Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 : Văn bản: Cổng trường mở ra ( Lí Lan ) (Tiếp)

Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 : Văn bản: Cổng trường mở ra ( Lí Lan ) (Tiếp)

. Mục tiêu:

- Qua bài học, giúp HS cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái cũng như ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người . Từ đó xác định rõ hơn trách nhiệm, tình cảm của mình với cha mẹ .

- Rèn kĩ năng đọc, hiểu văn bản.

II. Chuẩn bị :

 GV:Máy chiếu hoặc bảng phụ

 HS: Soạn bài

 

doc 341 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng môn học Ngữ văn lớp 7 - Tuần 1 - Tiết 1 : Văn bản: Cổng trường mở ra ( Lí Lan ) (Tiếp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	&
Tiết 1 : Văn bản
Cổng trường mở ra
( Lí Lan )
Ngày dạy:
I. Mục tiêu: 
- Qua bài học, giúp HS cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái cũng như ý nghĩa lớn lao của nhà trường với cuộc đời mỗi con người . Từ đó xác định rõ hơn trách nhiệm, tình cảm của mình với cha mẹ . 
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu văn bản.
II. Chuẩn bị :
 GV:Máy chiếu hoặc bảng phụ
	HS: Soạn bài 
III/ Phương Pháp:
	- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích
IV. Tiến trình Dạy - học: 
1. Tổ chức: kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : 
 	- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài và dụng cụ học tập của HS.
3. Bài mới : Giới thiệu bài.
 	Tuổi thơ của mỗi người thường gắn với mái trường, thầy cô, bè bạn. Trong muôn vàn những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò, có lẽ kỉ niệm về ngày chuẩn bị đến trường đầu tiên là rất sâu đậm khó quên. Bài văn mà chúng ta học hôm nay sẽ giúp các em hiểu được tâm trạng của một con người trong thời khắc đó.
? Qua việc chuẩn bị bài ở nhà, em cho biết ở VB này t/giả viết về cái gì? Việc gì? 
- Tâm trạng của một người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con bước vào ngày khai trường đầu tiên.
? Theo em văn bản "Cổng trường mở ra" thuộc kiểu VB nào? Vì sao em biết?
* GV hướng dẫn đọc giọng đọc nhẹ nhàng, thủ thỉ, tâm tình. 
GV đọc mẫu và cho 2 HS đọc tiếp.
GV cho HS nhận xét.
- GV hướng dẫn HS tóm tắt nội dung chính của văn bản .
GV cho HS nhận xét.
* GV hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích. 
- HS giải nghĩa các từ khó:
+ Chú thích : 3,5,6 ( từ đồng nghĩa)
+ Chú thích : 1,4,10 ( từ Hán Việt )
? Em hãy xác định bố cục của VB này? ý chính của mỗi phần?
* HS xác định bố cục:
- Đoạn 1: Từ đầu  đến ngày đầu năm học
ND: Tâm trạng của 2 mẹ con trong buổi tối trước ngày khai giảng. 
- Đoạn 2: Thực sự mẹ k0 lo lắng  đến hết. 
ND: ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của mẹ.
? Căn cứ vào nội dung của VB, cho biết n/vật chính là ai ? vì sao ?
- Nhân vật chính: Người mẹ, đứa con. ’ vì hầu hết mọi suy nghĩ, tâm trạng của n/vật trong VB là của người mẹ.
? Trong đêm đầu tiên trước ngày khai trường của con, nhìn đứa con đang ngủ, bà mẹ hiểu tâm trạng của con mình ntn ? tìm những biểu hiện cụ thể ?
? Vậy còn tâm trạng của người mẹ ra sao?
* HS thảo luận theo nhóm:
’ GV dùng bảng phụ:
? Theo em điều gì khiến người mẹ thao thức, 
 suy nghĩ, k0 ngủ được ?
 1. Lo cho con
 2. Giúp con chuẩn bị đồ dùng
 3. Dọn dẹp nhà cửa, làm 1 vài việc lặt vặt cho riêng mẹ.
 4. Mẹ vừa trăn trở suy nghĩ về tương lai của con, vừa bâng khuâng nhớ về ngày khai trường năm xưa của mình. 
Đáp án : 4 
* GV chốt:
? Trong tâm trạng ngày khai trường ấy, những kỉ niệm nào về tuổi ấu thơ của người mẹ là sâu đậm nhất ?
* HS tìm chi tiết - trả lời:
? Tại sao bà mẹ lại nhớ về ngày đi học đầu tiên trong đêm trước ngày khai trường của con ?
- Vì Hơn thế nữa, người mẹ còn mong muốn cái ấn tượng đẹp đẽ ấy cũng sẽ khắc sâu vào tâm hồn con, truyền cho con những cảm xúc xao xuyến khi nhớ về ngày đầu tiên đến trường của mình.
? Để diễn tả sâu sắc tinh tế diễn biến tâm trạng của n/vật, t/giả đã dùng những từ :
 "háo hức, trằn trọc, xao xuyến, hồi hộp, hốt hoảng, nôn nao" những từ đó thuộc từ loại nào ? 
- Thuộc từ loại : động từ chỉ trạng thái.
? Những động từ này thường được sử dụng trong thể loại nào ? nhằm mục đích gì?
- Trong thể loại tự sự
’ Nhằm miêu tả diễn biến tâm trạng n/vật.
? Từ sự liên tưởng ấy bà mẹ còn suy nghĩ đến vấn đề gì ? Mong ước điều gì ?
 * GV chốt:
* HS tìm và đọc đoạn văn:
‘’ Mẹ nghe ’ sau này ‘’.
? Vậy đã 7 năm bước qua cánh cổng trường, em hiểu thế giới kì diệu đó là gì?
- Bà mẹ suy nghĩ về vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục, của nhà trường với thế hệ trẻ .
* GV chốt :
? Có ý kiến cho rằng : Người mẹ trong bài văn này đang tâm sự với con, nhưng lại có ý kiến cho rằng bà mẹ đang tâm sự với chính mình. ý kiến của em ntn ?
? Qua tìm hiểu bài văn trên, em thấy n/vật người mẹ là người ntn ? 
- Là người mẹ thương yêu, quan tâm đến con.
? Trong tác phẩm văn học nào em đã học cũng có h/ả bà mẹ như vậy ?
 ? Bài văn được viết theo những phương thức biểu đạt nào ?
? Qua tìm hiểu VB "Cổng trường mở ra" em thấy có những thành công gì về nghệ thuật ? ( cách viết, lời văn )
 ? Qua VB này, em hiểu được những điều gì ?
. - GV gọi 1 HS đọc phần ( ghi nhớ )
- GV hướng dẫn HS l/tập.
’ 2 HS trả lời ý kiến riêng của mình.
- Bài tập 2 GV yêu cầu HS viết đoạn văn khoảng 5 - 6 câu 
 ’ GV nhận xét bổ sung .
2) Bài tập 2: 
’ 2 HS đọc đoạn văn mình viết .
I. Tìm hiểu chung:
- Kiểu VB : nhật dụng
- Thể loại : Bút kí - biểu cảm.
II . Đọc, hiểu văn bản: 
1) Đọc.
* Tóm tắt:
* Chú thích:
1, 3, 4, 5, 6, 10
2) Bố cục : Chia làm 2 đoạn
3. Phân tích:
a) Diễn biến tâm trạng của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con.
 - Cảm nhận được sự quan trọng của ngày đầu tiên đến trường.
- Như thấy mình đã lớn.
- Giúp mẹ  giấc ngủ đến dễ dàng.
- Trạng thái t/cảm vui, phấn khởi khi nghĩ đến 1 điều hay và nóng lòng muốn làm ngay.
- Từ đồng nghĩa : náo nức , khấp khởi  
’ Người mẹ thao thức, suy nghĩ , k0 ngủ 
 được. 
- Cảm nhận được sâu sắc diễn biến tâm trạng của con: Háo hức, thanh thản.
b) ấn tượng tuổi thơ và liên tưởng của người mẹ.
- Tiếng đọc bài trầm bổng.
- Bà ngoại dắt mẹ tới trường. 
Trong tâm trạng dạt dào cảm xúc, người mẹ như thấy mình trẻ lại, thấy tuổi thơ của mình sống dậy 
- Một ngày vô cùng quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. 
