Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 30)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 30)

 1. Kiến thức: Giúp học sinh:

 -Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.

 -Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.

 2. Kĩ năng:

 - Phân tích tâm trạng nhân vật.

 

doc 118 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 924Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1: Cổng trường mở ra (Tiết 30)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	1	
Tiết:	1	 
CỔNG TRƯỜNG MỞ RA
	 - LÝ LAN -
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thức: Giúp học sinh:
 -Cảm nhận và hiểu biết được những tình cảm đẹp đẽ của người mẹ đối với con nhân ngày khai trường.
 -Thấy được ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc đời mỗi con người.
 2. Kĩ năng:
 - Phân tích tâm trạng nhân vật.
 3. Thái độ:
 - Nhận thức được ý nghĩa, vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
II. CHUẨN BỊ:
 1. GV:
 a. PP: gợi mở, giải quyết vấn đề, phân tích, thuyết giảng.
 b. Dddh: tư liệu: bài hát, tranh vẽ ngày khai trường.
 2. HS: Đọc VB soạn bài theo câu hỏi GV.
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
1. Ổn định :
2. Kiểm tra : Tập vở, SGK, nội dung chuẩn bị theo yêu cầu của giáo viên.
3. Bài mới
Hoạt động 1:giới thiệu bài
- “Ngày đầu tiên đi học, mẹ dắt tay tới trường, em vừa đi vừa khóc, mẹ dỗ dành yêu thương . . .” -> Tình mẹ đối với con 
-> Vào bài.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc- Tìm hiểu chú thích.
-Văn bản này của ai?
-Văn bản có xuất xứ từ đâu?
-Bài văn thuộc văn bản gì ? Em biết gì về loại văn bản ấy? 
- Qua phần tìm hiểu chú thích ở nhà, có từ nào em thắc mắc, cần giải thích?
GV giải đáp thắc mắc của HS
-VB cổng trường mở ra thuộc phương thức biểu đạt nào? Vì sao em biết? 
-Hoạt động 3: Đọc – tìm hiểu văn bản 
- Đại ý của VB là gì? Em hãy nêu bằng vài câu ngắn gọn?
-VB chia làm mấy phần? Nêu giới hạn và ý chính từng phần?
- Nhân vật chính trong VB là ai? 
GV cho HS đọc thầm đoạn đầu -> bước vào .
 -Theo dõi phần đầu của VB và cho biết : Người mẹ nghĩ đến con vào thời điểm nào? Thời điểm đó gợi cảm xúc gì trong tình cảm hai mẹ con? 
 - Mẹ đã chuẩn bị những gì cho con để con bước vào ngày khai trường đầu tiên?
-Chi tiết nào miêu tả tâm trạng của người mẹ? 
- Theo em, vì sao ngày khai trường vào lớp một để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng mẹ như thế ?
- Khi nhớ lại kĩ niệm ấy lòng mẹ như thế nào? 
- Nhận xét về cách dùng từ trong câu văn trên ? 
- Từ dấu ấn sâu đậm của ngày khai trường đó điều mà mẹ mong muốn cho con ở đây là gì?
 – Những điều này có phải mẹ trực tiếp nói với con không? Theo em, mẹ đang tâm sự với ai? 
-Chuyển ý sang hoạt động 4: Tổng kết 
- Nhận xét nghệ thuật biểu đạt của bài văn?
 -VB viết về tâm trạng của người mẹ trong đêm không ngủ trước ngày khai trường vào lớp 1 của con . Qua tâm trạng đó của mẹ, em hiểu được gì về vấn đề tác giả muốn nói ở đây?
Hoạt động 5 : Luyện tập 
- GV cho HS xem tranh vẽ- Bức tranh trên các bạn vẽ cảnh gì? Cảnh đó như thế nào ? 
- Khi xem tranh em có cảm xúc suy nghĩ gì về hiện tại và tương lai?
-Gọi HS đọc thêm“Trường học “(SGKtr 9).
- Hướng dẫn cách làm bài tập 1+2 SGKtr 
Hoạt động 6. Củng cố, Dặn dò:nêu cảm xúc của mình khi đến dự lễ khai trường đầu năm
- Học thuộc bài.
- Làm bài tập 1 + 2.
- Soạn bài : “ Mẹ tôi “
- Nghe ghi tựa bài.
