Đề tài Những biện pháp nhằm gây hứng thú học tập môn Ngữ Văn ở trường THCS

Đề tài Những biện pháp nhằm gây hứng thú học tập môn Ngữ Văn ở trường THCS

Đa số học sinh điều nghĩ rằng học môn Ngữ Văn rất khó vì phải đầu tư nhiều , suy nghĩ sâu đồng thời phải có trí tưởng tượng phong phú , khả năng diễn đạt hay thì mới học được Văn , làm được Văn . Song , theo tôi là các em chưa nắm được một số vấn đề cơ bản nên thấy khó và ít muốn tìm hiểu . vì thế tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm để phát huy hơn nữa tính tích cực , chủ động , sáng tạo và gây hứng thú khi nghiên cứu Văn học cũng như việc học tập bộ môn Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở .

 

doc 5 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1578Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Những biện pháp nhằm gây hứng thú học tập môn Ngữ Văn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	I . LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
	Đa số học sinh điều nghĩ rằng học môn Ngữ Văn rất khó vì phải đầu tư nhiều , suy nghĩ sâu đồng thời phải có trí tưởng tượng phong phú , khả năng diễn đạt hay thì mới học được Văn , làm được Văn . Song , theo tôi là các em chưa nắm được một số vấn đề cơ bản nên thấy khó và ít muốn tìm hiểu . vì thế tôi chọn đề tài này để nghiên cứu nhằm để phát huy hơn nữa tính tích cực , chủ động , sáng tạo và gây hứng thú khi nghiên cứu Văn học cũng như việc học tập bộ môn Ngữ Văn ở trường Trung học cơ sở .
	II . MỤC ĐÍCH YÊU CẦU .
	Muốn gây hứng thú học tập bộ môn Ngữ Văn đến từng học sinh , ngoài việc sử dụng phương pháp dạy học truyền thống người giáo viên phải biết phối kết hợp các phương pháp hiện đại như : Tiếp cận cơ bản cùng hoạt động giải quyết vấn đề và để giáo dục học sinh qua từng bài dạy 
	Bên cạnh đó người giáo viên còn phải sử dụng một số phương pháp như :
	- Kích thích tư duy .
	- Vào vai nhân vật ( nếu có ) .
	- Thảo luận nhóm .
	- Tổ chức trò chơi .
	Từ đó sẽ giúp cho học sinh có hứng thú , say mê học tập môn học này hơn .
	III . PHƯƠNG HƯỚNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN
	- Giúp học sinh nắm vững nắm được nội dung bài học .
	- Dẫn dắt học sinh lĩnh hội kiến thức một cách khoa học , phù hợp với đặc trưng bộ môn .
	- Cho học sinh thấy được vai trò của mình trong giờ học , nghĩa là học sinh phải chủ động và sáng tạo trong học tập .
	- Tạo sự sôi nổi trong từng hoạt động nhưng phải phù hợp với tâm lý học sinh .
	- Giáo viên phải sử dụng đúng phương pháp trong giảng dạy .
	IV . NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
	- Từ thực tế giảng dạy , tôi nhận thấy rằng việc học sinh không hứng thú học tập là do các em chưa hiểu hết ý nghĩa môn học , chưa phát huy hết tính tự giác , tích cực , chủ động , sáng tạo trong học tập . Mặt khác giáo viên chưa kết hợp một cách linh hoạt , hợp lý nhiều phương pháp , cả phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại .
	- Từ nguyên nhân đó , người giáo viên cần phải biết kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy , bởi vì không có phương pháp nào là vạn năng cả mà chỉ có sự tìm tòi , học hỏi , sáng tạo trong giảng dạy của giáo viên cũng như sự tích cực chủ động , sáng tạo trong học tập của học sinh thì mới đạt được kết quả như mong muốn .
	Với cách học đó , bước đầu tuy khó khăn với học sinh và giáo viên nên đòi hỏi cần có sự chuẩn bị tỉ mỉ của cả người dạy lẫn người học .
	Người giáo viên trong quá trình giảng dạy phải tổ chức các hình thức học tập như 
1. Tổ chức học cá nhân : 
- Hình thức này thực hiên thông qua việc tìm hiểu bài , đọc văn bản , tìm hiểu về tác giả , tác phẩm .
	Ví dụ : Khi dạy bài “ Tiếng Gà Trưa ” của Xuân Quỳnh .
	- Giáo viên cho học sinh đọc chú thích .
	- Giáo viên gọi học sinh trình bày đôi nét về tác giả , tác phẩm , hoàn cảnh sáng tác 
Hình thức tổ chức học nhóm : 
- Hình thức này tạo cho cả lớp cùng làm việc các em có sự tư duy để giải quyết mọi thắc mắc , bằng cách là tự nêu ra những việc làm hay mà các em phát hiện , sau đó được hệ thống lại theo sự dẫn dắt của giáo viên .
- Mục đích là giải quyết một vấn đề trong văn bản mang tính cơ bản và cốt lỗi . Hình thức này có thể chia nhóm một nhóm 2, 3 , 4, thành viên . 
	Ví dụ : Khi dạy bài “ Điệp Ngữ” giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm với câu hỏi như sau :
- Treo bảng phụ cho HS quan sát 3 ví dụ và đọc .
Vd1 : 
“ Trên đường hành quân xa
..........................................
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ ”
 ( Xuân Quỳnh )
Vd2 : 
“Anh đã đi tìm em rất lâu, rất lâu.
.............................................................
Thương em, thương em,thương em biết mấy”
 ( Phạm Tiến Duật)
Vd3: 
” Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
.........................................................
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai “
 ( Đặng Trần Côn – Đoàn Thị Điểm )
Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
Câu hỏi thảo luận : So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài thơ Tiếng gà trưa với điệp ngữ trong hai đoạn thơ trên , tìm đặc điểm của mỗi dạng ? ( 03 phút )
- Yêu cầu đại diện nhóm trình bày .
- GV nhận xét tinh thần thảo luận và nhận xét kết quả thảo luận đúng nhất .
 3. Hình thức tổ chứ học theo tổ chức : 
- Một tổ chức có thể chia theo tổ có sẵn của lớp , hoặc có thể chia theo sự chỉ định của giáo viên để các em dễ di chuyển .
- Hình thứ này nhằm mục đích thảo luận các vấn đề mấu chốt của bài học , nhằm dẫn đến một kết quả thống nhất về ý nghĩa bài học . Ví dụ như trong văn bản “Qua Đèo Ngang” chúng ta có thể sử dụng hình thức này để thực hiện nhiệm vụ cần hỏi sau : 
- Trong phần kết thúc bài thơ , có câu :
“ Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mãnh tình riêng ta với ta”
 ( Bà Huyện Thanh Quan )
- Qua kết thúc này tác giả muốn thể hịên lên điều gì ? Kết thúc ấy có phải là chính tâm trạng của tác giả không ? Vì sao ? . Hoặc trong giờ luyện nói chúng ta cũng sử dụng .
- Đây là một câu hỏi đòi hỏi học sinh phải tích hợp cao về chương trình đã học . Chẳng hạn như tích hợp giữa các thể loại thông qua ngôn từ có chọn lọc .
- Để tiến hành đạt hiệu quả giáo viên cần cho các em di chuyển khẩn trương để đảm bảo thời gian . Giáo viên cần chú ý đến đặc điểm từng lớp để chia tổ cho thích hợp . Trong tổ phải cử ra một học sinh đại diện để trình bày trước tập thể . Một thư kí để ghi chép nội dung thảo luận .
V . NHỮNG VIỆC ĐÃ LÀM ĐƯỢC 
 	1. Giáo viên : 
- Thực hiện được hệ thống các câu hỏi .
- Tổ chức cho các em học theo tổ nhóm cũng như học tập cá nhân .
- Từng bước có biện pháp quản lí lớp học nghiêm túc , đảm bảo thời gian
2. Học sinh :
- Có thực hiện tốt việc chuẩn bị ở nhà thông qua bài soạn 
- Mạnh dạng phát biểu từng bước biết tự chia nhóm học tập .
V . NHỮNG VIỆC CHƯA LÀM ĐƯỢC 
 	1. Giáo viên : 
- Không kiểm tra được hết học sinh trong lớp .
- Đôi khi không đảm bảo thời gian vì không được lượng được thời gian ổn định lớp .
- Chưa phát huy hết năng khiếu sở trường của học sinh .
 2. Học sinh :
- Hoạt động chưa đồng bộ , một số thường hay ỷ lại vì đã có người đại diện , không tích cực đóng góp ý kiến .
- Một phần còn mới mẻ nên việc tổ chức chưa chặt chẽ , đôi khi không thống nhất ý kiến .
 => Nguyên nhân : Phần lớn do thiếu cơ sở vật chất nên việc tiến hành còn chậm .
VI . HƯỚNG KHẮC PHỤC 
- Giáo viên phải cố gắng chuẩn bị bài thật tốt , các thao tác trên lớp phải phù hợp 
- Tích cực làm đồ dùng dạy học để thay thế những đồ dùng còn thiếu thốn .
- Tập tính khẩn trương cho học sinh .
- Có biện pháp khen thưởng đối với từng cá nhân có thành tích .
- Hướng dẫn học sinh học bài và chuẩn bị bài .
- Tuỳ theo đặc điểm từng lớp mà ta lựa chọn cách tổ chức cho phù hợp .
	VII . KẾT LUẬN
	- Bên cạnh những cải tiến chung của chương trình như : giảm tải , tăng thực hành , gắn với thực tiễn đời sống và việc sát nhập ba phân môn Văn – Tiếng Việt – Tập làm văn vào một chỉnh thể là bộ môn Ngữ Văn . Tên gọi môn học này cũng không nhỏ đến việc tổ chức bài dạy cũng như nhiều mặt của nội dung và phương pháp học tập . Các văn bản được bố trí theo một hệ thông thể laọi và phần nào cũng theo tiến trình văn học sử với hướng giảng dạy tích hợp . Ngoài những văn bản chính thức được học trên lớp thì còn một số văn bản phụ , văn bản đọc thêm mang tính tư liệu để cho học sinh và giáo viên tham khảo trong quá trính dạy và học .
	- Vì vậy để dạy và học tốt môn Ngữ Văn thì người giáo viên phải biết giúp học sinh kết hợp chặt chẽ giữa các phân môn và tổ chức những hình thức dạy học phù hợp với từng kiểu văn bản trong chương trình  Có như thế dần dần sẽ kích thích học sinh hứng thú trong việc học tập bộ môn Ngữ Văn .
* Trên đây là những ý kiến của bản thân tôi : Trong quá trình tìm hiểu và thực hiện chuyên đề này nên không tránh khỏi những thiếu sót , mong các đồng nghiệp sau khi nghiên cứu có những đóng góp để chuyên đề hoàn thiện hơn .
 Hiệp Thạnh , ngày 12 tháng 11 năm 2008
 DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN NGƯỜI THỰC HIÊN
 TỔ TRƯỞNG
 Nguyễn Thị Kim Loan Nguyễn Quang Nghiệp
DUYỆT CỦA BAN GIÁM HIỆU
HIỆU TRƯỞNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGAY HUNG THU HOC NGU VAN.doc