? Trước ngày khai trường của con người mẹ k0 chỉ nhớ về kỉ niệm ấu thơ của mình mà còn liên tưởng tới ngày khai trường ở nước Nhật. Em hãy đọc đoạn văn này ?
- Suy nghĩ về vai trò to lớn của sự nghiệp giáo dục, của nhà trường.
- Mái trường là nơi nuôi dưỡng tri thức, bồi đắp tâm hồn, chắp cánh cho ước mơ của thế hệ trẻ.
 Xuyên suốt bài văn, n/vật người mẹ là n/vật tâm trạng, ng2 độc thoại nội tâm là chủ đạo . 
Cho nên người mẹ nói thầm với con cũng là đang nói thầm với mình, với mọi người như 1 thông điệp : Hãy dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho tuổi thơ, cho sự nghiệp giáo dục, bởi : Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. 
III. Tổng kết: (Ghi nhớ - SGK - Tr 9)
IV. Luyện tập : 
4. Củng cố:
? Trong những câu văn sau, câu văn nào thể hiện tập trung nhất suy nghĩ của người mẹ về tầm quan trọng của nhà trường với thế hệ trẻ ?
 A. Mẹ nghe nói  tươi vui.
 B. Tất cả quan chức  lớn nhỏ.
 C. Các quan chức  học sinh.
 D. Thế giới này  sẽ mở ra .
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc phần ( ghi nhớ ) để nắm chắc nội dung bài học.
- Đọc bài đọc thêm ‘’ Trường học ‘’
-Làm và hoàn thiện bài tập 2 ( SGK - TR9 )
’ Soạn bài: VB “Mẹ tôi" 
Chú ý so sánh và tìm ra những nét tương đồng trong h/ả người mẹ ở cả 2 VB 
“Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi”
Chú ý đọc và tìm hiểu phần chú thích ộ
---------------------------------------------------
Tuần 1	&
Tiết 2 : Văn bản
Mẹ tôi 
(Trích : những tấm lòng cao cả)
	(é -môn-đô đơ A-mi-xi)
Ngày dạy:
I. Mục tiêu : 
- Qua bài học, giúp HS cảm nhận và thấm thía những tình cảm thiêng liêng sâu nặng của cha mẹ đối với con cái.
- Từ đó hình thành và giáo dục đạo đức HS với tình cảm dành cho cha mẹ.
- Rèn kĩ năng đọc, hiểu VB, đọc sáng tạo.
II. Chuẩn bị :
Gv: Soạn giáo án
Hs: Học,soạn bài 
III/ Phương Pháp:
	- Thuyết trình, vấn đáp, phân tích
IV. Tiến trình Dạy - học: 
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ : 
? Bài học sâu sắc nhất mà em rút ra được từ bài “Cổng trường mở ra” là gì?
HS trả lời- HS khác nhận xét
Gv nhận xét.
’ Tấm lòng yêu thương, t/cảm sâu nặng của người mẹ.
 ’ Vai trò to lớn của nhà trường.
3. Bài mới : 
 	Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có một vị trí và ý nghĩa hết sức lớn lao, thiêng liêng và cao cả. Nhưng k0 phải khi nào chúng ta cũng ý thức được điều đó. Chỉ những khi mắc phải những lỗi lầm ta mới nhận ra tất cả. Bài văn “Mẹ tôi” sẽ cho ta thấy một bài học như thế .
* GV gọi HS đọc chú thích ộ - SGK
? Em hãy cho biết vài nét về t/giả?
? Nêu xuất xứ, vị trí của bài văn này? Theo em VB “Mẹ tôi” thuộc kiểu loại VB nào?
* GV hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu:
- Những lời bố nói trực tiếp với con: giọng trân tình nghiêm khắc.
- Những lời bố nói về mẹ: giọng tha thiết, trân trọng. 
? Giải thích các từ : khổ hình, vong ân bội nghĩa, bội bạc? 
? VB là 1 bức thư người bố gửi cho con, nhưng tại sao t/giả lại lấy nhan đề là “Mẹ tôi”? 
- Đọc kĩ ta sẽ thấy tuy bà mẹ k0 xuất hiện trực tiếp nhưng đó lại là tiêu điểm mà các n/vật và chi tiết đều hướng tới để làm sáng tỏ. Qua bức thư người bố gửi con, người đọc thấy hiện lên rất rõ h/ả người mẹ. 
? Trong truyện có những h/ả, chi tiết nào nói về người mẹ?
GV dùng bảng phụ
? Qua những chi tiết đó, em hãy cho biết trong những ý sau, ý nào nói đúng về người mẹ của En - Ri - Cô ?
 A. Rất chiều con.
 B. Rất nghiêm khắc với con.
 C. Yêu thương và hi sinh tất cả vì con.
 D. Cả A, B, C đều đúng.
? Khi En-Ri- Cô mắc lỗi với mẹ, người bố có thái độ ntn? 
? Tìm những chi tiết biểu hiện cụ thể?
? En-Ri-Cô mắc lỗi ntn khiến bố có thái độ đó?
? Trong câu văn “sự hỗn láonhư nhát dao đâm vào tim bố vậy” t/giả sử dụng biện pháp tu từ gì? tác dụng ?
? Với tâm trạng như vậy, nhưng trước lỗi lầm của En-Ri-Cô người bố đã có cách xử sự ntn? ( trò chuyện hay quát mắng, đánh đập)
? Qua cách xử sự đó, người bố đã dạy cho En-Ri-Cô bài học gì?
? Qua đó em thấy bố của En-Ri-Cô là người ntn?
* HS tự bộc lộ và nêu cảm nghĩ:
* GV chốt:
 ’ Qua đó ta thấy t/cảm yêu thương, kính trọng cha mẹ là t/cảm thiêng liêng hơn cả.
? Qua bức thư, em hiểu t/cảm của người bố dành cho mẹ và En-Ri-Cô ntn?
? Theo em điều gì đã khiến En-Ri-Cô “vô cùng xúc động” khi đọc thư bố?
? Theo em vì sao người bố k0 trực tiếp nói với En-Ri-Cô mà lại viết thư?
? Em có nhận xét gì về lời lẽ, giọng điệu của người bố trong bức thư ? ( lời văn , cách dùng từ ngữ ) 
? Để thể hiện t/cảm đó, t/giả đã dùng phương thức biểu đạt nào ?
? Em rút ra được những điều gì qua việc tìm hiểu VB trên? 
* HS đọc ( ghi nhớ ) 
1) Bài tập 1: 
- GV yêu cầu HS chọn và đọc đoạn văn.
 2) Bài tập 2: 
- GV yêu cầu HS nhớ và kể lại 1 sự việc: có thể HS kể những sự việc khác nhau, xong cần phải rút ra được bài học phù hợp với nội dung VB “Mẹ tôi”.
I. Tìm hiểu chung: 
1. Tác giả:
- ét - môn - đô đơ A-mi-xi ( 1864 - 1908 )
- Nhà văn I-ta-li-a ( ý )
2. Tác phẩm: 
- Trích trong bài : “Những tấm lòng cao cả” ( 1886 )
- Thuộc kiểu VB : thư từ - biểu cảm.
II. Đọc, hiểu văn bản:
 1. Đọc
* Chú thích: 
2. Phân tích: 
a) Hình ảnh người mẹ:
- Mẹ thức suốt đêm, quằn quại khóc nức nở, người .
- Là người mẹ rất yêu thương con, sẵn sàng hi sinh vì con, mẹ sẵn sàng  cứu sống con.
b) Thái độ của người bố với En-Ri Cô:
- Buồn bã, tức giận đau đớn (như nhát dao đâm vào tim bố)
-  ...  giản dị mà trang trọng. Các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhưng vẫn rất mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu (!)
* Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ : sự nhất quán, lay trời chuyển đất.
* Câu 2 : Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ: Rất lạ lùng, rất kì diệu; nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ : Trong sáng, thanh bạch, tuyệt đẹp.
* Đoạn 3 và 4 : Con người của Bác ... thế giới ngày nay: Đọc với giọng tình cảm ấm áp, gần với giọng kể chuyện. Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng, thực sự văn minh...
* Đoạn cuối :
- Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của Bác Hồ. Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết.
- Văn bản này cũng không phải là trọng tâm của tiết 128, nên sau khi hướng dẫn cách đọc chung, chỉ gọi 2- 3 HS đọc 1 lần. 
2- ý nghĩa văn chương
Xác định giọng đọc chung của văn bản : giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm sâu lắng, thấm thía.
* 2 câu đầu: giọng kể chuyện lâm li, buồn thương, câu thứ 3 giọng tỉnh táo, khái quát.
* Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là ... gợi lòng vị tha:
- Giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện.
* Đoạn : Vậy thì ... hết : Tiếp tục với giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2.
- Lu ý câu cuối cùng , giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh 
tượng nếu xảy ra.
- GV đọc trớc 1 lần. HS khá đọc tiếp 1 lần, sau đó lần lợt gọi 4- 7 HS đọc từng đoạn cho hết. 
III- GV tổng kết chung Hoạt động luyện đọc văn bản nghị luận:
- Số HS được đọc trong 2 tiết, chất lượng đọc, kĩ năng đọc; những hiện tượng cần lưu ý khắc phục.
- Những điểm cần rút ra khi đọc văn bản nghị luận.
+ Sự khác nhau giữa đọc văn bản nghị luận và văn bản tự sự hoặc trữ tình. Điều chủ yếu là văn nghị luận cần trớc hết ở giọng đọc rõ ràng, mạch lạc, rõ luận điểm và lập luận. Tuy nhiên , vẫn rất cần giọng đọc có cảm xúc và truyền cảm.
(4)- Củng cố:
(5)- Hướng dẫn luyện đọc ở nhà
- Học thuộc lòng mỗi văn bản 1 đọan mà em thích nhất.
- Tìm đọc diễn cảm Tuyên ngôn Độc lập.
Hết tuần 35 Xác nhận của BGH
Tuần 36: 
Dạy ngày
 Tiết: 137 
Chương trình địa phương phần tiếng Việt
A- Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh:
- Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
B- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng : 
- Những điều cần lưu ý: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
(1) ổn định tổ chức:
(2) Kiểm tra: 
(3) Bài mới: 
Hoạt động của GVvà HS
Kết quả cần đạt
- GV nêu yêu cầu của tiết học.
- GV đọc- HS nghe và viết vào vở.
- Trao đổi bài để chữa lỗi.
- HS nhớ lại bài thơ và viết theo trí nhớ.
- Trao đổi bài để chữa lỗi.
I- Nội dung luyện tập:
Viết đúng tiếng có phụ âm đầu dễ mắc lỗi nh tr/ch, s/x, r/d/gi, l/n.
II- Một số hình thức luyện tập:
1- Viết các dạng bài chứa các âm, dấu thanh dễ mắc lỗi:
a- Nghe viết một đoạn văn trong bài Ca Huế trên sông Hương- Hà ánh Minh:
 Đêm. Thành phố lên đèn như sao sa. Màn sương dày dần lên, cảnh vật mờ đi trong một màu trắng đục. Tôi nh một lữ khách thích giang hồ với hồn thơ lai láng, tình người nồng hậu bước xuống một con thuyền rồng, có lẽ con thuyền này xa kia chỉ dành cho vua chúa. Trước mũi thuyền là một không gian rộng thoáng để vua hóng mát ngắm trăng, giữa là một sàn gỗ bào nhẵn có mui vòm được trang trí lộng lẫy, xung quanh thuyền có hình rồng và trước mũi là một đầu rồng nh muốn bay lên. Trong khoang thuyền, dàn nhạc gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam. Ngoài ra còn có đàn bầu, sáo và cặp sanh để gõ nhịp. 
b- Nhớ- viết bài thơ Qua Đèo Ngang- Bà Huyện Thanh Quan:
(4). Củng cố:
 Gv lưu ý cho HS các lỗi chính tả thường mắc và chú ý khi viết các từ hay nhầm lẫn.
(5)Hướng dẫn học bài:
- Tiếp tục làm các bài tập còn lại.
- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.
Tuần 36: 
Dạy ngày
 Tiết: 138 
Chương trình địa phương phần tiếng Việt
A- Mục tiêu bài học: 
Giúp học sinh:
- Khắc phục một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
- Rèn kĩ năng viết đúng chính tả.
B- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng : 
- Những điều cần lưu ý: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
(1) ổn định tổ chức:
(2) Kiểm tra: 
(3) Bài mới: 
Hoạt động của GVvà HS
Kết quả cần đạt
- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống:
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống ?
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã vào những tiếng in đậm ?
- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống:
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống (giành, danh) ?
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp ?
- Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặng điểm, tính chất:
+ Tìm từ chỉ hoạt động trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo)?
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ) ?
- Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa nh sau:
+ Trái nghĩa với chân thật ?
+ Đồng nghĩa với từ biệt ?
+ Dùng chày với cối làm cho giập nát hoặc tróc lớp vỏ ngoài ?
- Đặt câu với mỗi từ : lên, nên ?
- Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội?
2- Làm các bài tập chính tả:
a- Điền vào chỗ trống:
- Chân lí, chân châu, trân trọng, chân thành.
- Mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì.
- Dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.
- Liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.
b- Tìm từ theo yêu cầu:
- Chơi bời, chuồn thẳng, chán nản, choáng váng, cheo leo.
- Lẻo khoẻo, dũng mãnh.
- Giả dối.
- Từ giã.
- Giã gạo.
c- Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:
- Mẹ tôi lên nương trồng ngô.
 Con cái muốn nên người thì phải nghe lời cha mẹ.
- Vì sợ muộn nên tôi phải vội vàng đi ngay.
 Nước mưa từ trên mái tôn dội xuống ầm ầm.
(4). Củng cố:
 Gv lưu ý cho HS các lỗi chính tả thường mắc và chú ý khi viết các từ hay nhầm lẫn.
(5)Hướng dẫn học bài:
- Tiếp tục làm các bài tập còn lại.
- Lập sổ tay chính tả ghi lại những từ dễ lẫn.
............................................
Dạy ngày:
 Tiết: 139 +140 
 Trả bài kiểm tra học kì II	 
A-Mục tiêu bài học: 
Giúp hs
- Tự đánh giá được những ưu điểm và nhược điểm trong bài viết của mình về các phương diện: nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản của cả ba phần văn, tiếng Việt, tập làm văn.
- Ôn và nắm được kĩ năng làm bài kiểm tra tổng hợp theo tinh thần và cách kiểm tra đánh giá mới.
B- Chuẩn bị: 
- Đồ dùng : 
- Những điều cần lưu ý: 
C-Tiến trình tổ chức dạy - học: 
(1) ổn định tổ chức:
(2) Kiểm tra: 
(3) Bài mới: 
1-Tổ chức trả bài:
- Gv nhận xét kết quả và chất lượng bài làm của lớp .
- HS từng nhóm cử đại diện hoặc tự do phát biểu bổ sung, trao đổi, đóng góp ý kiến.
- Tổ chức xây dựng đáp án- dàn ý và chữa bài.
- HS so sánh, đối chiếu với bài làm của mình.
- GV phân tích nguyên nhân những câu trả lời sai phổ biến.
2- Hướng dẫn HS nhận xét và sửa lỗi bài làm theo đáp án:
Câu 1:
 a.Phương thức biểu đạt: nghị luận ( 0.25 đ)
Vì: + Nội dung: Giúp người đọc hiểu rõ hơn về giá trị của tinh thần yêu nước. Thuyết phục người đọc tích cực hành động để đóng góp vào công việc chung là công việc yêu nước, công việc kháng chiến (1 điểm)
+ Hình thức: Lập luận chặt chẽ, rõ ràng, lối viết dễ hiểu, tính thuyết phục cao (0.5 đ)
b.(1.25 đ)- Những câu bị động:
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đoá trong rương, trong hòm.
 - Những câu rút gọn:
 1.Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
 2.Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đoá trong rương, trong hòm.
 3.Nghĩa là phải ra sức tuyên truyền... công việc háng chiến.