- Dựa vào SGK trả lời
-Suy nghĩ vận dụng kiến thức VB 6 trả lời .
- Nêu thắc mắc 
- Suy nghĩ trả lời. 
HS nêu đại ý VB ngắn gọn . 
HS suy nghĩ trả lời. 
-HS trả lời. 
- Suy nghĩ, trả lời
- HS đọc thầm đoạn từ “ vào đêm trước -> mẹ bước vào “
- HS trả lời 
- HS nêu chi tiết và gạch chân chi tiết vừa nêu.
-HS suy nghĩ trả lời.
HS thảo luận theo từng bàn thống nhất ý kiến – trả lời
HS nhìn đoạn” Thật sự mẹ không . Bước vào” – Nêu chi tiết- gạch chân chi tiết trong SGK.
- HS suy nghĩ trả lời(1-2 HS )
- Suy nghĩ , trả lời.
- HS suy nghĩ trả lời
- Nhìn lại quá trình phân tích trả lời
- Suy nghĩ trả lời
I.Tìm hiểu chung:
1-Tác giả :Lý Lan
2- Tác phẩm:
- Đăng trên báo” Yêu trẻ”số 166(1/9/2000)
- Văn bản nhật dụng : Văn bản đề cập đến những nội dung có tính cập nhật , đề tài có tính chất thời sự đồng thời là những vấn đề xã hội có ý nghĩa lâu dài. 
Văn bản nhật dụng đề cập vấn đề người mẹ và nhà trường . 
II- Đọc-Hiểu văn bản :
* Đại ý: Bài văn ghi lại tâm trạng của một người mẹ trong một đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường đầu tiên . 
- Hai phần :
+ Từ đầu đến “ mẹ bước vào”: Tâm trạng của mẹ. 
+ Phần còn lại : cảm nghĩ của mẹ về vai trò của nhà trường trong giáo dục thế hệ trẻ. 
1 – Tâm trạng của mẹ trườc ngày khai trường của con . 
*Me : Thao thức không ngủ, suy nghĩ triền miên. 
 -Sống lại quá khứ, nhớ ngày bà ngoại dắt mẹ vào lớp một, nhớ tâm trạng hồi hộp trước cổng trường 
- Rạo rực, bâng khuâng, xao xuyến.
2/ Cảm nghĩ của mẹ về vai trò của giáo dục đối với thế hệ trẻ. 
- Mẹ nghĩ về ngày Hội khai trường ; nghĩ về vai trò của GD đối với trẻ em 
- Tất cả mọi trẻ em, HS đến tuổi đều được đến trường 
- Chỉ cần sai một li là sẽ chệch hướng , lạc đường, hỏng việc. Tác giả muốn khẳng định tầm quan trọng của giáo dục vì giáo dục quyết định tương lai của đất nước. 
- Về tri thức , tình cảm, tư tưởng , đạo lí, tình bạn, tình thầy trò. . 
-> trong giáo dục không được phép sai lầm.
III-Tổng kết:
-NT: Văn tự sự xen yếu tố biểu cảm như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng .
-ND:Bài văn giúp ta hiểu tấm lòng thương yêu, tình cảm của cha mẹ đối con cái và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống mỗi con người.
IV – Luyện tập:
- Ở lớp: +Quan sát, thuyết minh tranh .
 +Đọc thêm: Trường học ( SGK tr- 9) 
- Ở nhà: Bài tập 1-2 SGK tr 9
Bổ sung:
Tuần:	1	
Tiết:	2	 
MẸ TÔI
	 (A- MI – XI)
I-MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:Giúp HS:
Hiều biết và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái .
2. Kĩ năng: - phân tích, cảm thụ văn học.
3. Thái độ: - yêu mến kính trọng Ông bà, cha mẹ.
II- CHUẨN BỊ:
 1. GV: a. PP: gợi mở, giải quyết vấn đề.
 b. Dddh: tham khảo SGK, SGV , bài hát.
 2. HS :Soạn bài theo câu hỏi SGK phần Đọc_ Hiểu văn bản tr 11, 12. 
III- CÁC BƯỚC LÊN LỚP.
Hoạt động của GV
Hoạt động HS
Nội dung – Ghi bảng
 1- Ổn định :
 2- Kiểm tra bài cũ
 - Tóm tắt ngắn gọn văn bản “Cổng trường mở ra “.
