Giáo án Công nghệ 7 kì 2

Giáo án Công nghệ 7 kì 2

Tiết 28 - Bài 32

SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT DỤC CỦA VẬT NUÔI

I- MỤC TIÊU: Sau bài này GV phải làm cho HS:

 1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

- Phân biệt được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

 2. Kĩ năng:

 Biết phân biệt các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.

 3. Thái độ:

 Có ý thức vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình.

 

doc 61 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 2146Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 7 kì 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 28 - Bài 32
Sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Phân biệt được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi, nêu được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
 2. Kĩ năng:
 Biết phân biệt các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
 3. Thái độ:
 Có ý thức vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
 Bảng phụ sơ đồ 8 SGK.
 2. Học sinh:
 Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III- Phương pháp:
 Thuyết trình, đàm thoại.
IV- Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: 1 phút
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Các hoạt động dạy học:
 a, Kiểm tra đầu giờ: Không
 b, Bài mới: 39 phút 
HĐ1: Tìm hiểu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
- Mục tiêu: HS biết được khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Thời gian: 17 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: 
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H54 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em có nhận xét gì về khối lượng, hình dạng, kích thước cơ thể, màu sắc lông của 3 con ngan trong hình vẽ?
-> HS dựa vào hình vẽ trả lời. 
- Từ ví dụ GV dẫn dắt và nêu khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Em hãy lấy một số ví dụ về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
-> HS lấy ví dụ.
- GV hướng dẫn và cho HS làm bài tập trong SGK.
-> HS hoạt động cá nhân làm bài tập trong SGK.
I- Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
 1. Sự sinh trưởng: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể.
 2. Sự phát dục: là sự thay đổi về chất của các bộ phận bên trong cơ thể.
* Kết luận: Sự phát triển của vật nuôi bao gồm sự sinh trưởng và sự phát dục.
HĐ2: Tìm hiểu về đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
- Mục tiêu: HS biết được được các đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Thời gian: 12 phút.
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ sơ đồ 8 SGK.
- Cách tiến hành: 
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát bảng phụ sơ đồ 8 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy cho biết sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi có đặc điểm gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV yêu cầu HS quan sát sơ đồ và trả lời câu hỏi trong SGK.
-> HS dựa vào sơ đồ, tìm hiểu và trả lời.
II- Đặc điểm sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
- Không đồng đều.
- Theo giai đoạn.
- Theo chu kỳ (trong trao đổi chất, hoạt động sinh lí).
 * Kết luận: Đặc điểm về sự sinh trưởng và sự phát dục của vật nuôi là không đồng đều, theo giai đoạn và theo chu kì.
HĐ3: Tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi
- Mục tiêu: HS biết được các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: 
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV cho HS tìm hiểu nội dung thông tin trong SGK.
-> HS tìm hiểu thông tin trong SGK.
- H: Em hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Em hãy lấy một số ví dụ về sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
-> HS lấy ví dụ.
III- Các yếu tố tác động đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi:
- Đặc điểm di truyền.
- Điều kiện ngoại cảnh (nuôi dưỡng, chăm sóc).
 * Kết luận: Các đặc điểm về di truyền và các điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút
- H: Em hãy cho biết đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
- H: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
- GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ SGK, các HS khác lắng nghe và tiếp thu.
- GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 33 SGK.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Tiết 29 - Bài 33
Một số phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi.
- Nêu được các phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi. Trình bày được ý nghĩa, vai trò và các biện pháp quản lí giống vật nuôi.
 2. Kĩ năng:
 Biết chọn một số vật nuôi ở địa phương.
 3. Thái độ:
 Có ý thức vận dụng vào thực tiễn chăn nuôi ở gia đình.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
 Bảng phụ sơ đồ 9 SGK.
 2. Học sinh:
 Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III- Phương pháp:
 Thuyết trình, đàm thoại.
IV- Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: 1 phút
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Các hoạt động dạy học:
 a, Kiểm tra đầu giờ: 
- Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức cơ bản của HS về sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Thời gian: 4 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi.
 1. Em hãy cho biết đặc điểm của sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
 2. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát dục của vật nuôi?
 b, Bài mới: 35 phút 
HĐ1: Tìm hiểu về khái niệm chọn giống vật nuôi
- Mục tiêu: HS biết được khái niệm về chọn lọc giống vật nuôi.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: 
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV nêu: Chọn giống là hình thức chọn lọc nhân tạo do con người tiến hành nhằm giữ lại những vật nuôi tốt nhất, phù hợp với yêu cầu sản xuất để làm giống.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Mục đích của việc chọn giống vật nuôi là để làm gì?
-> TL: Chọn những con có ngoại hình, thế chất và khả năng sản xuất cao.
- H: Vậy chọn giống vật nuôi là gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
I- Khái niệm về chọn giống vật nuôi:
 Căn cứ vào mục đích chăn nuôi để chọn những con vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống gọi là chọn giống vật nuôi.
* Kết luận: Chọn giống vật nuôi là chọn những con vật nuôi đực và cái giữ lại làm giống.
HĐ2: Tìm hiểu về một số phương pháp chọn giống vật nuôi
- Mục tiêu: HS biết được phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi. 
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS
Nội dung
- H: Thế nào là chọn lọc hàng loạt? 
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Chọn lọc hàng loạt có ưu, nhược điểm gì?
-> TL: Ưu điểm thực hiện nhanh, đơn giản, phù hợp người dân. Nhược điểm một số cá thể không thể đạt được yêu cầu của người chăn nuôi.
- H: Thế nào là chọn lọc bằng kiểm tra năng xuất? 
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Phương pháp này có ưu, nhược điểm gì?
-> TL: Ưu điểm các cá thể giống được chọn có chất lượng tốt. Nhược điểm khó thực hiện, tốn công, cần có kĩ thuật cao.
II- Một số phương pháp chọn giống vật nuôi:
 1. Chọn lọc hàng loạt: 
 Là phương pháp dựa vào tiêu chuẩn đã định trước, căn cứ vào sức sản xuất trong đàn vật nuôi, chọn cá thể tốt nhất làm giống.
 2. Kiểm tra năng xuất: 
 Chọn những cá thể tốt nhất trong đàn khi nuôi trong cùng điều kiện, thời gian nhất định. 
 * Kết luận: ở nước ta hiện đang dùng phổ biến phương pháp chọn lọc hàng loạt và kiểm tra cá thể để chọn giống vật nuôi.
HĐ3: Tìm hiểu về mục đích và những công việc quản lí giống vật nuôi
- Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa, vai trò và các biện pháp quản lí giống vật nuôi.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ sơ đồ 9 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - HS
Nội dung
- GV cho HS quan sát bảng phụ sơ đồ 9 SGK.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Quản lí giống vật nuôi nhằm mục đích gì?
-> HS trả lời cá nhân.
- H: Các biện pháp quản lí giống vật nuôi?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV hướng dẫn và cho HS trả lời câu hỏi trong SGK.
