1. Về kiến thức:
- Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả.
- Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả.
2. Về năng lực:
*. Năng lực điều chỉnh hành vi:
-Nhận biết sự cần thiết phải tiết kiệm tiền; nguyên tắc quản lí tiền.
- Có ý thức tiết kiệm và sử dụng tiền hiệu quả
*. Năng lực phát triển bản thân:
- Lập được kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn.
- Thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra.
*. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:
- Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân.
- Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân.
3. Về phẩm chất:
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm quản lí tiền hiệu quả
GDCD7 - BÀI 8: QUẢN LÝ TIỀN Thời lượng: 03 tiết A. MỤC TIÊU: 1. Về kiến thức: - Nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả. - Trình bày được một số nguyên tắc quản lí tiền có hiệu quả. 2. Về năng lực: *. Năng lực điều chỉnh hành vi: -Nhận biết sự cần thiết phải tiết kiệm tiền; nguyên tắc quản lí tiền. - Có ý thức tiết kiệm và sử dụng tiền hiệu quả *. Năng lực phát triển bản thân: - Lập được kế hoạch chi tiêu cá nhân phù hợp theo hướng dẫn. - Thực hiện được việc quản lí và chi tiêu tiền hợp lí theo kế hoạch đã đề ra. *. Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội: - Bước đầu biết quản lí tiền của bản thân. - Bước đầu biết tạo nguồn thu nhập của cá nhân. 3. Về phẩm chất: - Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm quản lí tiền hiệu quả B. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - SGK, SGV, Bài tập GDCD 7; - Giấy A4, phiếu học tập, - Tranh ảnh, video và các câu chuyện về quản lí tiền; - Đồ dùng đơn giản đe sắm vi, - Máy tinh, máy chiếu, bai giang powerpoint,... . III/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: DỰ KIẾN CHIA TIẾT: Tiết 1: Tìm hiểu ý nghĩa cúa việc quản lí tiền hiệu quả Tiết 2: Tìm hiểu một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả Tiết 3: Luyện tập và vận dụng Tiết 1: NS. ND... I. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU 1. Mục tiêu: Khai thác vốn sống, trải nghiệm của bản thân HS về chủ đề bài học, tạo hứng thú và những hiểu biết ban đầu của HS vế chủ để bài học mới. 2. Tổ chức thực hiện: B1: Giao nhiệm vụ học tập: GV tổ chức cho HS trong lóp chơi trò chơi “Giải bài toán thu chi”: Gia đình em đang có 200 000 đồng, hãy đưa ra phương án chi tiêu của mình với khoản tiền này và giải thích vì sao em lựa chọn như vậy. B2: Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc cá nhân, đưa ra câu trả lời. B3: Báo cáo, thảo luận 3 - 5 HS lên trình bày phương án chi tỉêu của mình với điều kiện không trùng lặp vớỉ: phương án của bạn chơi trước. Sau khi trò chơi kết thúc, GV nêu câu hoi Em có suy nglũ gì về ý nglũa của việc chi tiêu tiền hiệu quả? B4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận: GV: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận và dẫn dắt vào bài mới: Trong cuộc sống, tiền là phương tién để mua sắm mọi thứ phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Kiếm tiền đã khó nhưng chi tiêu tiền thế nào cho hợp lí và hiệu quả lại càng khó hơn. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu biết nhiều hơn về quản lí tiền thế nào cho hiệu quả II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (HÌNH THÀNH KIẾN THỨC): Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả a. Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả b. Tổ chức thực hiện Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ ( GV mời một HS đọc câu chuyện trong SGK và yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về việc quản lí tiền của Thuý? + Theo em: thế nào là quản lý tiền? việc quản lí tiền hiệu quả có ý nghĩa gì trong cuộc sống? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh làm việc cá nhân -> thảo luận cặp đôi, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: a) Thúy biết lên kế hoạch cho việc quản lí tiền của mình một cách rất khoa học: Thúy chỉ tiêu tiền cho những việc thực sự cần thiết (mua đồ dùng học tập, mua quà cho em trai, ủng hộ đồng bào bão lũ) Biết lên kế hoạch kiếm thêm tiền bằng những việc phù hợp với năng lực của bản thân. Nhờ vậy mà Thúy giữ được cân bằng trong việc chi tiêu, quản lí tiền rất hiệu quả. b) Quản lý tiền là biết sử dụng tiền hợp lý, hiệu quả. Quản lí tiền hiệu quả giúp em rèn luyện thói quen chi tiêu hợp lí, tiết kiệm, biết cách kiếm tiền phù hợp với khả năng của mình,... để tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ và không ngừng phát triển. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận GV nhận xét phần trả lời của HS và tóm tắt những ý cơ bản: + Thúy được mẹ tin tưởng giao cho một số tiền để clu tiêu khi cần thiết. Bạn đã nliận thức được bố mẹ rất vất vả để kiếm tiền nên tự nhủ phải có trách nhiệm quản lí số tiền được cho một cách hiệu quả. + Nội dung quản lí tiền của bạn Thuý bao gồm: Giữ tiền cẩn thận. Luôn chi tiêu có kế hoạch, chi mua nlũmg thứ thật cần thiết. Nghĩ cách kiếm thêm tiền phù hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh + Ý nhĩa của việc quản lí tiền hiệu quả: Biết quản lí tiền hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho bố mẹ; rèn luyện được thói quen chi tiêu hợp lí; biết cách kiếm tiền phù họp với khả năng, sức lực của mình;... để tạo dựng được cuộc song ổn .đĩnh, tự chủ và không ngừng phát triển. 1. Ý nghĩa của việc quản lí tiền hiệu quả: - Quản lý tiền là biết sử dụng tiền hợp lý, hiệu quả. - Biết quản lí tiền hiệu quả giúp giảm bớt gánh nặng tiền bạc cho bố mẹ; rèn luyện được thói quen chi tiêu hợp lí; biết cách kiếm tiền phù họp với khả năng, sức lực của mình;... để tạo dựng được cuộc song ổn .đĩnh, tự chủ và không ngừng phát triển. * Luyện tập: Bài tập 1: Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao? Học sinh nên tập trung vào học hành, không nên quan tâm đến tiền bạc Học sinh không nên giữ tiền vi không giữ được tiền cẩn thận và hay chi vào những việc không cần thiết Tiết kiệm tiền thường chỉ dành cho những người chi tiêu quá nhiều Biết quản lý tiền sẽ có một cuộc sống đầy đủ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Em đồng tình với ý kiến: d) vì biết quản lí tiền sẽ giúp ta không cần phải lo lắng việc thiếu thốn chi tiêu. Em không đồng tình với các ý kiến: a) vì học sinh nếu biết cách quản lí tiền bạc từ sớm sẽ giúp san sẻ gánh nặng cho gia đình, trang bị được một kĩ năng cần thiết cho cuộc sống sau này. b) vì học sinh không biết giữ tiền cẩn thận hoặc chi tiêu vào những thứ không cần thiết là do không được bố mẹ, thầy cô dạy bảo, khuyên răn đúng cách. Hơn nữa, xã hội phát triển, rất nhiều nhu cầu của con người cần đến tiền bạc. Học sinh nếu như không giữ tiền, vào lúc cần thiết không có người lớn ở bên sẽ rất bất tiện. c) vì tiết kiệm tiền giúp ta chi tiêu hợp lí, khoa học và dành được một khoản tiền cho những lúc có sự cố đột xuất. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận GV nhận xét, bổ sung chốt vấn đề, cho điểm hs. Bài tập 2: Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ: Em có nhận xét gì về hành vi của các bạn dưới đây? a. Cả tuần vừa rồi K đều nhịn ăn sáng để dành tiền mua cuốn truyện yêu thích. b. Ngay tuần đầu tiên H đã dùng số tiền mẹ cho để chi tiêu trong cả tháng. Bạn hỏi xin thêm nhưng mẹ từ chối. c. Tháng nào quy cũng đặt ra mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền nhất định. d. B có thói quen ghi ra giấy những thứ cần mua trước khi đi chợ. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: K hà tiện quá mức, không ăn sáng ảnh hưởng đến sk, hiệu quả học tập; H chi tiêu hoang phí-> K và H chưa biết quản lý tiền Q chi tiêu hợp lý, khoa học -> biết quản lý tiền B biết lên kế hoạch chi tiêu-> biết quản lý tiền Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận GV nhận xét, bổ sung chốt vấn đề, cho điểm hs. Tiết 2: NS. ND... II. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ (HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (tiếp) Hoạt động 2: Tìm hiểu một so nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả 1. Mục tiêu: HS kể được một số nguyên tắc quản li tiền hiệu quả. 2. Tổ chức thực hiện: * Nguyên tắc 1: Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả. Câu hỏi 1. Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ: Em hãy quan sát các hình ảnh, đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi: a) Trong các sản phẩm trên, đâu là thứ em mong muốn có? Đâu là thứ em rất cần? Nếu chỉ có một số tiền có hạn không mua được tất cả những thứ em muốn thì em sẽ chọn mua những sản phẩm nào? Vì sao? b) Nếu chi tiêu tùy tiện, vượt quá mức cho phép sẽ dẫn đến hậu quả gì? Theo em, có cách nào để tránh việc chi tiêu quá mức? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. GV có thể gọi ý: Sản phẩm em thưc sự cần là những thư thật cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống sinh hoạt, còn những thứ em muốn có thế là nhũng thứ rất hay, 1'íit đẹp nhưng cũng thường rất đắt tiền nếu không có cũng không ảnh hưong đến cuộc sống. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: a) Thứ mong muốn có: ví dụ (5), (6), (8), (9), (11),... Thứ rất cần (nếu chỉ có một số tiền có hạn): (1), (4), (8),... Số (1) vì cần vở ghi để phục vụ cho việc học tập. Số (4) vì cần đồ ăn để có đủ năng lượng học tập. Số (8) vì đôi giày cũ của em đã bị rách, em cần mua một đôi giày mới để giờ học thể dục và đi lại đảm bảo an toàn hơn... b) Nhận xét: Nếu như chi tiêu vượt quá mức cho phép sẽ khiến cho chúng ta không còn đủ tiền để chi tiêu cho những thứ thật sự cần thiết, khi có những trường hợp phát sinh đột ngột cần đến tiền thì sẽ không có đủ tiền để chi trả, dẫn đến hậu quả một số bạn có hành vi xấu là ăn trộm tiền, cướp giật... Để tránh việc chi tiêu quá mức, chúng ta cần cân nhắc kĩ lưỡng trước khi mua một thứ đồ gì đó, suy nghĩ kĩ xem đó có phải món đồ thật sự cần thiết ở thời điểm hiện tại hay không. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức - GV dẫn dắt sang câu hỏi 2: Với một khoản tiền có hạn, em cần phải có nguyên tắc trong chi tiêu, đó là: chỉ mua những thứ thật cần thiết như: sách, vở, dép có quai. Không nhất thiết phải mua như: điện thoại, ván trượt pa-tanh, bán pizza,... Sở đĩ phải cân nhắc khi ra quyết đinh chi tiêu vì tiền em được tiêu là có hạn. Phải ưu tiên cho những nhu cầu thiết trước. Nếu chi tiêu vượt quá số tiền mình có sẽ dẫn đến việc phải vay mượn, nợ nần,... Câu hỏi 2. Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ: GV gọi học sinh đọc tình huống Gv nêu câu hỏi thảo luận bàn: a) Vì sao H khó vay tiền của các bạn trong lớp? b) Theo em, khi vay mượn tiền cần chú ý điều gì? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh làm việc cá nhân -> thảo luận bàn - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: a) Trước đây H đã vay mượn các bạn nhiều lần nhưng khô ... hêm tiền phù hợp với lứa tuổi và khả năng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức Việc đặt mục tiêu tiết kiệm trước chi tiêu thể hiện em có chủ đích thực hiện tiết kiệm khi đang có một khoản tiền nhất định. Nhờ có mục tiêu tiết kiệm, em sẽ chủ động tìm cách thực hiện được mục tiêu đó. Kết quả là em sẽ tiết kiệm được một khoản tiến nhỏ cho riêng mình để có thể thực hiện những khoản chi tiêu khác khi cần thiết và có ý nghĩa mà không cần sự trợ cấp của bố mẹ. Câu hỏi 2. Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ: GV mời HS quan sát tranh, nêu những biểu hiện tiết kiệm trong các bức tranh và trả lời câu hỏi: a) Vì sao tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... lại giúp chúng ta tiết kiệm được tiền? Nêu ý nghĩa của việc tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... trong cuộc sống? b) Em hãy nêu cách tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... mà em biết. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: a) Nhận xét: Tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... giúp chúng ta tiết kiệm được tiền vì thức ăn, điện, nước là những thứ mà chúng ta sử dụng càng nhiều thì càng tốn nhiều tiền để mua => Sử dụng vừa đủ, không lãng phí thức ăn, điện, nước sẽ giúp tiết kiệm tiền. Ý nghĩa: Khi chúng ta không sử dụng hoang phí, biết tiết kiệm thức ăn, điện, nước,... chúng ta sẽ tiết kiệm được một khoản tiền đáng kể, có thể dành để chi tiêu cho những việc cần thiết khác. Hơn nữa, thức ăn, điện, nước,... là những thứ có hạn, rất nhiều người trên thế giới gặp phải nạn đói, không có điện và nước sạch để sử dụng => Chúng ta cần phải sử dụng hợp lí những nguồn tài nguyên này. b) Tiết kiệm thức ăn: Chỉ mua lượng thức ăn vừa đủ ăn Cố gắng ăn hết, không bỏ phí thức ăn Phần thức ăn còn thừa nào mà có thể bảo quản được thì cất đi để hôm sau ăn tiếp, đỡ phí phạm Tiết kiệm điện: Tắt hết những thiết bị điện khi không sử dụng Chỉ bật bình nóng lạnh 15 phút trước khi sử dụng và tắt đi trong khi sử dụng, vừa để tiết kiệm điện vừa đảm bảo an toàn cho bản thân. Tiết kiệm nước: Chỉ sử dụng nước khi cần thiết, không phí phạm nước sạch vào các mục đích để vui chơi, đùa nghịch Có thể tiết kiệm nước đã qua sử dụng (nước rửa rau,...) dùng để rửa sân, rửa xe,... Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức Thức ăn, điện, nước,.. là những thứ thiết yếu trong cuộc sống mà chúng ta phai tiêu dùng hằng ngày và đa phần là những thứ phải mua bằng tiền. Vì thế, tiết kiệm chúng trong tiêu dùng giúp ta tiết kiệm tiền. Không những thể còn góp phần tiết kiệm những nguồn tài nguyên đang ngày càng khan hiếm. GV mờỉ HS kể ra cách thực hiện tiết kiệm điện, nước, thức ăn, vật dụng - những kiến thức này HS đã được học ở bài Tiết kiệm năm lớp 6. * Nguyên tắc 3: Học cách kiếm tiền phù hợp Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ: Gv nêu câu hỏi Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: - Học sinh làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời. - Giáo viên: Quan sát, theo dõi quá trình học sinh thực hiện, gợi ý nếu cần, hỗ trợ các em về yêu cầu cần TL. Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: Câu hỏi 1. a) Việc làm của Hằng đem lại lợi ích gì? b) Em hãy kể thêm những vật khác có thể tái chế. Lời giải: a) Việc làm của Hằng vừa giúp bảo vệ môi trường, hạn chế rác thải; vừa giúp Hằng kiếm thêm tiền phụ giúp bố mẹ và giúp đỡ người khác. b) Vật có thể tái chế: Quần áo cũ Bìa các-tông Giấy báo cũ Bao bì thực phẩm bằng nhựa, giấy Kim loại, thuỷ tinh, gỗ & nhựa Câu hỏi 2. a) Em hãy kể tên các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền trong các trường hợp trên. b) Em hãy giới thiệu thêm những mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán. Lời giải: a) Các sản phẩm học sinh có thể tranh thủ thời gian rảnh, tự làm để bán lấy tiền trong các trường hợp trên: Hình 1: Bánh ngọt Hình 2: Những đồ vặt được làm từ len b) Một số mặt hàng khác mà học sinh ở địa phương em có thể làm để bán Tranh tự vẽ Đồ ăn vặt (sữa chua, trà sữa, bánh mì...) Thiệp thủ công Vòng tay, vòng cổ,... Câu hỏi 3. a) Các bạn trong tranh đã làm những việc gì để có thu nhập cá nhân? b) Em hãy kể thêm những việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền. Lời giải: a) Cách các bạn trong tranh đã làm để có thêm thu nhập cá nhân: Hình 1: Phụ giúp bố mẹ việc nhà bằng cách cho gà ăn. Hình 2: Phụ giúp bố đánh máy tài liệu. b) Một số việc học sinh có thể làm phụ giúp bố mẹ vào thời gian rảnh rỗi để có tiền: Phụ giúp việc nhà: lau dọn nhà cửa, rửa bát, giặt phơi quần áo,... Giúp mẹ đi chợ Phụ giúp bố mẹ bán hàng Câu hỏi 4. Theo em, gửi tiền vào ngân hàng mang lại lợi ích gì? Lời giải: Gửi tiền vào ngân hàng trước hết sẽ giúp ta hạn chế việc tiêu tiền một cách hoang phí. Ngoài ra, gửi tiền vào ngân hàng sẽ giúp cho khoản tiền của chúng ta không bị mất giá, bởi vì gửi tiền vào ngân hàng sẽ cho ta một khoản tiền lãi hàng tháng. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận GV nhận xét, kết luận, chốt kiến thức 2. Một số nguyên tắc quản lí tiền hiệu quả: a. Sử dụng tiền hợp lí, hiệu quả. - Chi tiêu có kế hoạch: chỉ mua nhữmg thứ thật sụ cần và phù hợp với khả năng chi trả - Chỉ vay tiền khi thật sự cần và phải trả đúng hẹn b. Đặt mục tiêu và thực hiện tiết kiệm tiền hiệu quả: - Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền - Không lãng phí thức ăn, điện, nước, c. Học cách kiếm tiền phù hợp - Kiếm tiền bằng việc tái chế - Làm đồ thủ công để bán - Làm phụ giúp bố mẹ - Nhờ bố mẹ gửi tiết kiệm ngân hàng để lấy tiền lãi khi có tiền nhàn rỗi Tiết 3: NS: ND: III. LUYỆN TẬP: 1. Mục tiêu: HS củng cố lại những kiến thức đã khám phá và thực hàn xử lí một so tình huống cụ thể. 2. Tổ chức thực hiện: Bài tập 3. Xử lí tình huống: Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ: - Gv yêu cầu học sinh đọc tình huống - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm, phân công mỗi nhóm thảo luận một tình huống (nếu có thể, chọn một trong số các tình huống để HS sắm vai), sau đó mời các nhóm lên trình bày, các bạn nhóm khác nliận xét, bổ sung ý kiến, GV nhận xét và đua ra kết luận. + Nhóm 1: a) M muốn mua một quả bóng đá giá 100 000 đồng nhưng chỉ có 40 000 đồng. M hỏi vay Q 60 000 đồng và hứa sẽ trả khi được mẹ cho tiền và sẽ cho Q chơi cùng. Nếu em là Q, em sẽ xử lí thế nào? Vì sao? + Nhóm 2: b) N vui mừng khoe với các bạn rằng mình vừa được thưởng 200 000 đồng vì thành tích học tập và tích cực phụ giúp mẹ ở xưởng may tuần vừa rồi. Thấy vậy, các bạn muốn N mua kem khao cả nhóm. N lúng túng vì muốn dùng tiền để mua quà tặng bà ngoại và truyện tranh cho em gái. Theo em, N nên xử sự thế nào? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thảo luận nhóm, mỗi nhóm thảo luận một tình huống (nếu có thể, chọn một trong số các tình huống để HS sắm vai), Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận: - Hs trình bày cách xử lí tình huống: a) Cách xử lí: Nếu em là Q, trong trường hợp thứ nhất M là một bạn biết giữ chữ tín, biết giữ lời hứa thì em sẽ đồng ý cho M vay tiền vì em tin bạn sẽ trả lại đúng hẹn. Trong trường hợp thứ hai, M là người thường hay chi tiêu hoang phí, thì em sẽ không đồng ý cho M vay tiền và khuyên nhủ bạn nên biết cách tiết kiệm tiền, đừng tiêu vào những thứ không cần thiết. b) Cách xử lí: Nếu em là N, em sẽ giải thích rõ với các bạn rằng số tiền này em đã có kế hoạch để mua quà tặng cho bà ngoại và em gái rồi nên không thể khao các bạn ăn kem được. Hơn nữa đây là số tiền mà một mình em cố gắng trong học tập và phụ giúp bố mẹ. Nên lần tới, nếu các bạn cùng em giúp đỡ nhau học tập, cùng nhau góp sức giúp kết quả học tập của mọi người đều nâng cao, và được thưởng tiền tiếp thì em sẽ khao các bạn sau. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận GV nhận xét, kết luận Bài tập 4: Giải bài toán chi tiêu Sau 5 phút thảo luận, GV mời các nhóm lên trình bày kế hoạch sử dụng150.000 để tổ chức sinh nhật với 3 người bạn thân, đại diện các nhóm khác nhận xét kế hoạch tổ chức của từng nhóm. GV nhận xét, cần chú ý một số tiẻu chí sau đây: + Tổng các khoan chi có vượt quá mức 150 000 đồng không? + Nội dung buổi sinh nhật có ý ngliĩa. tíũết thực, vui vẻ, tình cảm không? + Khả năng khai thác các nguồn lực khác sẵn có như thế nào? IV. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG 1. Mục tiêu: HS vận dụng những điều đã học vao thực tiên cuộc sống. 2. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Gv chuyển giao nhiệm vụ: Lập kế hoạch kinh doanh GV tổ chức buối hội chợ trong khuôn kho lóp học, hoặc có thể kết họp với nhà trường tổ chức buổi hội chơ cho cả khối lớp 7, coi như một hoạt động ngoại khoá. Nếu trong khuôn khổ một lóp thi mỗi nhóm là một đon vị kinh doanh. Nếu trong khuôn khổ cả khói lóp 7 thì mỗi lóp là một đon vị kinh doanh. GV cần Có bước hưóiig dẫn HS chuẩn bị tham gia hội chợ, yêu cầu các nhóm lên kế hoạch kinh doanh tại hội chợ do lóp tổ chức để kiếm tiền đóng góp cho quỹ từ thiện theo gợi ý sau: + Chọn mặt hàng sẽ bán tại hội chơ: Liệt kê những món đồ o nhà ma em và eá'j bạn không cần dùng nữa như: sách, truyện, tạp chí, túi, ví, mũ/nón... có thể mang đi bán. Lập dannh sách một vài mặt hàng có thể mua để bán tại hội chợ (chú ý mua mặt hàng nhiều người thíoh, chi ít tiền, khảo giá để mua được rẻ,...). + Phân công các maim viên trong nhóm chuẩn bị mua hàng, thu gom sản phẩm cần bán, hỗ trơ nhau để bán hàng. + Chuẩn bị gian hàng để bán hàng tiện lợi. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Nếu trong khuôn khổ lớp, dành riêng một tiết để tổ chức buổi chợ. Cho HS kê bàn theo các gian hàng. Tùy theo điều kiện có thể giao dịch bằng tiền thật hoặc thẻ ATM do GV cung cấp. GV đề nghị các nhóm tham gia mua bán, quan sát hoạt động của các gian hàng khác, đưa ra nhận xét về chủng loại hàng hoa, cách thức bày biện, phương thức, thai độ bán hàng Bước 3: Báo cáo, thảo luận: Kết thúc buổi hội chợ (trong khoảng 30 phút), GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết qua kinh doanh, nêu nhận xét về các nhóm khác, và rút rạ bài học để lần sau tham gia kinh doanh hiệu quả hơn. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và kết luận GV tổng kết, nhận xét đánh giá. Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu tiết kiệm một khoản tiền trong một thời gian nhất định vá chia sẻ với bố mẹ vằ các bạn GV hướng dẫn HS xác định: + Klioản tiền muốn tiết kiệm là bao nhiêu? + Em muốn có khoản tiến đó để làm gì? + Thòi gian thực hiện trong bao lâu? + Dự kiến sẽ có khoản tiền đó bằng cách nào? + Viết ra kế hoạch để thưc hiện. GV cần nêu rõ yêu cầu về hình thức bản kế hoạch và thời gian nộp bản kế hoạch.
Tài liệu đính kèm: