Câu 1. Văn bản nào sau đây không phải sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước”?
A,. Bài thơ về tiểu đội xe không kính B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
C. Bếp lửa D. Ánh trăng
Câu 2. Tác giả của bài thơ: “Viếng lăng Bác” là ai?
A. Viễn Phương B. Y Phương C. Hữu Thỉnh D. Phạm Tiến Duật
Ngày soạn :.............................. Ngày thực hiện :...................... KIỂM TRA 1 TIẾT Môn: Ngữ văn 9 Tiết: 76 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp Cao TN TL TN TL Chủ đề 1: Thơ hiện đại Nhớ tên tác giả, tên tác phẩm và xuất xứ bài thơ. Nhớ được một đoạn thơ và nêu nội dung chính của đoạn thơ đó trong văn bản đã học. Hiểu được ý nghĩa hình tượng, hình ảnh trong thơ. Số câu Số điểm Tỷ lệ Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 4 Số điểm: 2,5 Tỷ lệ: 25% Chủ đề 2: Truyện hiện đại Nhớ tên thể loại, nhân vật văn bản. Hiểu được tình huống truyện trong văn bản. Viết bài văn ngắn nêu cảm nghĩ về một nhân vật văn học. Số câu Số điểm Tỷ lệ Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 1 Số điểm: 0,5 Tỷ lệ: 5% Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỷ lệ: 60% Số câu: 4 Số điểm: 7,5 Tỷ lệ: 75% Tổng số câu Tổng điểm Tỷ lệ Số câu: 4 Số điểm: 2 Tỷ lệ : 20% Số câu: 1 Số điểm: 1 Tỷ lệ: 10% Số câu: 2 Số điểm: 1 Tỷ lệ 10% Số câu: 1 Số điểm: 6 Tỷ lệ: 60% Số câu: 8 Số điểm: 10 Tỷ lệ 100% ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: Ngữ văn 9 Tiết: 76 I/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm). Chọn ý đúng ghi vào bài kiểm tra Câu 1. Văn bản nào sau đây không phải sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước”? A,. Bài thơ về tiểu đội xe không kính B. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ C. Bếp lửa D. Ánh trăng Câu 2. Tác giả của bài thơ: “Viếng lăng Bác” là ai? A. Viễn Phương B. Y Phương C. Hữu Thỉnh D. Phạm Tiến Duật Câu 3. Tác phẩm: “Làng” của Kim Lân được viết theo thể loại nào? A. Truyện ngắn B. Hồi ký C. Tiểu thuyết D. Tuỳ bút Câu 4. Nhân vật chính trong truyện: “Làng” là ai? A. Bà Hai B. Bà chủ nhà C. Ông Hai D. Bác Thứ Câu 5: Cụm từ “súng bên súng” nói lên điều gì? A. Những người lính cùng chung nhiệm vụ chiến đấu. B. Những khẩu súng nằm cạnh bên nhau. C. Nói lên sự đụng độ giữa quân ta và quân địch. D. Những người lính đang canh gác trên chiến hào. Câu 6. Trong văn bản “Làng”, tình yêu nước của nhân vật ông Hai được bộc lộ thông qua tình huống nào? A. Khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc B. Khi nghe tin làng được cải chính. C. Khi ông Hai bị mụ chủ đuổi ra khỏi nhà. D. Khi ông Hai khoe về làng mình. II. Tự luận (7 điểm). Câu 1: (1 điểm) Cho câu thơ : "Mặt trời xuống biển như hòn lửa...’’ Chép tiếp các câu thơ còn lại để hoàn thành khổ thơ và nêu nội dung khổ thơ. Câu 2: (6 điểm) Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’ của Nguyễn Quang Sáng. .....................Hết........................... (Đề thi này có 01 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT MÔN: Ngữ văn Tiết: 76 I/ Trắc nghiệm khách quan (3 điểm). (Mỗi câu đúng được 0,5 điểm) C©u 1 2 3 4 5 6 §¸p ¸n D A ¢ C A C II. Tự luận (7 điểm). Câu 1: (1 điểm) Học sinh chép đủ, đúng 3 dòng tiếp theo: Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá. Nội dung: cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá. C©u 2: (6 ®iÓm) Cảm nghĩ về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà’’ * Yêu cầu về kĩ năng: - Viết đúng kiểu bài nghị luận văn học. - Viết bài văn có bố cục 3 phần rõ ràng cân xứng, lập luận chặt chẽ thuyết phục. - Bài làm trình bày sạch sẽ, khoa học, không mắc các lỗi về chính tả, ngữ pháp, diễn đạt. * Yêu cầu về kiến thức: Bài viết cần đảm bảo các ý sau 1. Mở bài: (1 điểm) - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm - Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu. 2. Thân bài: (4,5 điểm): Học sinh làm nổi bật các nội dung sau; Phân tích diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu - nhân vật chính của đoạn trích “Chiếc lược ngà’’ một cô bé hồn nhiên ngây thơ, có cá tính bướng bỉnh nhưng yêu thương ba sâu sắc. - Khái quát được cảnh ngộ của gia đình bé Thu, đất nước có chiến tranh, cha đi công tác khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần gặp ba được ba chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho ba chỉ gửi trong tấm ảnh ba chụp chung cùng má.(0,5 ®iÓm) - Diễn biến tâm lý của bé Thu trước khi nhận anh Sáu là cha: + Yêu thương ba nhưng khi gặp anh Sáu, trước những hành động vội vã thái độ xúc động, nôn nóng của chaThu ngạc nhiên lạ lùng, sợ hãi và bỏ chạy.những hành động chứa đựng sự lảng tránh đó lại hoàn toàn phù hợp với tâm lí trẻ thơ bởi trong suy nghĩ của Thu anh Sáu là người đàn ông lạ lại có vết thẹo trên mặt giần giật dễ sợ.(0,5 ®iÓm) + Trong hai ngày sau đó Thu hoàn toàn lạnh lùng trước những cử chỉ đầy yêu thương của cha, nó cự tuyệt tiếng ba một cách quyết liệt trong những cảnh huống mời ba vào ăn cơm, xử lí nồi cơm sôi, và thái độ hất tung cái trứng cá trong bữa cơmTừ cự tuyệt nó đó phản ứng mạnh mẽ.nú căm ghét cao độ người đàn ông măt thẹo kia, nó tức giận, và khi bị đánh nó đó bỏ đi một cách bất cần. đó là phản ứng tâm lí hoàn toàn tự nhiên của một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ Hành động tưởng như vô lễ đáng trách của Thu lại hoàn toàn không đáng trách mà cũng đáng thương, bởi em cũng qóa nhỏ chưa hiểu được những tình thế khắc nghiệt éo le của đời sống. Đằng sau những hành động ấy ẩn chứa cả tình yêu thương ba, sự kiêu hãnh của trẻ thơ về một tình yêu nguyên vẹn trong sáng mà Thu dành cho ba. (1 ®iÓm) - Diễn biến tâm lý của Thu khi nhận ba: + Sự thay đổi thái độ đến khó hiểu của Thu, không ương bướng mà buồn rầu nghĩ ngợi sâu xa, ánh mắt cử chỉ hành động của bé Thu như thể hiện sự ân hận, sự nuối tiếc, muốn nhận ba nhưng e ngại vỡ đó làm ba giận. (0,5 ®iÓm) + Tình yêu thương ba được bộc lộ hối hả ào ạt mãnh liệt khi anh Sáu núi “Thôi ba đi nghe con”. Tình yêu ấy kết đọng trong âm vang tiếng Ba trong những hành động vội vó: Chạy nhanh như con sóc, nhảy thót lên, hôn ba nó cùng khắp, trong lời ước nguyện mua cây lược, tiếng khóc nức nởĐó là cuộc hội ngộ chia tay đầy xúc động, thiêng liêng đã tác động sâu sắc đến bác Ba, mọi người .(0,5 ®iÓm) + Sự lý giải nguyên nhân việc hiểu lầm của bộ Thu đựợc tác giả thể hiện thật khéo léo đó là do vết thẹo trên mặt người ba khi hiểu ra sự thực Thu “nằm im lăn lộn thở dài như người lớn”. Vết thẹo không chỉ gây ra nỗi đau về thể xác mà còn hằn nên nỗi đau về tinh thần gây ra sự xa cách hiểu lầm giữa cha con bé Thu. Nhưng chiến tranh dù có tàn khốc bao nhiêu thì tình cảm cha con anh Sáu càng trở nên thiêng liêng, sâu ngặng. (0,5 ®iÓm) - Khẳng định lại vấn đề: Ngòi bút miêu tả tâm lý khắc hoạ tính cách nhân vật tinh tế thể hiện được ở bé Thu một cô bé hồn nhiên ngây thơ, mạnh mẽ cứng cỏi yêu ghét rạch ròi. Trong sự đối lập của hành động thái độ trước và sau khi nhân ba lại là sự nhất quán về tính cách về tình yêu thương ba sâu sắc. (0,5 ®iÓm) - Những năm tháng sống gắn bó với mảnh đất Nam Bộ, trái tim nhạy cảm, nhân hậu, am hiểu tâm lý của trẻ thơ đó giúp tác giả xây dựng thành công nhân vật bé Thu. (0,25 ®iÓm) - Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh, trân trọng tình cảm gia đình trong cuộc sống hôm nay. (0,25 ®iÓm) 3. Kết bài: (0,5 điểm) - Khái quát lại đặc điểm nhân vật bé Thu. - Suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh (Trên đây là một số gợi ý chấm bài, giáo viên có thể linh hoạt chấm điểm phù hợp với đối tượng học sinh ở các miền vùng khác nhau) .....................Hết...........................
Tài liệu đính kèm: