PHẦN I TRỒNG TRỌT
CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nắm đựơc một số kiến thức cơ bản sau:
- Nắm được vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện
- Hiểu được đất trồng là gì? Vai trò của đất trồng đối với cây trồng.
- Hiểu được thành phần cơ giới của đất trồng là gì? Thế nào là đất chua, kiềm, trung tính.
- Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lí. Biết các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
- Biết được các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân bón đối với đất, cây trồng.
- Hiểu được các cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường.
PHẦN I TRỒNG TRỌT CHƯƠNG I ĐẠI CƯƠNG VỀ KĨ THUẬT TRỒNG TRỌT I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức: HS nắm đựơc một số kiến thức cơ bản sau: - Nắm được vai trò, nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện - Hiểu được đất trồng là gì? Vai trò của đất trồng đối với cây trồng. - Hiểu được thành phần cơ giới của đất trồng là gì? Thế nào là đất chua, kiềm, trung tính. - Hiểu được ý nghĩa của việc sử dụng đất hợp lí. Biết các biện pháp cải tạo và bảo vệ đất. - Biết được các loại phân bón thường dùng và tác dụng của phân bón đối với đất, cây trồng. - Hiểu được các cách bón phân, cách sử dụng và bảo quản các loại phân bón thông thường. - Hiểu được vai trò của giống cây trồng và các phương pháp chọn tạo giống cây trồng. - Biết được quy trình sản xuất cây trồng, cách bảo quản hạt giống. - Biết được tác hại của sâu bệnh. Hiểu được khái niệm về côn trùng, bệnh. Biết các dấu hiệu của cây khi bị sâu bệnh phá hoại. - Hiểu được những nguyên tắc và biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại. Biết vận dụng những hiểu biết đã học vào công việc trừ sâu, bệnh tại vườn trường hay ở gia đình. 2. Kĩ năng - Học sinh làm được một số khâu trong quá trình sản xuất nông nghiệp. - Biết áp dụng các kiến thức vào sản xuất. - Xác định thành phần cơ giới của đất, do độ pH đất. Phân biệt các loại phân hóa học. Xử lí hạt giống bằng nước ấm, sức nẩy mầm và tỉ lệ nảy mầm. Phân biệt và đọc nhãn hiệu một số loại thuốc. 3. Thái độ. Sẳn sàng lao động. Hình thành lòng say mê hứng thú học tập kĩ thuật. Có tinh thần trách nhiệm chịu khó, cẩn thận, có ý thức bảo vệ môi trường. Tiết PPCT: 1 VAI TRÒ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG TRỌT KHÁI NIỆM VỀ ĐẤT TRỒNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA ĐẤT TRỒNG Ngày dạy: I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Hiểu được vai trò của trồng trọt - Biết được nhiệm vụ của trồng trọt và một số biện pháp thực hiện . - Đất trồng là gì ? - Vai trò đất trồng đối với cây trồng. - Đất trồng gồm những thành phần gì ? 2. Kĩ năng: HS có kĩ thuật và biện pháp trồng trọt nông nghiệp HS phân biệt được đất trồng với các loại đất khác 3. Thái độ: Hình thành cho HS thói quen áp dụng kĩ thuật nông nghiệp vào sản xuất trồng trọt II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Tranh vẽ hình 1 SGK/5, Tranh hình 2, sơ đồ 1 SGK/7 phiếu học tập Học sinh: Đọc trước thông tin bài III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Đàm thoại gợi mở, Trực quan, thảo luận IV. TIẾN TRÌNH 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 2. Kiểm tra bài cũ: Không 3. Giảng bài mới: * Hoạt động 1: Giới thiệu Việt Nam là một nước nông nghiệp phát triển. Vậy trồng trọt có vai trò như thế nào trong cuộc sống ta đi vào tìm hiểu bài: “Vai trò nhiệm vụ của trồng trọt” Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học * Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm về đất trồng. - GV yêu cầu HS đọc mục 1 phần I trong SGK/7. HS hoạt động nhóm trả lời các câu hỏi: ? Cây trồng có thể sống ở đâu ? (trên đất ) ? Vì sao cây trồng sống trên đất mà không sống được trên đá ? (chỉ có bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất thì trên đó thực vật có thể sinh sống được còn trên đá thì không) - GV nêu ví dụ giúp HS phân biệt giữa đất với các vật thể tơi xốp khác: Ví dụ: Lớp than đá tơi xốp có phải đất trồng không? tại sao? (lớp than đá tơi xốp không phải là đất trồng vì thực vật không thể sinh sống trên lớp than đá được) - GV giảng đá được chuyển thành đất. Đất được hình thành từ đá mẹ do các yếu tố thời gian mưa, gió, nắng phân hủy đá thành đất. ? Đất trồng là gì? GV: Cây trồng sống trên đất vì đất có chứa nhiều chất dinh dưỡng. ? Em thường thấy cây trồng sống ở môi trường nào? (đất, nước) - GV treo tranh hình 2 SGK/7 yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi: ? Cây sống trong môi trường đất như thế nào? Do đâu mà cây trồng đứng vững và thẳng?(Cây đứng thẳng và đứng vững hơn. Do trong đất chứa nhiều chất dinh dưỡng, oxy, nước) ? Cây trồng trong môi trường nước như thế nào?(Cây không đứng vững, muốn cho đứng vững thì phải có giá đở) ? So sánh cây trồng trong môi trường đất và nước như thế nào ? - GV ghi bảng + Giống nhau: Đều có chứa chất dinh dưỡng. + Khác nhau: Đất: Cây đứng thẳng. Nước: Cây không đứng thẳng ? Đất có vai trò như thế nào đối với cây trồng ? * Hoạt động3: Nghiên cứu thành phần của đất trồng - GV treo sơ đồ 1 SGK/7 HS thảo luận nhóm nhỏ tin mô tả các thành phần của đất trồng theo sơ đồ 1 - GV nêu câu hỏi giúp học sinh hiểu vai trò từng thành phần của đất trồng: ? Không khí có chứa các chất khí nào? (Oxi, ni tơ, cacbonic và một số khí khác) ? Oxi có vai trò gì trong đời sống cây trồng ? (Oxi cần cho quá trình hô hấp của cây) HS hoạt động cá nhân làm nhanh bài tập phần II SGK/8 GV diễn giảng: Chất khoáng của đất có chứa các chất dinh dưỡng như lân, kali Chất hữu cơ của đất, đặc biệt là chất mùn có chứa nhiều chất dinh dưỡng, khi bị phân hủy, các chất dinh dưỡng này được giải phóng ra cung cấp cho cây trồng. ? Đất trồng gồm những thành phần nào? Vai trò của từng thành phần đó? HS trả lời GV khái quát. I. Khái niệm về đất trồng 1. Đất trồng là gì? Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất, trên đó cây trồng có thể sống và sản xuất ra sản phẩm. 2.Vai trò của đất trồng Đất là môi trường cung cấp nước, chất dinh dưỡng, oxy cho cây và giữ cho cây đứng vững II. Thành phần của đất trồng Đất trồng gồm 3 phần - Phần khí : Chính là không khí có ở trong các khe hở của đất, cung cấp oxy cho cây. - Phần rắn : Gồm thành phần vô cơ và hữu cơ. - Phần lỏng : Chính là nước trong đất. 4. Củng cố và luyện tập - Trồng trọt có những vai trò gì?(-Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người ;- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp;- Cung cấp thức ăn cho chăn nuôi;- Cung cấp nông sản để xuất khẩu) - Trồng trọt có những nhiệm vụ nào? (Đảm bảo lương thực và thực phẩm cho tiêu dùng và xuất khẩu) - Gọi 1 học sinh đọc phần ghi nhớ SGK/6. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà - Học bài dựa vào câu hỏi SGK trả lời - Liên hệ thực tế nêu một số ví dụ có liên quan từng phần trong bài học. - Xem trước bài “Khái niệm về đất trồng và thành phần của đất trồng” Soạn bài theo hướng dẫn phương pháp học tập bộ môn V. RÚT KINH NGHIỆM
Tài liệu đính kèm: