I. MỤC TIÊU
- HS được củng cố về đa thức; cộng, trừ, đa thức.
- HS được rèn luyện kỹ năng tính tổng, hiêïu các đa thức, tính giá trị đa thức.
II. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1. CHỮA BÀI TẬP
HS 1 chữa bài 33 tr.40 SGK. HS 1 chữa bài 33 tr.40 SGK.
GV hỏi thêm: Nêu quy tắc cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng.
HS 2 chữa bài 29 tr.13 SBT
Thứ 2, ngày 5 tháng 3 năm 2012. Tiết 58. LUYỆN TẬP MỤC TIÊU - HS được củng cố về đa thức; cộng, trừ, đa thức. - HS được rèn luyện kỹ năng tính tổng, hiêïu các đa thức, tính giá trị đa thức. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1. CHỮA BÀI TẬP HS 1 chữa bài 33 tr.40 SGK. HS 1 chữa bài 33 tr.40 SGK. GV hỏi thêm: Nêu quy tắc cộng (hay trừ) các đơn thức đồng dạng. HS 2 chữa bài 29 tr.13 SBT Hoạt động 2: LUYỆN TẬP * Bài tập 35 tr.40 SGK GV bổ sung thêm câu: c) Tính N - M HS 1: Tính M + N M + N = (x2 – 2xy + y2) + (y2 + 2xy + x2 + 1) = x2 – 2xy + y2 + y2 + 2xy + x2 + 1 = 2x2 + 2y2 + 1 HS 2: Tính M – N M – N = (x2 – 2xy + y2) - (y2 + 2xy + x2 + 1) = x2 – 2xy + y2 – y2 - 2xy - x2 - 1 = -4xy –1 HS 3 tính N – M N – M = (y2 + 2xy + x2 + 1) - (x2 – 2xy + y2) = y2 + 2xy + x2 + 1– x2 + 2xy - y2 = 4xy + 1 GV yêu cầu HS nhận xét về kết quả của hai đa thức: M – N và N – M. HS nhận xét: Đa thức M – N và N – M có từng cặp hạng tử đồng dạng trong hai đa thức có hệ số đối giống nhau. Qua bài tập trên GV lưu ý HS: ban đầu nên để hai đa thức trong ngoặc, sau đó mới bỏ dấu ngoặc để tránh nhầm dấu. * Bài 36 tr.41 SGK GV: Muốn tính giá trị của mỗi đa thức ta làm như thế nào? HS: Ta cần thu gọn đa thức sau đó thay giá trị của các biến vào đa thức đã thu gọn rồi thực hiện các phép tính. GV cho HS cả lớp làm bài vào vở, gọi hai HS lên bảng làm câu a và câu b. HS cả lớp làm bài vào vở, hai HS lên bảng làm bài. HS 1: a) x2 + 2xy – 3x3 + 2y3 + 3x3 – y3 = x2 + 2xy + y3. Thay x = 5 và y = 4 vào đa thức ta có: x2 + 2xy + y3 = 52 + 2.5.4 + 43 = 25 + 40 + 64 = 129. HS 2: b) xy – x2y2 + x4y4 – x6y6 + x8y8 tại x = -1; y = -1 xy – x2y2 + x4y4 – x6y6 + x8y8 = xy – (xy)2 + (xy)4 – (xy)6 + (xy)8 Mà xy = (-1).(-1) = 1 Vậy giá trị của biểu thức = 1 – 12 + 14 – 16 + 18 = 1 – 1 + 1 – 1 + 1 = 1 * Bài 38 tr.41 SGK GV: Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta làm thế nào? HS: Muốn tìm đa thức C để C + A = B ta chuyển vế C = B – A. Gọi 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu a và b. HS 1: a) C = A + B C =(x2 – 2y + xy +1) + (x2 + y – x2y2 – 1) C =x2 – 2y + xy +1 + x2 + y – x2y2 – 1 C =2x2 - x2y2 + xy – y Yêu cầu HS các định bậc của đa thức C ở hai câu a và b. HS 2: câu b b) C + A = B Þ C = B - A C = (x2 + y – x2y2 – 1) - (x2 – 2y + xy +1) C = x2 + y – x2y2 – 1 - x2 + 2y - xy –1 C = 3y – x2y2 – xy –2 GV cho HS làm bài 33 tr.14 SBT. Tìm các cặp giá trị (x,y) để các đa thức sau nhận giá trị bằng 0. 2x + y – 1 x – y – 3 a) GV: Theo em ta có bao nhiêu cặp số (x,y) để giá trị của đa thức 2x + y – 1 bằng 0? a) HS: Có vô số cặp giá trị (x,y) để giá trị của đa thức bằng 0. (HS có thể không phát hiện được điều đó thì GV gợi ý). Hãy cho ví dụ HS: Ví dụ x = 1; y = -1 ta có: 2x + y –1 = 2.1 + (-1) – 1 = 0 hoặc với x = 0; y = 1 ta có 2x + y – 1 = 2.0 + 1 – 1 = 0 hoặc với x = 2; y = -3 ta có 2x + y – 1 = 2.2 + (-3) –1 = 0 GV: Có vô số cặp (x,y) để giá trị đa thức 2x + y – 1 bằng 0. b) Tương tự, GV cho HS giải câu b. Có vô số cặp (x,y) để giá trị của đa thức x – y – 3 bằng 0. ví dụ: (x = 0; y = -3); (x = 1; y = - 2 ); (x = -1; y = -4) Sau đó GV yêu cầu HS nhắc lại: Muốn cộng hay trừ đa thức ta làm như thế nào? HS: Trả lời. Hoạt động 3 : HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ Bài tập về nhà 31,32 tr.14 SBT Đọc trước bài: “Đa thức một biến”
Tài liệu đính kèm: