, giáo viên hướng dẫn học sinh làm sau đó nhận xét và bổ sung sửa chữa những sai sót.
- Từ một tình huống cụ thể, xác định đúng loại văn bản (văn bản đề nghị, báo cáo) cần tạo lập.
- Hoàn thành một văn bản đề nghị đúng qui cách.
- Hoàn thành một văn bản báo cáo đúng qui cách.
- Xác định đúng văn bản đề nghị và báo cáo trong số các văn bản đã cho.
- Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
I/ Củng cố kiến thức:
Văn bản đề nghị
Văn bản báo cáo
- Nhằm đề xuất một nguyện vọng, ý kiến.
- Ai đề nghị? Đề nghị ai (nơi nào)? Đề nghị điều gì?
- Nhằm tổng kết nêu lên những gì đã làm để cấp trên được biết.
- Báo cáo của ai? Báo cáo với ai? Báo cáo việc gì? Kết quả như thế nào?
- Giống: cần trình bày trang trọng, sáng sủa theo một số mục quy định sẵn.
- Khác: 
+ Văn bản đề nghị
- Cần ngắn gọn
+ Văn bản báo cáo
- Cần rõ ràng.
- Các kết quả bao giờ cũng rõ ràng với các số liệu chi tiết cụ thể, tránh tình trạng nói chung chung.
* Lưu ý:: Cả hai loại văn bản
- Tên văn bản cần viết hoa, khổ chữ to.
- Trình bày văn bản cần sáng sủa, cân đối: các phần quốc hiệu, tên văn bản, nơi gửi và nội dung mỗi phần cách nhau 2-3 dòng, không viết sát lề giấy, khoảng trên và phần dưới trang giấy khoảng trống quá lớn.
- Tên người, nơi gởi và nội dung là những mục không thể thiếu trong hai loại văn bản này. 
II/ Luyện tập: 
1/138 Tình huống làm văn bản đề nghị:
- Có một địa danh rất nỗi tiếng gần trường, cả lớp muốn cô giáo chủ nhiệm tổ chức đi tham quan.
- Chuẩn bị cho việc tổng kết năm học, cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình của lớp em trong học kỳ vừa qua.
2/138 sau khi làm xong bài tập 1, giáo viên chia cho các nhóm, mỗi nhóm tìm hiểu và viết 1 loại văn bản. Sau đó các nhóm cùng giáo viên nhận xét, sửa chữa.
3/138: Những chỗ sai trong việc sử dụng các văn bản sau đây:
(1): học sinh viết báo cáo là không phù hợp, trong tình huống này phải viết đơn để trình bày hoàn cảnh gia đình và đề đạt nguyện vọng của mình.
(2): học sinh viết văn bản đề nghị là không đúng, trong trường hợp này phải viết báo cáo vì cô giáo chủ nhiệm muốn biết tình hình và kết quả của lớp trong việc giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ và bà mẹ anh hùng.
(3): Trường hợp này không thể viết đơn mà cả lớp phải viết văn bản đề nghị cô giáo chủ nhiệm và Ban giám hiệu nhà trường biểu dương khen thưởng cho bạn H.
III/ Hướng dẫn tự học: 
- Phát hiện và sửa các lỗi trong một văn bản đề nghị và văn bản báo cáo.
- Học lại lý thuyết 2 loại văn bản này.
- Mỗi học sinh tự cho 2 tình huống về 2 loại văn bản này. Sau đó, viết thành 2 văn bản cụ thể. 
Chuẩn bị: Trả bài Tập làm văn số 6. Trả bài kiểm tra Tiếng Việt.
E/ Rút kinh nghiệm
Tuần 33- Tiết 126: 
Ngày soạn: 10/04/2011
Ngày dạy: 12/04/2011
Tên bài dạy: Trả bài tập làm văn số 6 - Bài kiểm tra tiếng việt
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
- Đánh giá được chất lượng bài làm của mình, trình độ tập làm văn của bản thân mình. Nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để làm tốt hơn nữa những bài sâu sắc.
- Giúp học sinh đánh giá được ưu, nhược điểm bài viết của mình về nội dung và hình thức trình bày, thấy được phương hướng khắc phục, sửa chữa các lỗi.
B/ TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức: 
- CuÛng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về văn bản lập luận giải thích, về cùng việc tạo lập văn bản nghị luận và cách sử dụng từ ngữ, đặt câu.
- Kiến thức phần Tiếng Việt: Rút gọn câu à Liệt kê.
 2.Kĩ năng: Đánh giá được chất lượng bài làm của mình, nhận xét, sửa chữa bài làm của mình và của bạn. Nhờ đó có được những kinh nghiệm và quyết tâm cần thiết để bài làm đạt kết quả tốt hơn.
 3. Thái độ: nhận rõ ưu, khuyết điểm của mình trong bài làm để sửa chữa. Khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
C/ PHƯƠNG PHÁP: phân tích, nhận xét, thảo luận.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: Trả bài Tập làm văn, Tiếng Việt.
* TẬP LÀM VĂN: Học sinh chọn một trong hai đề sau:
* Đề 1: Hãy giải thích câu tục ngữ: «  Aên quả nhớ kẻ trồng cây ».
* Đề2: Hãy giải thích câu nói: “ Hãy biết quý trọng thời gian”. 
I/ Tìm hiểu đề 
- Kiểu bài: văn nghị luận (lập luận giải thích)
- Nội dung: (1) Lòng biết ơn (2) Giá trị của thời gian
- Phạm vi: sách báo, thực tế đời sống và lí lẽ.
