Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 61: Luyện tập

Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 61: Luyện tập

I. MỤC TIÊU:

- Củng cố các định lí về tính chất ba đường trung trực của tam giác.Vận dụng các định lí đó vào việc giải các bài tập hình .

- Rèn luyện kĩ năng vẽ đường trung trực của tam giác, vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác, chứng minh ba điểm thẳng hàng.

- Học sinh thấy được ứng dụng thực tế của tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: bảng phụ ghi bài tập; thước thẳng, eke, compa.

- HS: phiếu học tập, thước thẳng, eke, compa.

III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

PP phát hiện và giải quyết vấn đề.PP vấn đáp.PP luyện tập thực hành.PP hợp tác nhóm nhỏ.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 1. Tổ chức:

 

doc 2 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Hình học 7 năm 2009 - Tiết 61: Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 
Ngày soạn: 7.4.09
Ngày giảng: 
Tiết 61. LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Củng cố các định lí về tính chất ba đường trung trực của tam giác.Vận dụng các định lí đó vào việc giải các bài tập hình .
- Rèn luyện kĩ năng vẽ đường trung trực của tam giác, vẽ đường tròn ngoại tiếp tam giác, chứng minh ba điểm thẳng hàng.
- Học sinh thấy được ứng dụng thực tế của tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng. 
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- GV: bảng phụ ghi bài tập; thước thẳng, eke, compa.
- HS: phiếu học tập, thước thẳng, eke, compa.
III.CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
PP phát hiện và giải quyết vấn đề.PP vấn đáp.PP luyện tập thực hành.PP hợp tác nhóm nhỏ.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:	
- Phát biểu định lí tính chất ba đường trung trực của tam giác? Chữa bài tập 53 (SGK - 80)?
- Vẽ đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác ABC vuông tại A. Nêu nhận xét về vị trí tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông.
- HS1: Phát biểu định lí tính chất ba đường trung trực của tam giác.
BT 53 (SGK - 80):Vị trí phải chọn là điểm chung của 3 đường trung trực của tam giác có 3 đỉnh tại vị trí của 3 ngôi nhà.
- HS 2: Vẽ đường tròn đi qua ba đỉnh của tam giác ABC vuông tại A. 
Nêu nhận xét về vị trí tâm O của đường tròn ngoại tiếp tam giác vuông: Là trung điểm của cạnh huyền.
	3. Bài mới:
Hoạt động 1.
BT 54 (SGK – 80):
GV gọi HS đọc đề bài SGK
Sau đó gọi HS lần lượt lên bảng giải cho từng trường hợp.
HS cả lớp nhận xét.
Vẽ đường tròn qua ba đỉnh của tam giác ABC 
a / Trường hợp ba góc A , B , C nhọn 
Vẽ hai đường trung trực của hai cạnh AB , BC . Giao điểm của chúng chính là tâm của đường tròn cần vẽ . Tâm đường tròn ở trong tam giác 
b / Trường hợp  = 900
Vì trung điểm cạnh BC cách đều ba đỉnh tam giác (trung tuyến ứng với cạnh huyền tam giác vuông) . Do đó tâm đường tròn chính là trung điểm cạnh BC 
c / Trường hợp  > 900. Vẽ hai đường trung trực của hai cạnh AB , BC . Giao điểm của chúng chính là tâm của đường tròn cần vẽ.Tâm đường tròn nằm ngoài tam giác.
Hoạt động 2.
BT 55 (SGK – 80):
GV bài toán yêu cầu điều gì ?
HS nêu GT, KL
GV gợi ý để HS có thể giải được bài toán.
Có cách làm khác không?
Nếu học sinh không nêu được, giáo viên có thể gợi ý bằng cách giới thiệu cách làm khác trên bảng phụ.
Ta có ID ^ AB ( gt );CA ^ AB (gt ) => ID // AC
Ta có DK ^ AC và ID // ACÞ ID ^ DK . 
Vậy = 900 ( 1 )
Hai tam giác vuông AID và DKA có :
 AD : cạnh chung 
 ( so le trong ) 
Vậy D AID = D DKA ( Cạnh huyền - góc nhọn )
Suy ra : DK = AI ; ID = AK 
 Hai tam giác vuông BID và DKC có : 
Vậy DBID = DDCK ( c- g - c )
Suy ra = (hai góc tương ứng)
Tam giác vuông DKC có + = 900. Do đó + = 900 (2)
Từ (1) và (2) suy ra : = 1800
Vậy ba điểm B , C , D thẳng hàng .
Hoạt động 3.
BT 56 (SGK – 80):
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài và trao đổi nhóm đưa ra cách làm?
Ở bài tập 55, ta đã chứng minh được:Trong một tam giác vuông, giao điểm 2 đường trung trực của hai cạnh góc vuông nằm trên cạnh huyền. Nghĩa là, giao điểm này chính là trung điểm của cạnh huyền. Vậy trung điểm của cạnh huyền cách đều 3 đỉnh của tam giác vuông.
Khi đó ta có: độ dài đường trung tuyến xuất phát từ đỉnh góc vuông bằng một nửa độ dài cạnh huyền trong tam giác vuông đó.
	4. Củng cố:
- Nhắc lại tính chất của 3 đường trung trực trong tam giác ?
- Học sinh nhắc lại.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Ôn tập lại các định lí về đường trung trực của tam giác.
- Bài tập về nhà: 68, 69 tr 31, 32 SBT
- Chuẩn bị bài mới: Tính chất ba đường cao của tam giác.
Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docT 61-xg.doc