Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 105, 106

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 105, 106

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được sơ lược về thể loại truyện ngắn hiện đại, vị trí của tác phẩm trong nền văn học hiện đại. Bước đầu tìm hiểu nguy cơ đê vỡ và sự chống cự tuyệt vọng của dân phu để thấy được đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyện: dùng phép tương phản, đối lập rất thành công.

*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu bố cục, tóm tắt truyện và phân tích chi tiết nghệ thuật của văn tự sự.

*Giáo dục tư tưởng: có tinh thần tập thể, có ý thức trước công việc chung

 

doc 5 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 807Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Tiết 105, 106", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: tháng 02 năm 2010
Ngày dạy: tháng 03 năm 2010
Tuần 27
Tiết : 105 sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
 I. Mục tiêu bài học: 
* Kiến thức cần đạt: Giúp học sinh: nắm được sơ lược về thể loại truyện ngắn hiện đại, vị trí của tác phẩm trong nền văn học hiện đại. Bước đầu tìm hiểu nguy cơ đê vỡ và sự chống cự tuyệt vọng của dân phu để thấy được đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của truyện: dùng phép tương phản, đối lập rất thành công.
*Kĩ năng cần rèn: Rèn kĩ năng đọc, tìm hiểu bố cục, tóm tắt truyện và phân tích chi tiết nghệ thuật của văn tự sự.
*Giáo dục tư tưởng: có tinh thần tập thể, có ý thức trước công việc chung
II.Trọng tâm của bài: Tìm hiểu chi tiết mục a
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo, tranh minh họa: Phạm Duy Tốn
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh?
Nhận xét đánh giá
B/Bài mới (36’)
1.Vào bài (1’) Tục ngữ có câu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi", câu tục ngữ nói về thái độ vô trách nhiệm một cách trắng trợn của một viên quan phụ mẫu, trong một lần hộ đê. Câu chuyện đặc sắc đã được ngòi bút hiện thực và nhân đạo của Phạm Duy Tốn kể lại như một màn kịch bi - hài rất hấp dẫn.
2.Nội dung bài dạy (35’)
Tg
05’
10’
20’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Dựa vào chú thích*, em hãy nêu một vài nét về tác giả, tác phẩm?
Gv: Truyện ngắn hiện đại được viết bằng tiếng Việt hiện đại, là sản phẩm của 1 kiểu tư duy NT mới, xuất hiện tương đối muộn trong lịch sử văn học (đầu TK XX). So với truyện trung đại, cốt truyện phức tạp hơn, đã thiên về tính chất hư cấu đã hướng vào việc khắc họa hình tượng, phát hiện bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người. Truyện trung đại được viết bằng tiếng Hán, cốt truyện đơn giản còn thiên về mục đích giáo huấn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu văn bản.
Gv hướng dẫn cách đọc.
 Lưu ý phân biệt các giọng.
Hs đọc vb. Giải nghĩa một số từ khó.
 Yêu cầu HS tóm tắt câu chuyện
? Em có thể nêu đại ý của văn bản?
? Theo em văn bản này có thể chia làm mấy phần?
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
? Phần 1 gồm mấy đoạn nhỏ, ý mỗi đoạn nói gì?
- Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian, địa điểm, thế nước, nguy cơ vỡ đê.
- Cảnh dân phu cứu đê.
- So sánh sức người sức nước để thấy nguy cơ đê vỡ càng cao.
? Cảnh đê sắp vỡ được gợi tả bằng các chi tiết thời gian, không gian, địa điểm ntn? 
? Các chi tiết đó gợi cảnh tượng gì?
? Cách nêu tên sông, tên phủ, huyện có dụng ý gì ?
? em có nhận xét gì về cảnh dân phu hộ đê?
? Như trên đã thấy, trên quãng đê sắp vỡ, cảnh tượng được miêu tả ntn ?