II/ Dàn ý
 1. Mở bài: (1,5đ)
- Giới thiệu điều cần được giải thích và gợi ra phương hướng giải thích
 2.Thân bài: (7đ)
- Lần lượt trình bày các nội dung giải thích. Cần sử dụng các lập luận, giải thích phù hợp.
 3. Kết bài: (1,5đ)
- Nêu ý nghĩa của điều được giải thích đối với mọi người.
* Lời văn giải thích cần sáng sủa, dễ hiểu. Giữa các phần, các đoạn cần có liên kết.
III/ Nhận xét đánh giá bài làm của học sinh 
 * Ưu điểm: 
- Có một vài bài viết khá(nắm được nội dung, phương pháp làm bài)
- Hiểu đề, bài viết có cảm xúc.Bố cục cân đối. Diễn đạt mạch lạc
- Lập luận có sức thuyết phục, dẫn chứng chính xác
 * Nhược điểm 
 + Hình thức: chính tả, viết tắt, viết số, tấy xóa tùy tiện, trình bày bài làm cẩu thả.
 + Nội dung:Ý sơ sài, nghèo nàn. Lan man không làm rõ các luận điểm trong bài viết.
 - Một số bài viết giải thích còn chung chung. 
 + Phương pháp: phải có bố cục ba phần. Mở bài, kết bài còn yếu. Thân bài phải chú ý tách đọan. Không lập dàn ý trước khi viết bài. 
IV/ Sửa bài
LỖI SAI
NGUYÊN NHÂN
CÁCH SỬA
1.Chính tả: tĩnh ngộ, xắp xếp, nuộc lạc 
2.Dùng từ: ở đất nước Việt Nam, trên đất nước Việt Nam), khí phách,xoay xoay 
3.Diễn đạt: 
-..chúng ta là những thiếu nhi của đất nước cần phải học tập thật tốt để có thể xây dựng bảo vệ tổ quốc và để giữ gìn những thành quả mà cha ông đã làm ra.. 
-..ghi nhớ công lao thế hệ trước để duy trì sau này
4.Bố cục: chưa hợp lí
- Sai dấu thanh, phụ âm đầu, thiếu phụ âm, sai phụ âm cuối.
- Dùng từ lặp, dùng từ sai. Không hiểu nghĩa, không nhớ rõ hình thức ngữ âm
- Dùng từ, chính tả, thừa từ, thiếu ý.
- Lủng củng, tối nghĩa
- Mở bài, kết bài sơ sài
- tỉnh ngộ, sắp xếp, sống, không, nuộc lạt.
- trên dải đất hình chữ S, đúc kết, loay hoay
-..chúng ta là những mầm non của đất nước cần phải học tập thật tốt để góp phần giữ gìn và phát huy những thành quả mà cha ông đã làm ra
- con cháu đời sau noi theo, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó 
- Bổ sung cho hoàn chỉnh.
* Kết quả
Lớp
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
7A
* TIẾNG VIỆT: 
Lớp
GIỎI
KHÁ
TB
YẾU
KÉM
7A
4.Hướng dẫn tự học: Đem bài về cho phụ huynh xem và kí, lưu bài vào túi đựng bài kiểm tra. Những bài dưới 5 viết lại. Soạn bài: Oân tập Tiếng Việt. Oân tập Tiếng Việt(tiếp)
E/ Rút kinh nghiệm
Tuần 33- Tiết 127-128: 
Ngày soạn: 12/04/2011
Ngày dạy: 15/04/2011
Tên bài dạy: Oân tập tiếng việt
A/ MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: 
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về các phép biến đổi câu. 
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về các phép tu từ cú pháp.
B/ TRỌNG TÂM, KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức: 
- Các phép biến đổi câu. 
- Các phép tu từ cú pháp.
 2.Kĩ năng: 
- Lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức về các phép biến đổi câu và các phép tu từ cú pháp.
C/ PHƯƠNG PHÁP: phân tích, nhận xét, thảo luận.
D/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
 1. Ổn định 
 2. Kiểm tra bài cũ: đề cương theo hệ thống câu hỏi SGK.
 3. Bài mới:
* Tiết 1:
I/ Hệ thống hóa kiến thức: 
 1.Các phép biến đổi câu
 CÁC PHÉP BIẾN ĐỔI CÂU
 THÊM, BỚT THÀNH PHẦN CÂU
CHUYỂN ĐỔI KIỂU CÂU
RÚT GỌN CÂU
 MỞ RỘNG CÂU
CHUYỂN ĐỔI CÂU CHỦ ĐỘNG THÀNH CÂU BỊ ĐỘNG
THÊM TRẠNG NGỮ
DÙNG CỤM CHỦ – VỊ ĐỂ MỞ RỘNG CÂU
 CÁC PHÉP TU TỪ CÚ PHÁP
2.Các phép tu từ cú pháp.
 ĐIỆP NGỮ
 LIỆT KÊ
 * Tiết 2: 
II/ Hướng dẫn tự học
- Ôn lại các khái niệm liên quan đến chuyển đổi kiểu câu.
- Nhận biết các phép tu từ cú pháp được sử dụng trong văn bản cụ thể.
- Xác định được mục đích sử dụng của các phép tu từ cú pháp.
- Xác định mục đích của việc biến đổi câu trong đoạn văn nhất định.
- Phân tích tác dụng của các câu được biến đổi, các biện pháp tu từ cú pháp trong văn bản.
- Học toàn bộ phần Tiếng Việt (lí thuyết và bài tập) đã ôn, chuẩn bị thi học kì II. 
- Soạn bài: Oân tập Tập làm văn.
E/ Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an 7 TUNG.doc