Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Ôn tập môn Tiếng Việt

Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Ôn tập môn Tiếng Việt

I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:

 - Giúp HS ôn lại một số kiến thức về nghĩa của từ (Từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa,từ đồng âm) và chuẩn mực sử dụng từ.

- HS biết vận dụng,sử dụng kiến thức từ ngữ đã học vào trong hoạt động giao tiếp trong học tập môn Ngữ văn.

II. CHUẨN BỊ: - Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ

- Học sinh:Chuẩn bị bài ở nhà,những kiến thức lí thuyết đã có trong SGK.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:

1.Ổn định tổ chức: (1)

2. KTBC:(4) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS

3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.

Ở HKI ,các em đã học một số từ loại như :Từ láy, từ ghép,QHT,từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa. Tiết học hôm nay,chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau ôn lại những gì đã được học phân môn tiếng Việt.

 

doc 6 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 705Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn môn Ngữ văn 7 - Ôn tập môn Tiếng Việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : / 12 /2008 Tuần :
Ngày dạy : / 12/2008 Tiết :
ÔN TẬP 
MÔN TIẾNG VIỆT
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
 - Giúp HS ôn lại một số kiến thức về nghĩa của từ (Từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa,từ đồng âm) và chuẩn mực sử dụng từ.
- HS biết vận dụng,sử dụng kiến thức từ ngữ đã học vào trong hoạt động giao tiếp trong học tập môn Ngữ văn.
II. CHUẨN BỊ: 	- Giáo viên: Thiết kế bài giảng + Bảng phụ
- Học sinh:Chuẩn bị bài ở nhà,những kiến thức lí thuyết đã có trong SGK.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG:
1.Ổn định tổ chức: (1’)
2. KTBC:(4’) Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS	
3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài.
Ở HKI ,các em đã học một số từ loại như :Từ láy, từ ghép,QHT,từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa.. Tiết học hôm nay,chúng ta sẽ tiếp tục cùng nhau ôn lại những gì đã được học phân môn tiếng Việt.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
15’
5’
15’
 HOẠT ĐỘNG 1: HDHS NHẮC LẠI HÁI NIỆM VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA,TỪ TRÁI NGHĨA,TỪ ĐỒNG ÂM.
H: Thế nào là từ đồng nghĩa? Cho ví dụ.
H: Từ đồng nghĩa có mấy loại? Kể ra và mỗi loại cho một ví dụ minh họa?
HS: Thảo luận nhóm,trình bày kết quả.
HS và GV nhận xét bổ sung.
Lưu ý: Từ đồng nghĩa không hoàn toàn:Có nét nghĩa chính giống nhau nhưng cũng có nét nghĩa khác nhau (về sắc thái biểu cảm,mức độ rộng hẹp,mạnh yếu,cách thức hoạt động.
Ví dụ: Aên –xơi –chén).
H: Từ trái nghĩa là gì ? Cho ví dụ.
Ví dụ:
 - (người) xấu – (người) tốt: cơ sở chung là tính 
 nết.
 - (người) xấu – (người) đẹp: cơ sở chung là 
 hình dáng.
H: Thế nào là từ đồng âm,em hiểu gì về nó?
 Đặt câu có sử dụng từ đồng âm và chỉ ra những chỗ có sử dụng từ đồng âm?
* Ví dụ:
 - Là cờ nhà bạn ấy mới mua trông rất đẹp. 
 - Bàn cờ tướng vừa được bạn Lan đặt lên bàn 
HOẠT ĐỘNG 2: NHẮC LẠI VỀ CHUẨN 
 MỰC TỪ.
H: Chúng ta đã biết được các chuẩn mực sử dụng từ.Vậy em nào có thể nhắc lại các bước sử dụng từ?
HOẠT ĐỘNG 3:GIẢI NGHĨA CÁC YẾU TỐ HÁN VIỆT ĐÃ HỌC.
H: Yếu tố Hán Việt là gì?
HS: Tiếng cấu tạo từ Hán Việt gọi là yếu tố Hán Việt.
H: Em hiểu gì về các yếu tố Hán Việt?
HS: Có yếu tố H-V dùng độc lập,nhưng cũng có yếu tố H-V không dùng độc lập như từ mà chỉ dùng để tạo từ ghép,có yếu tố H-V đồng âm nhưng nghĩa khác xa nhau.
* Lưu ý: Hình thức ôn tập lí thuyết HS trả lời miệng là chính.
GVHD HS LÀM BÀI TÂP (BẢNG PHỤ)
3 HS: Lên bảng làm bài tập,HS dưới lớp làm vào vở.
HS: Nhận xét bài làm của bạn,bổ sung.
GV: Nhận xét,hoàn chỉnh bài tập.
I.KHÁI NIỆM TỪ ĐỒNG ÂM,TỪ TRÁI NGHĨA,TỪ ĐỒNG NGHĨA.
* TỪ ĐỒNG NGHĨA.
- Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc giống nhau.
+Từ đồng nghĩa hoàn toàn:Trái – quả
Bàn ủi – bàn là
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: 
Cho – biếu – tặng, hi sinh – chết – bỏ mạng.
* TỪ TRÁI NGHĨA.
- Là những từ có nghĩatrái ngược nhau.
- Ví dụ: Mập – ốm; Cao – thấp
* TỪ ĐÔÀNG ÂM.
- Là những từ phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau,khonng liên quan gì với nhau.
-Ví dụ: ( Đường ) ăn – (đường) đi;
(Lá) cờ – (bàn) cờ
II.CHUẨN MỰC SỬ DỤNG TỪ.
sử dụng ta cần phải chú ý:
- Đúng âm,đúng chính tả.
- Đúng nghĩa.
- Đúng sắc thái biểu cảm,hợp với tình huống giao tiếp.
- Đúng tính chất ngữ pháp của từ.
- Không lạm dụng từ địa phương,từ Hán-Việt.
III. GIẢI NGHĨA CÁC YẾU TỐ HÁN VIỆT .(bảng phụ)
- bạch (bạch cầu,chuột bạch) :trắng
- bán (bức tượng bán thân) :một nửa
- cô (cô độc) :một mình,lẻ loi
- cư (cư trú) :ở
- cửu (cửu chương):Chín
- da (dạ hương,dạ hội) :đêm
- đại (đại lộ,đại thắng) :lớn
- điền (điền chủ,công điền): ruộng
- hà (sơn hà) :sông
- hồi(hồi hương,thu hồi) :trở về
- hậu (hậu vệ) :sau
- lực (nhân lực):sức;sức mạnh
- mộc (mộc nhĩ) :gỗ;mộc (thảo 
 mộc):cây
- nhật (nhật kí): ngày;mặt trời,ban 
 ngày
- quốc (quốc ca) :nước
- tâm (yên tâm) :lòng
- thiết (thiết diện,thiết giáp) :sắt;thép
- thôn (thôn xã) : làng xóm
- vấn (vấn đáp): hỏi
4. CỦNG CỐ :(7’)
- GV cho HS tìm thêm một số từ Hán -Việt và đặt câu có chứa từ Hán-Việt ấy.
- Tìm thêm từ đồng nghĩa,từ trái nghĩa,từ đồng âm rồi đặt câu với các từ đó.
5. DẶN DÒ: ( 2’)
 - Học thuộc bài.
 - Hoàn thành các bài tập.
 -Chuẩn bị bài: ÔN TẬP : CÁC LOẠI ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT
Ngày soạn: /12 /2008 Tuần:
Ngày dạy: /12/2008	Tiết:
CÁC LOẠI ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT
I.MỤC TIÊU: Giúp học sinh:
- Củng cố từ loại.
- Rèn kĩ năng hiểu và sử dụng đại từ.
-Từ đó biết sử dụng đại từ trong giao tiếp.
II.CHUẨN BỊ: GV:Thiết kế bài giảng + Bảng phụ
	HS: Soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định: (1’)
2. KTBC (4’) Kiểm tra vở soạn..
3. Bài mới: GV giới thiệu bài.
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
17’
15’
HOẠT ĐỘNG1: HD HS ÔN LẠI LÍ THUYẾT VỀ ĐẠI TỪ
H: Nhắc lại đại từ là gì?
H. Đại từ có mấy đặc điểm? ( HS chú trọng 2 đặc điểm đầu )
HS. Thảo luận nhóm .
 - Cử đại diện trình bày kết quả thảo luận.
 - HS khác nhận xét,bổ sung.
GV.Nhận xét,,kết luận.
H. Đại từ chia làm mấy loại? Nĩi rõ từng loại và cho ví dụ.
GV bổ sung:Nguyễn Kim Thản chia đại từ thành ba lọai lớn ( đại thể từ,đại vị từ,đại từ nghi vấn)
-Cuốn ngữ pháp tiếng Việt XBKHXH chia đại từ cũng gần như trên
-Nguyễn Hữu Quỳnh chia thành 6 loại:Đại từ xưng hô,chỉ định sự vật,đại từ chỉ định không gian thời gian, đại từ chỉ trạng thái,đại từ chỉ số lượng ,đại từ để trỏ.
HOẠT ĐỘNG 2:HDHS LÀM BÀI TẬP
-GV đưa ra yêu cầu- HS thảo luận trả lờibằng sơ đồ đã học?
- đĐại diện nhĩm trình bày,nhĩm khác bổ sung.
GV nhận xét bổ sung,kết luận.
I. LÍ THUYẾT
1.Đại từ: Dùng để trỏ người,sự vật,hoạt động,tính chất..được nói đến trông một ngữ cảnh nhất định của lời nói hoặc dùng để viết.
2. Các loại đại từ:
a. Đặc điểm của đại từ :
-Đại từ không làm tên gọi cho sự vật,họat động,tính chất số lượng  đại từ trỏ sự vật gì,họat động tính chất gì,số lượng bao nhiêu là thuợc ngữ cảnh.
- Đại từ có tác dụng thay thế cho danh từ ,động từ,tính từ ,số từ đã được nói đến trong phát ngôn. Đại từ thay thế cho lọai từ nào thì có vai trò cú pháp giống như lọai từ đó.
Ví dụ:Danh từ có thể làm chủ ngữ ,định ngữ,bỗ ngữ thì đại từ thay thế cho danh từ cũng có thể đóng các vai trò đó.
-Đại từ không đứng làm bộ phận trung tâm để cấu tạo cụm từ
Ví dụ:Đại từ trỏ người,sự vật như: tôi,mày ,chúng nó không có các định ngữ như danh từ.
b.Các lọai đại từ:
* Đại từ để trỏ:
 +Trỏ người,sự vật
	+Trỏ số lượng
	+Trỏ họat động ,tính chất
* Đại từ để hỏi:
	+Hỏi người,sự vật
	+Hỏi số lượng
	+Hỏi về hoạt động,tính chất
II. LUYỆN TẬP
1. Đối với các bạn cùng lớp,cùng lứa tuổi nên xưng hô thế nào cho lịch sự? Ơû trường ở lớp em có hiện tượng xưng hô thiếu lịch sự không ? nên ứng xử thế nào với hiện tượng đó.
( HS thảo luận tự do)
2. Em hãy so sánh so sánh sự khác nhau về số lượng và ý nghĩa biểu cảm giữa từ xưng hô tiếng Việt với đại từ xưng hô trong ngoại ngữ mà em học(tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nga )
 Giải:
Đại từ xưng hô trong tiếng Anh, Pháp, Nga,Trung Quốc ít hơn từ xưng hô trong tiếng Việt và nói chung là có tính chất trung tính, không mang ý nghĩa biểu cảm .
4. CỦNG CỐ:(5’) Bảng phụ	
 1.Đại từ là gì?
 A. Từ để chỉ đại lượng.
 B.Từ để trỏ người hoặc để hỏi về người,về sự vật,hoạt động,tính chất,sự việc..
 2.Những đại từ nào sau đây khơng phải để hỏi về thời gian?
 A.Bao giờ	B. Khi nào	C. Chỗ nào	D. Ở đâu	E. Nơi đâu	f. Chừng nào
 3. Đại từ nào sau đây khơng cùng loại?
 A. Tơi	B. Hắn	C.Họ	D. Ai
5.DẶN DỊ: (2’)
- Học bài và xem lại những kiến thức đã học về đại từ.
- Chuẩn bị bài mới:CA DAO DÂN CA VÀ CÁC TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
Ngày soạn: /12/08 Tuần:
Ngày dạy: /12/08 Tiết:
ÔN TẬP
TỰ SỰ VÀ SỰ KHÁC NHAU GIỮA
TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
I.MỤC TIÊU: Giúp HS:
- Nhớ lại tự sự là gì/
- Rèn kỷ năng viết đoạn văn
- Giúp HS phân biệt sự khác nhau giữa tự sự và miêu tả.
- rèn luyện cho HS biết cách kết hợp.
 II.CHUẨN BỊ: GV.Thiết kế bài giảng
 HS.Soạn bài theo sự HD của GV ở tiết trước.
III.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG
1.Ổn định. (1’) 
2.KTBC: Kết hợp vào bài học 
3.Bài mới: GV giới thiệu bài. 
 HĐ CỦA GV VÀ HS
	NỘI DUNG
20
19
HOẠT ĐỘNG 1:HD HS CỦNG CỐ LÍ THUYẾT VÀ LUYỆN VIẾT ĐOẠN VĂN TỨ SỰ.
H. Tự sự là gì?
H. Khi kể cần chú ý yếu tố nào?
H. Có mấy cách kể?
-HS chép đề vào vở
-GVhướng dẫn va øchia nhóm rồi viết( Trên cơ sở đã chuẩn bị trước ở nhà).
- HS. Trình bày kết quả thảo luận.
-GV sửa -Làm mẫu
HOẠT ĐỘNG 3:HD HS PHÂN BIỆT SỰ KHÁC NHAU GIỮA TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ
GV-Cho HS phân biệt sự khác nhau giữa miêu tả và tự sự 
-HS thảo luận – cho VD một đoạn văn đã học 
-HS tập xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả ( Chuẩn bị trước ở nhà)
-HS đọc, giáo viên sửa chữa 
-GV đọc mẫu đoạn văn 
I.TỰ SỰ:
-Là kể chuyện
-Khi kể cần chú ý:cốt truyện,nhân vật,các tình tiết diễn ra trong truyện
-Sắp xếp các tình tiết theo thứ tự
-Có hai cách kể:kể nguyên văn và kể sáng tạo
II.LUYỆN VIẾT:
Đề:Viết đoạn văn kể một kỷ niệm về thầy giáo hay cô giáo mmà em nhớ mãi.
Mẫu:
MB:Gia đình em theo bố chuyển ra thị xã hơn một năm.Hôm nay em mới có diäp về thăm quê.Vừa lên xe,em đã nhận ra ngay cô Nga,cô giáo dạy lớp 5A mà em rất quí mến.Em khoanh tay lễ phép chào cô và cô mỉm cười keó em ngồi xuống ghế bên cạnh.Cô ân cần hỏi thăm tình hình học tập,sinh hoạt của em và các bạn.Gặp cô em mừng lắm.Bao nhiêu kỷ niệm tốt đẹp về cô đã trỗi dậy trong ký ức em
 Một đoạn trong phần thân bài:
Chín giờ khuya cô cùng em trở về trên con đường lầy lội.Lúc chia tay,cô dặn em: Nếu mai Lâm chưa đi họcđược thì Đạt tới chép bài cho Lâm nhé!Bạn bè phải giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn,em ạ!Emtầng ngần đứng nhìn theo ánh đèn xa dần mà lòng dâng lên niềm kính phục và quí mến cô vô hạn.
III. SỰ KHÁC NHAU GIỮA TỰ SỰ VÀ MIÊU TẢ:
1. Văn tự sự:	2. Văn miêu tả:
-Nhằm kể lại 1 chuỗi sự việc, sự	-Nhằm tái hiện lại đối tượng 
việc này dẫn đến sự việc kia cuối 	(người,vật , cảnh vật) sao cho 
cùng tạo thành một kết thúc 	người ta cảm nhận được nó 
2 Tập xây dựng đoạn văn tự sự kết hợp miêu tả:
* Minh họa: Con còn nhớ những ngày thơ bé, con vẫn thường hay chơi đùa giữa đống rơm rạ ở góc sân. Mỗi lần như thế, bà lại phải còng lưng nhóm lại. Nhưng chưa bao giờ bà mắng con. Và con nhớ những lần con bị sốt cao, bỏ bữa, bà phải dỗ dành mãi con mới chịa ăn, được vài miếng rồi lại thôi. Khi đó con đâu biết rằng có những giọt nước mắt rơi trên hai gò má nhăn nheo, những giọt nước mắt lặng lẽ. Con cũng còn nhớ, những đêm trăng sáng con lũn cũn mang chiếc chõng tre ra sân ngồi tót vào lòng bà, nghe bà kể chuyện 
4.CỦNG CỐ: (3’)
- Tự sự là gì? Khi kể cần đến những yếu tố nào?
 -Cho biết sự khác giữa văn miêu tảvà tự sự
5. DẶN DÒ: (2’)
-Ôn lại miêu tả và tự sự
-Viết một đoạn văn kể về tâm sự của một cuốn sách bị bỏ quên
- chuẩn bị bài mới: TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN VÀ LAO ĐỘNG SẢN XUẤT
 + Đọc và trả lời theo các câu hỏi SGK
 + Sưu tầm các câu tục ngữ thuộc chủ đề trên.	

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN ON TAP.doc