? Trong đoạn miêu tả ấy, t/g đã sử dụng những hình thức miêu tả gì ?
? Qua đó t/g dựng lên cảnh dân đang lo chống chọi với nước cứu đê ntn ?
? T/g đã sử dụng nghệ thuật gì trong đv này? Qua đó nhằm mục đích gì ? Tìm những câu văn thể hiện thái độ của tác giả trước sự việc?
Gv: Thiên tai từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân; tình thế ngày càng nguy hiểm, khẩn cấp; con người thì cạn kiệt sức lực, tình thế thê thảm, đáng thương.
Nội dung kiến thức
I. Đọc tìm hiểu chung
1. Tác giả : Phạm Duy Tốn (1883-1924), quê Thường Tín, Hà Tây.
- Ông là một cây bút tiên phong và xuất sắc của khuynh hướng hiện thực ở những năm đầu TK XX.
- Truyện ngắn của ông chuyên về phản ánh hiện thực XH.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác : 7-1918.
b. Thể loại :truyện ngắn hiện đại.
II. Đọc tìm hiểu chi tiết
1. Đọc tìm hiểu từ khó
*Đọc: Lưu ý phân biệt các giọng.
*Từ khó:
* Tóm tắt câu chuyện :
2. Đại ý : Thái độ thờ ơ của tên quan huyện trước cảnh đê vỡ.
3. Bố cục: 3 phần
- Từ đầu ... “hỏng mất”: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.
- Tiếp ... “Điếu, mày!”: Cảnh quan phủ và nha lại “hộ đê” ở trong đình.
- Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào cảnh thảm sầu.
4.Tìm hiểu chi tiết
a. Cảnh nhân dân hộ đê.
- Thời gian: Gần một giờ đêm. (khuya khoắt, tăng thêm khó khăn).
- Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to (thiên tai dữ dội).
- Địa điểm: Khúc sông làng X, phủ X. (Không phải chỉ có một nơi cụ thể nào.)
=> Đêm khuya, mưa gió tầm tã, nước sông lên cao không ngớt, tình thế cực kỳ khẩn cấp.
- Cảnh dân phu: Hộ đê từ chiều, đói khát, mệt mỏi, ướt lướt thướt. Trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi...
 -> Không khí căng thẳng, nhốn nháo, lộn xộn, nhếch nhác.
* Cảnh trên đê:
- Hình ảnh nhốn nháo (kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất... như chuột...)
- Âm thanh: hỗn độn. (trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau)
- Ngôn ngữ: Nhiều từ láy tượng hình (bì bõm, lướt thướt, xao xác, tầm tã, cuồn cuộn), kết hợp ngôn ngữ biểu cảm (than ôi, lo thay, nguy thay).
=> Tô đậm sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước. 
* Nghệ thuật:
- Tương phản: thiên nhiên - con người.
- Tăng cấp: Nước ngày một to.
- Sức người mỗi lúc một cạn.
C. Luyện tập(3’) Tìm hiểu nghệ thuật đối lập, tăng cấp trong đoạn tiếp theo.
D. Củng cố(1’) Viết một đoạn văn miêu tả cảnh nhân dân hộ đê.
 Nhấn điểm hạn chế của tp, còn mang đặc điểm truyện trung đại.
E. Hướng dẫn về nhà(1’) Tiếp tục tìm hiểu bài.
Ngày soạn: 26 tháng 02 năm 2010
Ngày dạy: tháng 03 năm 2010
Tiết :106 sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)
 I. Mục tiêu bài học: (như tiết 105)
II.Trọng tâm của bài: Tìm hiểu chi tiết mục b
III.Chuẩn bị
*Giáo viên: Giáo án, tài liệu tham khảo
*Học sinh: Học bài cũ, xem trước bài mới ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
A/Kiểm tra bài cũ (4’)
? Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh?
Nhận xét đánh giá
B/Bài mới (36’)
1. Vào bài (1’) Bài trước chúng ta đã bước đầu tìm hiểu về cảnh nhân dân hộ đê
2. Nội dung bài dạy (35’)
Tg
23’
10’
02’
Hoạt động của Thầy và trò
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết
Hs đọc “Thưa rằng ... hầu bài”.
? Cảnh trong đình được miêu tả như thế nào?
? T/g đã dùng những chi tiết nào về chân dung, đồ vật để dựng hình ảnh quan phủ?
? Các chi tiết đó tạo nên hình ảnh viên quan phụ mẫu ntn?
 Hs phát hiện, suy luận.
? Cảnh chơi bài trong đình được miêu tả như thế nào?
Chia nhóm
Nhóm 1: Tìm những chi tiết miêu tả Nha lại?
Nhóm 2: Tìm những chi tiết miêu tả quan huyện?
? Chỉ rõ NT tương phản giữa phần (1) và đoạn đầu phần (2)? 
Gv: sự đối lập trong đình và trên đê càng làm nổi rõ t/cách của quan phủ và thảm cảnh của người dân - góp phần thể hiện ý nghĩa phê phán của truyện.
?Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật ?
? Đoạn tiếp theo kể về chuyện gì ?
? Những h/a tương phản nào xuất hiện trong đoạn truyện này ?
Gv : Bình về thái độ của quan phủ, nha lại, đặc biệt là khi đê vỡ.
? Sự kết hợp các yếu tố NT trên có tác dụng gì ?
Gv : nhấn mạnh : hình thức ngôn ngữ nổi bật trong đv là ng/ngữ đối thoại, đb là lời của quan :  Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ ... 
? Tìm hiểu về NTTP, ngôn ngữ miêu tả và b/c trong phần 3. Tác dụng .
? Qua vb, em hiểu gì về t/g PDT ?
 (Hiểu đời sống hiện thực, có tính chất yêu ghét phân minh, dám bênh vực người nghèo, bóc trần bộ mặt xấu xa của quan lại).
? Nêu cảm nhận của em về giá trị của truyện trên các phương diện :
Phản ánh hiện thực.
Nội dung nhân đạo.
Đặc sắc nghệ thuật.
 Hs nhận xét.
 Gv chốt kiến thức.
 Tác giả đưa ra một lời lí giải : Cuộc sống lầm than của nhân dân không phải chỉ do thiên tai gây ra mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do bọn quan lại đương thời. -> Vb được xếp vào dòng hiện thực phê phán.
Nội dung kiến thức
4.Tìm hiểu chi tiết
b. Cảnh quan lại “hộ đê” ở trong đình.
* Cảnh trong đình: được miêu tả khá tỉ mỉ bằng nhiều chi tiết:
 - Địa điểm: cao ráo, vững chãi, đê vỡ cũng không sao. 
 - Đèn thắp sáng trưng, kể hầu người hạ tấp nập, không khí trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ.
* Quan phụ mẫu: 
 - Chân dung: ngồi uy nghi chễm chệ; cử chỉ, lời nói hách dịch.
 - Đồ dùng quý hiếm, sang trọng.
-> Một viên quan béo tốt, nhàn nhã, thích hưởng lạc, hách dịch.
* Cảnh đánh bài: ung dung, khi cười, khi nói vui vẻ.
Nha lại
Quan phụ mẫu
- xúm xít, nịnh bợ, khẽ khàng.
- lo sợ, giật mình.
- run cầm cập.
- điềm nhiên, say sưa, mải trông đĩa nọc.
- quát tháo, nạt nộ, đuổi người báo tin, đổ vấy trách nhiệm, tiếp tục ván bài.
- vỗ đùi, cười nói vui vẻ, gọi điếu.
* Nghệ thuật: Tương phản, tăng cấp.
- Tiếng kêu dậy trời đất ngoài đê >< thái độ điềm nhiên của quan.
- Lời nói khẽ khàng, thái độ lo sợ của người hầu>< lời quát, sự gắt gỏng của quan.
-> Tác dụng :
 - Vạch trần bản chất vô trách nhiệm, vô lương tâm của viên quan phụ mẫu.
 - Gián tiếp phản ánh tình cảnh thê thảm của người dân.
 - Bộc lộ thái độ mỉa mai, phê phán của t/g.
3. Cảnh đê vỡ.
 - Tương phản: Quan vui sướng tột độ>< dân thê thảm tột cùng.
 - Miêu tả + biểu cảm : vừa gợi cảnh tượng lũ lụt vừa tỏ lòng ai oán cảm thương của tác giả. 
5. Tổng kết 
a. Nghệ thuật:
* Giá trị nghệ thuật: 
 - Kết hợp thành công nghệ thuật tương phản và tăng cấp.
 - Xây dựng tình huống truyện độc đáo.
 - Câu văn ngắn gọn, ngôn ngữ sinh động thể hiện được cá tính nhân vật.
b. Nội dung: 
* Giá trị hiện thực: 
 - C/sống lầm than, thê thảm của người dân.
 - Bộ mặt thối nát, vô trách nhiệm của quan lại phong kiến.
* Giá trị nhân đạo: 
 - Xót thương cho người dân lành bị rẻ rúng. 
 - Phê phán tố cáo bọn quan lại cầm quyền.
* Ghi nhớ: sgk (83)
C. Luyện tập(3’) 
- Bài tập 1, 2 (83). Đọc ghi nhớ.
- Nêu những chi tiết tương phản, tăng cấp trong vb?
D. Củng cố(1’)
- Thế nào là phép tương phản, tăng cấp? 
E. Hướng dẫn về nhà(1’) 
- Hoàn thiện bài tập, học thuộc ghi nhớ, thuộc câu văn quan trọng.
- Chuẩn bị: Cách làm bài văn lập luận giải thích.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 105-106-Song chet mac bay.doc