 - Qua văn bản , em biết gì về tình cảm của người mẹ đối với con mình và vai trò của nhà trường đối với thế hệ trẻ.?
 3- Bài mới.
Khởi động 1:giới thiệu bài.
 Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả.Nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức hết đươc điều đó. Chỉ khi mắc những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta một bài học như thế.
– Em biết gì về tác giả A-MI-XI ?
 – VB “Mẹ tôi” trích từ tác phẩm nào?
Bài văn thuộc loại văn bản gì? Thể loại?
- VB” Mẹ tôi” thuộc phương thức biểu đạt nào? Vì sao em biết ?
Hoạt động 3: Đọc -hiểu VB
- Hãy nêu đại ý của văn bản? VB được viết bằng lối văn nào ? ( viết thư ) Ai viết cho ai ? ( bố viết cho En- ri- cô )
- Lí do gì bố phải viết thư ? ( Trước mặt cô giáo, En - ri- cô đã thiếu lễ độ với mẹ )
- tìm các từ ngữ thể hiện thái độ của bố đối với cậu bé En – ri – cô ?
* GV: Treo bảng phụ: Sự hỗn láo như 1 nhát daobố ; Bố không thể néngiận , con mà lại ư ; Thật đáng xấu nhã.
11- Em hãy nhận xét cách dùng từ và giọng điệu của bố trong bức thư ?
- Qua đo, em nhận xét gì về người bố?
(Tế nhị, sâu sắc, nghiêm- khắc với con 
Giảng: * Chuyển ý - ghi tiêu đề 2:
- Sau khi đọc thư bố, En-ri-cô có thái độ như thế nào?
-- Theo em , điều gì đã khiến cho En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư bố? 
( Chọn các lí do ở SGK: Chọn câu a,c,d) 
-Để nói lên điều đó, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?Vậy En-ri-cô là người như thế nào?
Hoạt động 4: Tổng kết 
-Bức thư mang tính biểu cảm ở chỗ nào ?
-Qua VB, em rút ra được bài học gì 
(Hiểu được công lao to lớn không gì sánh được của mẹ và hãy cố gắng làm nhiều việc tốt để đền đáp công ơn cha mẹ.)
Gọi 1HS đọc ghi nhớ. 
Hoạt động 4 : Luyện tập
- Cho HS đọc đoạn thư thể hiện vai trò vô cùng lớn lao của người mẹ đối với con.
Hoạt động 5:Củng cố, Dăn dò
- Cho HS đọc tên các bài ca dao, bài hát nói lên tình cảm của cha mẹ đối với con cái.
- Học bài, làm bài tập 2/ SGK tr 12.
 - Soạn bài : Từ ghép.
HS trả bài theo câu hỏi
Nghe
Đọc to chú thích về tác giả( SGK- tr 11)
Nêu xuất xứ văn bản.
Nhớ lại kiến thức lớp 6 trả lời.
Trả lời
Suy nghĩ trả lời
- tìm chi tiết trong đoạn – trả lời- gạch chân các chi tiết trong SGK
Suy nghĩ trả lời .
Suy nghĩ, trả lời.
Suy nghĩ trả lời.
Nhìn SGK,tìm chi tiết, trả lời.
Suy nghĩ trả lời 
Nêu suy nghĩ của bản thân.
_ Dùng kiến thức vừa tiếp thu được trả lời.
Nhìn lại quá trình phân tích-tổng kết ý, trả lời.
I Giới thiệu.
Tác giả: ( SGK/11)
Ét-môn-đô đơ A-Mi-Xi, nhà văn I –ta-li - a, có sở trường truyện ngắn.
 2-Tác phẩm:
_ Trích “ Những tấm lòng cao cả”
_ VB nhật dụng đề cập vai trò của người mẹ đối với con cái .
 - Thể loại truyện viết dưới dạng bức thư.
II- Đọc-Hiểu văn bản
*Đại ý: Bài văn miêu tả thái độ tình cảm va những suy nghĩ của người bố trước lỗi lầm của con vàsự trân trọng của ông với vợ mình ( mẹ En -Ri-cô)
1/ Thái độ của bố khi En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ.
=>Biểu hiện nỗi niềm đau đớn, tức giận, buồn bã, thái độ kiên quyết phê phán nghiêm khắc.
2/ Tâm trạng của En-ri-cô khi đọc thư bố.
* Dùng thư trao đổi, nhắc lại kỉ niệm, khơi gợi cảm xúc à Ngoan, hiếu thảo, biết nhận ra lỗi lầm. 
III- Tổng kết :
-NT: Cách biểu lộ tình cảm bằng thư sâu sắc, kín đáo, từ ngữ chọn lọc, lời văn tế nhị cảm động.
- ND:Yêu thương , kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng cao cả.
IV-Luyện tập :
BT1: SGK-tr12 .
BT2: Kể lại 1 việc em đã gây ra khiến bố mẹ buồn phiền 
Bổ sung : 
Tuần:	1	
Tiết:3	
TỪ GHÉP
I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 1. Kiến thứcGiúp HS:
 -Nắm được cấu tạo của 2 loại từ ghép. Từ ghépchính phụ và từ ghép đẳng lập.
 - Hiểu được cơ chế tạo nghĩa của từ ghép Tiếng Việt.
 2. Kĩ năng:
 - Biết vận dụng những hiểu biết cơ bản về cơ chế tạo nghĩa vào việc tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép Tiếng Việt .
 3. Thái độ:
 - Dung từ đúng tiếng VCieetj, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II- CHUẨN BỊ:
 1. GV:
 a. PP: gợi mở, giải quyết vấn đề, quy nạp
 b. Dddh:- nghiên cứu SGK, SGV, bảng phụ 
 2. . HS: Soạn bài , ôn lại từ đơn vàtừ phức .
III- CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
Hoạt động của GV
HĐ của HS
Nội dung
1-Ổn định: kiểm tra sĩ số lớp 
2- Kiểm tra:
 -VB “Mẹ tôi” cho em bài học gì trong cuộc sống?
3. Bài mới.
 :Hoạt động 1 :giới thiệu bài. 
Nhắc lại kiến thức bài“ Từ và cấu tạo của từ tiếng Việt “ 
( Lớp 6 ) -> “ Từ ghép “.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hình thành kiến thức
GV gọi 1HS đọc to VD Tr 13- chú ý từ bà ngoại thơm phức.
 - VD trên, mỗi từ gồm có mấy tiếng ? 
 Tiếng đứng sau có tác dụng gì so với tiếng đứng trước? 
 - Vậy tiếng nào là tiếng chính , tiếng nào là tiếng phụ ? Vì sao em biết ?
 - Em có nhận xét gì về trật tự giữa tiếng chính vá tiếng phụ trong các từ ấy ?
 - Từ ghép có cấu tạo như trên gọi là từ ghép chính phụ . Vậy em hiểu thế nào là từ  ... ối).
àĐối, điệp ngữ, điệp ý, câu hỏi tu từ: Nỗi sầu chia li đã đến cực độ, xa cách thăm thẳm, mịt mù gần như tuyệt vọng.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết
-Hỏi: văn bản thể hiện nỗi lòng gì của người chinh phụ? Nỗi lòng ấy có ý nghĩa như thế nào?
-Hỏi: Xác định những thành công về nghệ thuật của văn bản?
Hoạt động 4: Củng cố, Dặn dò
-Đọc lại bài thơ, nêu nội dung chính của bài.
 -Xem laị bài, học thuộc lòng bài thơ.xem bài tiếp theo.
-Trả lời (như nội dung ghi).
-Trả lời (như nội dung ghi).
III.Tổng kết:
®Nỗi sầu chia li của người chinh phụ sau lúc tiễn chồng ra trận ® tố cáo chiến tranh phi nghĩa, khát khao hạnh phúc lứa đôi của người phụ nữ.
®Nghệ thuật ngôn từ rất điêu luyện, điệp từ, đối, ẩn dụ 
* Bổ sung:
Tuần:7	
Tiết:	26	
BÁNH TRÔI NƯỚC 
- Hồ Xuân Hương-
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Thấy được vẻ xinh đẹp, bản lĩnh sắt son, thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong bài thơ “Bánh trôi nước”.
2.Kĩ năng: Phân tích, đánh giá tính đa nghĩa trong thơ.
3. Thái độ: Trân trọng vẻ đẹp, tài năng, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ.
II. CHUẨN BỊ:
1. Gv: 
a. pp: Gợi mở, phát vấn, thuyết gảng.
b. Dddh: tranh, ảnh tác giả
2.HS: Đọc bài, soạn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
1.Ổn định lớp: 
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh. 
-Lớp trưởng báo cáo.
2.Kiểm tra bài cũ: 
-Hỏi: Đọc thuộc lòng đoạn trích “Bài ca Côn Sơn”? Nhận xét cảnh ở Côn Sơn và tâm hồn, nhân cách Nguyễn Trãi?
-Trả lời: Đọc thuộc lòng và nêu cảm nghĩ.
3.Bài mới.
Hoạt động 1:Giới thiệu vào bài: Hôm nay chúng ta tìm hiểu một bài thơ đã nói lên thân phận người phụ nữ xưa, đó là bài thơ: Bánh trôi nước.
Nêu sự hiểu biết của em về tác giả bài thơ?
Nhận diệt thể thơ 
HS thực hiện theo yêu cầu
I.Giới thiệu:
1. Tác giả: Hồ Xuân Hương
- Mênh danh là bà chúa thơ Nôm
2. Văn bản: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
Hoạt động 2: Hướng dẫn Đọc hiểu văn bản
Miêu tả cách làm,hình ảnh bánh trôi nước.
Nhận xét cách miêt tả
-Bánh trôi nước có tự quyết định được số phận và hình dáng của mình như thế nào không?
-Hình ảnh bánh trôi nước gợi lên suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ? Các chi tiết giúp em liên tưởng về điều gì về người phụ nữ?
-Gọi hs trình bày.
- nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tổng kết:
-Cảm nhận thái độ của nhà thơ về người phụ nữ xưa?
-Em có nhận xét gì về nghệ thuật?
Hoạt động 4: Luyện tập
HS làm ở nhà
Hoạt động 5 Củng cố, Dặn dò
Đọc lại bài thơ, nêu nội dung chính của bài.
Xem laị bài, học thuộc lòng bài thơ.xem bài tiếp theo.
-Trả lời (như nội dung ghi).
-Trả lời (như nội dung ghi).
thảo luận.
trình bày.
1. Nghĩa thứ nhất.
- bánh trôi nước
+ “trắng, tròn”: màu sắc, hình dáng
+ “bảy nổi ba chìm, rắn, nát”: cách làm bánh
àđúng với thực tế
2. Nghĩa thứ hai.
+ “trắng, tròn”: vẻ đẹp bên ngoài
+ “tấm lòng son”:
Chung thủy, sắt son.
+ “bảy nổi”: thân phận chìm nổi
àthân phận chìm nổi, không quyết định được số phận chìm nổi của mình.
III. Tổng kết.
ghi nhớ (sgk)
*Bổ sung
Tuần:7	
Tiết:	27	
QUAN HỆ TỪ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Nắm được thế nào là quan hệ từ, ý nghĩa của đại từ
2.Kĩ năng: Nâng cao kỹ năng sử dụng quan hệ từ khi đặt câu.
3.Thái độ: Sử dụng quan hệ từ phù hợp để góp phần tăng giá trị biểu đạt trong tiếng Việt.
II. CHUẨN BỊ:
1.Gv: 
a. pp: gợi mở, giải quyết vấn đề, quy nạp
b. Dddh: bảng phụ.
2. HS: Đọc bài, soạn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung 
1.Ổn định lớp: 
-Kiểm tra nề nếp, sĩ số, vệ sinh. 
-Lớp trưởng báo cáo.
2.Kiểm tra bài cũ:
-GV đưa ra ví dụ (bảng phụ). Gọi HS xác định từ Hán Việt và cho biết nó tạo sắc thái biểu cảm gì?
-Trả lời: HS xác định. HS khác nhận xét.
3.Bài mới.
Hoạt động 1:Giới thiệu vào bài: Học quan hệ chủ yếu là để sử dụng đúng quan hệ từ, vì có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ, trường hợp không bắt buộc và trường hợp quan hệ từ được dùng thành cặp. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về vấn đề này.
Hoạt động 2: Hướng dẫn hình thành kiến thức
-Gọi HS đọc BT 1(I), xác định yêu cầu. Thực hiện từng câu.
-Gọi HS đọc BT 2(I), xác định yêu cầu. Thực hiện từng câu.
-Hỏi: Vậy thế nào à quan hệ từ?
*Chuyển ý: Khi sử dụng quan hệ từ thì ta phải chú ý đến vấn đề gì?
-Gọi HS đọc BT 1 (II), xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT 2 (II), xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 1 bàn).
-Gọi HS đọc BT 3(II), xác định yêu cầu. Thực hiện từng câu.
-Hỏi: Vậy khi sử dụng quan hệ từ ta phải lưu ý vấn đề gì?
*Chuyển ý: Để hiểu rõ hơn về quan hệ từ và cách sử dụng quan hệ từ, chúng ta sẽthực hiện phần luyện tập.
-HS đọc. Trả lời: 
a.của; b.như; c.bởi nên.
-HS đọc. Trả lời: 
a.của liên kết từ ngữ đồ chơi với chúng tôi (quan hệ sở hữu).
b.như liên kết từ ngữ người đẹp với hoa (quan hệ so sánh).
c.bởi, nên, liên kết 2 ý  (quan hệ nhân quả).
-Trả lời (như nội dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến:Bắt buộc (b, d, g, h); không bắt buộc (a, c, e, i).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến: nếu  thì; vì  nên; tuy  nhưng; hễ  thì; sở dĩ  do (vì).
-HS đọc. Trả lời: (nhiều HS nêu ý kiến).
-Trả lời (như nội dung ghi).
I.Thế nào là quan hệ từ:
ßVí dụ:
àbiểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu với câu trong đoạn văn.
II.Sử dụng quan hệ từ:
àKhi nói hoặc viết có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩa hoặc không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ.
àCó một số quan hệ từ được dùng thành cặp.
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập
-Gọi HS đọc BT 1, xác định yêu cầu. Thực hiện (yêu cầu HS đọc lại văn bản).
-Gọi HS đọc BT 2, xác định yêu cầu. Thực hiện.
-Gọi HS đọc BT 3, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn).
-Gọi HS đọc BT 4, xác định yêu cầu. Thực hiện (HĐ nhóm 2 bàn, thực hiện vào bảng con).
Hoạt động 4:Củng cố, Dặn dò
-Gọi HS đọc ghi nhớ ở SGK.
-Nhận xét lớp học
-Học bài. 
-Chuẩn bị “Luyện tập cách làm văn bản biểu cảm”.
-Câu hỏi soạn: 
-Lập dàn bài phần chuẩn bị ở nhà SGK tr 99. Đọc thêm bài “Cây sấu ở Hà Nội”.
-HS đọc. Trả lời (như nội dung ghi).
-HS đọc. Trả lời (như nội dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
-HS đọc, chia nhóm thảo luận. Đại diện nêu ý kiến (như nội dung ghi).
II.Luyện tập:
1.của (con), như (uống), của (con và thỉnh thoảng), như (đang), cứ (mỗi), đến nỗi (lên), nhưng (cũng), ngoài (chuyện).
2.Điền theo thứ tự: với, và, với, với, nếu, thì, và.
3.Đúng (b, d, g, i, k, l). Sai (a, c, e, h)
4.(HS ghi cách đặt đúng, hay).
*Bổ sung:
Tuần: 7	
Tiết:	28	
LUYỆN TẬP CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1.Kiến thức: Củng cố và nâng cao kiến thức về cách làm bài văn biểu cảm
2.Kĩ năng: Luyện tập các thao tác làm văn biểu cảm: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài.
3.Thái độ: Có thói quen động não, tưởng tượng, suy nghĩ, cảm xúc trước một đề văn biểu cảm.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV:
a. pp: gợi mở, giải quyết vấn đề, hđ cá nhân
b. Dddh: văn bả mẫu.
2. HS: Đọc, soạn.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
1. Ổn định tổ chức .
2. Kiểm tra bài cũ . 
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
3. Bài mới
Hoạt động:Giới thiệu bài.
Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta thực hành làm văn biểu cảm .
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành đạt các yêu cầu bài tập 
Chép đề .
. Muốn tạo văn bản Tập làm văn, bước thứ nhất em phải làm gì?
. Tìm hiểu đề, em tìm hiểu những gì?
Tìm ý bằng cách nào?
 Kiểu bài sẽ viết là gì ?
. Đề bài yêu cầu viết về điều gì ?
- Dàn bài thông thường gồm mấy phần ? Nhiệm vụ từng phần?
- Dựa vào những gợi ý trên và dàn bài tham khảo -> xây dựng dàn bài.
- Gv cho học sinh nhận xét 
-> đi đến thống nhất một số ý cơ bản.
Cho học sinh viết đoạn văn. 
Phần mở bài giới thiệu cây sấu như thế nào ?
 Chỉ ra những từ ngữ mà em cho là cần thiết để bộc lộ tình cảm trong đoạn.
Phần thân bài đã nêu lên những ý gì ?
Hãy liệt kê các ý ấy ra và chú ý cách diễn đạt .Tại sao kết bài tác giả lại viết : “ Mùa nào , tiết nào Hà Nội cũng có cái gì để mà nhớ thương” . Kết như vậy có ý nghĩa gì ?
Có thể đưa ra cách kết khác được không ? 
 Có thể đặt cho bài viết trên là “ Cây sấu của em” được không ? Vì sao ?
Hoạt động 3: Củng cố,Dặn dò
nhắc lại cách làm bài văn biểu cảm.
Chuẩn bị phần học : “ Qua đèo Ngang” theo câu hỏi định hướng sgk .
 + Xác định thể loại .
 + Xác định bố cục .
 + Tâm trạng của tác giả .
 + Biện pháp nghệ thuật , tác dụng của nó .
Trình bày.
Tìm hiểu đề và tìm ý.
Trình bày.
Đề yêu cầu viết về điều gì ? Tìm hiểu yêu cầu của đề qua các từ ngữ.
Trình bày.
Phương pháp đặt câu hỏi.
Xác định.
Xác định.
Loài cây em yêu.
Nhắc lại kiến thức.
Thảo luận tổ 
I.Mở bài: Nêu loài cây,lí do mà em yêu thích.
II. Thân bài.
1. Các phẩm chất của cây ( có thể miêu tả , nêu phẩm chất )
đựng mưa nắng.
2. Cây phượng trong cuộc sống con người .
- Gắn bó với cuộc sống con người.
3. Cây phượng trong cuộc sống của em .
- Chính màu đỏ của hoa phượng , âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống tinh thần chúng em luôn tươi vui rộn ràng.
III. Kết bài.
Tình yêu của em.
Viết đoạn văn theo định hướng:
+ Nhóm 1: Mở bài.
+ Nhóm 2 + 3: Thân bài (1 đoạn).
 + Nhóm 4: Kết bài.
Trình bày bằng luyện nói trước lớp .
Nhận xét, sửa chữa, bổ sung 
Đọc.
Trình bày.
Vẻ đẹp tinh khôi , hương thơm dìu dịu của cây sấu.
Xác định .
“ Hằng năm  khắp cả mặt đường”.
-Trình bày.
Trình bày .
- Cây sấu Hà Nội  xa xứ .
- Ngày hè .. nỗi khát khao .
- Từ những quả sấu  chất Hà Nội .
- Từng qua thời thơ ấu  . trước cổng trường .
Nhận xét .
Trình bày .
Có thể , ta vẫn lấy hình ảnh cây sấu : Từ những kỉ niệm cây sấu – sấu là người bạn thân thiết , gắn bó với người Hà Nội .
Trình bày .
Được , vì em có thể thích và yêu bất kì loài cây nào nếu loài cây đó gợi cho em nhiều kỉ niệm .
Không , vì :
 + Bài văn giới thiệu nguồn gốc , hình dáng , lá, vỏ, hoa của cây sấu .
 + Nêu công dụng và lợi ích của cây sấu .
Đề : Loài cây em yêu.
1- Tìm hiểu đề và tìm ý.
- Kiểu bài: biểu cảm.
- Đối tượng: loài cây (me, dừa, chuối, gạo, đã ) ở làng quê, phố chợ  Việt Nam.
- Tình cảm: gắn bó, yêu quí 
2- Lập dàn bài.
A- Mở bài.
 Loài cây em yêu – lí do.
B- Thân bài. 
 a- Các đặc điểm của cây -> biểu cảm.
 b- Ý nghĩa của loài cây đối với cuộc sống con người -> biểu cảm.
 c- Ý nghĩa của loài cây trong đời sống vật chất và tinh thần của em -> biểu cảm.
C- Kết bài.
 Tình cảm đối với loài cây đó.
3- Viết đoạn văn.
4. Văn bản : “ Cây sấu Hà Nội”.
*Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 Tuan 1 den Tuan 9.doc