(Xác định mỗi câu đúng được (0.25 đ)
c. Phép liệt kê được tác giả sử dụng linh hoạt, mang lại hiệu quả nghệ thuật cao cho đoạn văn. Tác giả giúp người đọc hiểu đầy đủ những dạng thức khác nhau của tinh thần yêu nước; nhận thức được những công việc có thể làm thể hiện tinh thần yêu nước của mình; làm tăng tính thuyết phục cho văn bản. (1 đ)
 Câu 2:
Bài làm nêu được những nội dung sau:
Hành động:
+ Hộ đê nhưng ở trong đình cao, vững chãi.
+ Chuẩn bị : đồ dùng đầy đủ từ cái nhỏ nhất, đều là những thứ sang quý. Tất cả không liên quan đến việc hộ đê.
+ Quan chỉ tập trung vào 1 công việc duy nhất là : chơi tổ tôm đến cả khi đê vỡ quan cũng chỉ chờ ù bài.
Lời nói:
+ Chỉ nhắc bọn tay chân chơi bài tích cực hơn mà không nói gì đến việc hộ đê.
+ Được thông báo tình hình đe sắp vỡ thì quan gắt “ Mặc kệ!”
+ Khi đê vỡ rồi thì quát nạt, cậy quyền lực đe doạ đổ tội cho cấp dưới.
(Tìm các dẫn chưng trong truyện minh hoạ)
Khái quát theo nhận định của đề bài, nâng lên thành bản chất của bọn quan lại thống trị phong kiến trong xã hội cũ.
+ Hình thức: làm theo yêu cầu bài nghị luận chứng minh.
Biểu điểm:
Điểm 5 – 6: Bài viết theo đúng đặc trưng của văn bản nghị chứng minh, diễn đạt lưu loát, cơ bản đủ ý.
Điểm 3 – 4: đáp ứng được khoảng 50 % yêu cầu trên về nội dung va fhình thức, mắc ít lỗi dùng từ, diễn đạt, lỗi câu.
 Điểm dưới 3: Các trường hợp còn lại 
 ( Tuỳ từng bài làm cụ thể, giáo viên xác định mức điểm cho phù hợp)
* GV nhận xét bài làm của hs về các mặt:
+ Ưu điểm:
- ở câu 1 một số em đã xác định được đúng phương thức biểu đạt nghị luận của đoạn văn và giải thích khá tốt. Có 1 số em đã tìm được một số âu rút gọn và câu bị động. Một số em đã chỉ ra được tác dụng của phép liệt kê trong đoạn văn.
Lớp 7A: Quyên, Quỳnh, Hương, Thuý, Phí Phượng...
- Năng lực và kết quả nhận diện kiểu văn bản: đa số HS lớp 7 A làm khá tốt câu 2
- Năng lực và kết quả vận dụng lập luận, dẫn chứng, lí lẽ hướng vào giải quyết vấn đề trong đề bài của lớp 7A khá .
- Bố cục đảm bảo tính cân đối và làm nổi rõ trọng tâm.
- Năng lực và kết quả diễn đạt: Chữ viết sạch sẽ, dùng từ tương đối tốt và hợp lý, lỗi ngữ pháp thông thường ít mắc.
+ Nhược điểm:
- Câu 1 đa số học sinh ở cả 2 lớp đều chưa làm tốt, nhiều em chưa xác đinh đúng phương thức biểu đạt cho đoạn văn. Nhiều em chưa xác định được các câu bị động và câu rút gọn.
- Câu 2 đa số các em ở lớp 7B chưa xác định được yêu cầu cảu đề bài nên chưa làm được câu 2 dẫn đến kết quả bài làm rất thấp.
- Nhiều em chưa có ý thức làm bài đặc biệt là câu 2, chỉ viết được có vài dòng trong khi đó thì thời gian còn nhiều.
- HS phát biểu bổ sung, điều chỉnh và sửa chữa thêm.
- GV chọn một bài khá và một bài kém để đọc cho cả lớp nghe.
- HS góp ý kiến nhận xét về các bài vừa đọc.
* Kết quả kiểm tra: 
< 3
3.5 – 4.5
 5.5 – 7.5
 8 - 9
Lớp 7A
Lớp 7B
 (4) Củng cố: Gv chốt lại nội dung của tiết trả bài
(5)- Hướng dẫn về nhà: 
- Ôn tập các thể loại nghị luận chứng minh, giải thích và biểu cảm.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 7 1.doc