-> HS trả lời câu hỏi trong SGK.
III- Quản lí giống vật nuôi:
- Mục đích: giữ vững và nâng cao chất lượng giống vật nuôi.
- Biện pháp: 
 + Đăng kí quốc gia giống nuôi.
 + Phân vùng chăn nuôi.
 + Chính sách chăn nuôi.
 + Quy định về sử dụng đực giống ở chăn nuôi gia đình.
* Kết luận: Muốn phát huy được ưu thế của giống vật nuôi cần phải quản lí tốt giống vật nuôi.
 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút
- H: Em hãy cho biết các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang được dùng ở nước ta?
- H: Theo em muốn quản lí tốt giống vật nuôi cần phải làm gì?
- GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ SGK, các HS khác lắng nghe và tiếp thu.
- GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 34 SGK.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 30 - Bài 34
Nhân giống vật nuôi
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Biết được khái niệm chọn đôi giao phối, nêu được mục đích và các phương pháp chọn đôi giao phối trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.
- Biết được mục đích và phương pháp nhân giống thuần chủng.
 2. Kĩ năng:
 Biết phân biệt một số phương pháp nhân giống trong chăn nuôi ở địa phương.
 3. Thái độ:
 Có ý thức vận dụng vào thực tiễn trong chăn nuôi ở gia đình.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
 Bảng phụ bảng SGK/92.
 2. Học sinh:
 Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III- Phương pháp:
 Thuyết trình, đàm thoại.
IV- Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: 1 phút
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Các hoạt động dạy học:
 a, Kiểm tra đầu giờ: 
- Mục tiêu: Đánh giá lại kiến thức cơ bản của HS về phương pháp chọn lọc và quản lí giống vật nuôi.
- Thời gian: 4 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi.
 1. Em hãy cho biết các phươn ... u các phương pháp bảo quản?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Tại sao muốn bảo quản sản phẩm thuỷ sản lâu hơn phải tăng tỉ lệ muối ?
-> TL: Để sản phẩm tươi lâu, không bị thối ươn.
II- Bảo quản:
1. Mục đích:
 Hạn chế hao hụt về sản lượng của sản phẩm, đảm bảo nguyên liệu cho chế biến phục vụ trong nước và xuất khẩu.
 2. Các phương pháp bảo quản
- Ướp muối.
- Làm khô.
- Làm lạnh.
* Kết luận: Có ba phương pháp bảo quản: ướp muối, làm khô, làm lạnh.
HĐ3: Tìm hiểu về phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản
- Mục tiêu: HS biết được các phương pháp chế biến sản phẩm thuỷ sản.
- Thời gian: 10 phút.
- Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ H87 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - hs
Nội dung
- H: Theo em tại sao phải chế biến sản phẩm thuỷ sản?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Em hãy nêu các phương pháp chế biến thuỷ sản mà em biết ?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
IiI- chế biến:
1. Mục đích:
 Tăng giá trị sử dụng thực phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm.
 2. Các phương pháp chế biến:
- Phương pháp thủ công.
- Phương pháp công nghiệp.
* Kết luận: Có hai phương pháp chế biến: phương pháp thủ công, phương pháp công nghiệp.
 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút
- GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK.
- H: Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản? Em hãy nêu một số phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản mà em biết?
- GV hệ thống lại nội dung kiến thức của bài.
- GV yêu cầu HS về nhà đọc và tìm hiểu trước bài 56 SGK.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 50 - Bài 56
Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Biết được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
- Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản. Biết cách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
 2. Kĩ năng:
 Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ môi trường sống và nguồn lợi thuỷ sản.
 3. Thái độ:
 Có ý thức bảo vệ môi trường sống và nguồn lợi thuỷ sản.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên: 
 Bảng phụ bảng hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước và sơ đồ 17 SGK.
 2. Học sinh:
 Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III- Phương pháp:
 Thuyết trình, đàm thoại, thảo luận.
IV- Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: 1 phút
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Các hoạt động dạy học:
 a, Kiểm tra đầu giờ: 
- Mục tiêu: Đánh giá kiến thức cơ bản của HS về thu hoạch, bảo quản, chế biến sản phẩm thuỷ sản.
- Thời gian: 5 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: GV nêu câu hỏi.
 1. Tại sao phải bảo quản sản phẩm thuỷ sản? 
 2. Em hãy nêu một số phương pháp bảo quản sản phẩm thuỷ sản mà em biết?
 b, Bài mới: 34 phút 
HĐ1: Tìm hiểu về ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản 
- Mục tiêu: HS biết được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản.
- Thời gian: 8 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - hs
Nội dung
- H: Tại sao phải bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản?
-> TL: Vì nếu môi trường bị ô nhiễm sẽ gây ra những hậu quả xấu đối với nghề nuôi thuỷ sản và sức khoẻ con người.
- H: Các thuỷ vực bị ô nhiễm do nguồn nước thải nào?
-> TL: Nước thải sinh hoạt, nông nghiệp và công nghiệp.
- H: Vậy bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản có ý nghĩa như thế nào?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- GV giải thích thêm về nước thải sinh hoạt, nước thải nông nghiệp và công nghiệp.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
I- ý nghĩa:
 Môi trường thuỷ sản bị ô nhiễm có ảnh hưởng xấu đối với sinh vật thuỷ sinh và con người, do đó cần được bảo vệ.
* Kết luận: Môi trường thuỷ sản bị ô nhiễm, do đó cần được bảo vệ.
HĐ2: Tìm hiểu về một số biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản 
- Mục tiêu: HS biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản.
- Thời gian: 11 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - hs
Nội dung
- H: Em hãy nêu các phương pháp xử lí nguồn nước?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Khi đang nuôi tôm, cá mà môi trường bị ô nhiễm thì ta phải xử lí như thế nào?
-> TL: Ngừng cho ăn, tăng cường sục khí, tháo bớt nước cũ và cho thêm nước sạch.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Vậy trong ba phương pháp xử lí nguồn nước, theo em lên chọn phương pháp nào? Vì sao?
-> HS trả lời cá nhân.
- H: Tại sao phải quản lí môi trường nuôi thuỷ sản?
-> TL: Để giảm bớt độc hại cho thuỷ sinh vật và con người.
- H: Chúng ta phải quản lí môi trường nuôi thuỷ sản như thế nào?
-> HS trả lời cá nhân.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- H: Vì sao phải sử dụng phân hữu cơ đã ủ?
-> TL: Phân ủ phân huỷ nhanh, ít tốn ôxi, hạn chế bệnh.
II- Một số biện pháp bảo vệ môi trường:
 1. Các phương pháp xử lí nguồn nước:
- Lắng (lọc).
- Dùng hoá chất dễ kiếm, rẻ tiền.
- Khi đang nuôi tôm, cá mà môi trường bị ô nhiễm:
 + Ngừng cho ăn (bón phân), tăng cường sục khí.
 + Tháo bớt nước cũ và cho thêm nước sạch.
 + Nếu bị ô nhiễm nặng phải đánh bắt hết tôm, cá và xử lí nguồn nước.
 2. Quản lí: 
- Không huỷ hoại các sinh cảnh đặc trưng.
- Qui định nồng độ tối đa của hoá chất, chất độc.
- Sử dụng phân hữu cơ đã ủ, phân vi sinh, thuốc trừ sâu hợp lí.
* Kết luận: Các biện pháp bảo vệ môi trường thuỷ sản: xử lí nguồn nước, quản lí môi trường nuôi.
HĐ3: Tìm hiểu về một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
- Mục tiêu: HS biết được cách bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
- Thời gian: 15 phút.
- Đồ dùng dạy học: Bảng phụ bảng hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước và sơ đồ 17 SGK.
- Cách tiến hành:
HĐ của GV - hs
Nội dung
- GV nêu ý nghĩa của việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- GV treo bảng phụ bảng hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ (2 phút) làm bài tập điền các từ, cụm từ thích hợp vào chỗ trống.
-> HS hoạt động nhóm nhỏ làm bài tập theo yêu cầu.
- Hết thời gian, GV yêu cầu đại diện 1-2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét và bổ sung (nếu có).
-> Đại diện 1-2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Có nên dùng điện và chất nổ để khai thác cá không?
-> TL: Không, vì sẽ huỷ hoại các động vật khác và làm ô nhiễm môi trường.
- H: Chặt phá rừng đầu nguồn có tác hại như thế nào?
-> TL: Gây sói mòn, lũ lụt.
- GV treo bảng phụ sơ đồ 17 SGK yêu cầu HS quan sát, tìm hiểu.
-> HS quan sát, tìm hiểu.
- H: Em hãy nêu những nguyên nhân gây ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản?
-> HS dựa vào sơ đồ trả lời.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
- H: Theo em có những biện pháp nào để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lí?
-> TL: áp dụng mô hình VAC hoặc RVAC.
- GV nhận xét, kết luận.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
III- Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:
 1. Hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản trong nước: SGK/153.
 2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường thuỷ sản: 
Sơ đồ 17 SGK
 3. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hợp lí: SGK/154.
 * Kết luận: Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản trước hết là chống lại sự ô nhiễm của môi trường nước có hại cho sinh vật thuỷ sản, đồng thời đánh bắt hợp lí.
 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút
- GV yêu cầu một HS đọc phần ghi nhớ, lớp theo dõi SGK.
- GV hệ thống lại nội dung kiến thức của bài, nhấn mạnh nội dung chính.
- GV yêu cầu HS về nhà ôn tập lại nội dung kiến thức đã học ở học kỳ II để giờ sau ôn tập.
Ngày soạn: 
Ngày giảng:
Tiết 51
ôn tập học kỳ ii
I- Mục tiêu: Sau bài này GV phải làm cho HS:
 1. Kiến thức:
- Biết củng cố và hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng đã học. Biết tóm tắt nội dung kiến thức dưới dạng sơ đồ.
- Vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và bài tập.
 2. Kĩ năng:
 Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá nội dung kiến thức.
 3. Thái độ:
 Có ý thức tốt trong giờ ôn tập.
II- Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Hệ thống hoá nội dung kiến thức đã học.
 2. Học sinh: 
 Ôn tập trước nội dung kiến thức ở nhà.
III- Phương pháp: 
 Thuyết trình, đàm thoại và thảo luận.
IV- Lên lớp:
 1. ổn định tổ chức: 1 phút
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 2. Các hoạt động dạy học:
 a, Kiểm tra đầu giờ: Kết hợp trong giờ dạy
 b, Bài mới: 39 phút
HĐ1: Hệ thống hoá nội dung kiến thức đã học 
- Mục tiêu: HS biết củng cố và hệ thống hoá các kiến thức, kĩ năng đã học. Biết tóm tắt nội dung kiến thức dưới dạng sơ đồ.
- Thời gian: 20 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: GV hệ thống lại nội dung kiến thức đã học trong học kỳ II dưới dạng sơ đồ:
Chăn nuôi
 Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi Qui trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi 
Đại cương về kĩ thuật chăn nuôi
Vai trò và nhiệm vụ chăn nuôi Giống vật nuôi Thức ăn vật nuôi
Qui trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi
Chuồng nuôi Nuôi dưỡng và chăm sóc Phòng và trị bệnh Vắc xin phòng bệnh
Thuỷ sản
Đại cương về kĩ thuật nuôi thuỷ sản Qui trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thuỷ sản
Đại cương về kĩ thuật nuôi thuỷ sản
Vai trò và nhiệm vụ nuôithuỷ sản Môi trường nuôi Thức ăn vật nuôi
Qui trình sản xuất và bảo vệ môi trường trong nuôi thuỷ sản
Chăm sóc, quản lí và phòng, trị bệnh Thu hoạch, bảo quản và chế biến Bảo vệ môi trường 
HĐ2: Trả lời các câu hỏi và bài tập
- Mục tiêu: HS biết vận dụng các kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi và bài tập.
- Thời gian: 19 phút.
- Đồ dùng dạy học: Không.
- Cách tiến hành: 
 + GV giao các câu hỏi cho HS thảo luận nhóm, phân HS về từng nhóm để thảo luận.
 + Cuối buổi GV tập chung toàn lớp, đề nghị các nhóm trình bày đáp án trả lời. GV nhận xét, uốn nắn và bổ sung.
 3. Tổng kết, HDVN: 5 phút
- GV nhận xét giờ ôn tập về: sự chuẩn bị, tinh thần, thái độ của HS. 
- GV hệ thống lại nội dung kiến thức chính của giờ ôn tập.
- GV yêu cầu HS về nhà ôn tập để giờ sau kiểm tra cuối năm.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA CN7 HKII THEO CHUAN.doc