Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 14

Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 14

A. Mục tiêu bài học :

 Giúp HS:

- Kiến thức:Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết bình dị, tự nhiên.

- Kĩ năng: Củng cố cách đọc sáng tạo thể thơ năm tiếng.

- Thái độ: Có tình cảm đối với thơ XQ.

B. Chuẩn bị :

 - Thầy :Sgk, sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ.

 - Trò : Học thuộc bài cũ. Làm đủ BT. Soạn bài theo CHĐH văn bản.

C. phương pháp :

- Phương pháp: diễn dịch + vấn đáp, hoạt động nhóm, cá nhân + phân tích bình giảng.

D. Tiến trình bài dạy:

 I. Ổn định tổ chức:

 II. Kiểm tra bài cũ:

 

doc 15 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Ngữ văn 7 - Trường TH & THCS Dân Chủ - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :..../..../2009 Tuần 14
Ngày giảng : ..../..../2009 Bài 13: Văn bản Tiết 53	 Tiếng gà trưa
 (Xuân Quỳnh)
A. Mục tiêu bài học : 
 Giúp HS:
Kiến thức:Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết bình dị, tự nhiên.
Kĩ năng: Củng cố cách đọc sáng tạo thể thơ năm tiếng.
Thái độ: Có tình cảm đối với thơ XQ.
B. Chuẩn bị :
 - Thầy :Sgk, sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 - Trò : Học thuộc bài cũ. Làm đủ BT. Soạn bài theo CHĐH văn bản.
C. phương pháp :
- Phương pháp: diễn dịch + vấn đáp, hoạt động nhóm, cá nhân + phân tích bình giảng.
D. Tiến trình bài dạy:
 I. ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thuộc lòng bài thơ “Cảnh Khuya” hoặc “ Rằm Tháng Giêng”? Nêu những nét chính về nội dung và nghệ thuật?
 - Hs đọc thuộc lòng như sgk. Nêu được những nét chinh về nội dung và nghệ thuật của bài đọc.
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả- tác phẩm:
GV?: Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả Xuân Quỳnh và bài thơ “Tiếng gà trưa”.
HS: Giới thiệu theo chú thích sgk /150.
GV: Chốt ghi ý cơ bản.
- Bổ sung:
+ Xuất hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX với tập thơ đầu tay “chồi biếc” (1963).
+ Được chú ý bởi hồn thơ
+ Tác giả của nhiều tập thơ rất hay: Tơ tằm, chồi biếc, Hoa dọc chiến hào, Hoa cỏ may, Sân ga chiều em đi, Tự hátđ được đánh giá là “như cánh chuồn chuồn trong giông bão, mảnh mai, trong suốt mà kiên cường”.
 + Xuân Quỳnh mồ côi mẹ từ ấu thơ; cha thường vắng nhà đi làm xa, hai chị em Xuân Quỳnh sống với bà suốt những năm tuổi thơ ở làng La Khê (Hà Tây) đ có lẽ đó là chi tiết đời thựcđ Xuân Quỳnh viết bài thơ”Tiếng gà trưa” hay như vậy. 
+ Mất trong một tai nạn giao thông cùng với chồng và con (Chồng: Lưu Quang Vũ- Nhà viết kịch nổi tiếng)
GV: Nêu yêu cầu đọc: rõ ràng, trầm lắng; đúng nhịp, vần: nhịp 2/3; 1/2/2; 3/2; nhấn mạnh điệp ngữ.
- Đọc khổ 1. giọng vui, bồi hồi.
HS: - 2 em đọc khổ 2, 3, 4, 5, 6 và khổ 7, 8.
- Một HS đọc cả bài.
GV: Nhận xét- sửa.
GV? Giải nghĩa từ “lang mặt”; sương muối, chéo go, trúc bâu?
HS: Giải nghĩa theo chú thích sgk /150.
Hoạt động 2: Phân tích văn bản.
GV?: Bài thơ được làm theo thể thơ nào? Thể thơ này giống với bài thơ nào đã học ở lớp 6?
HS: Thơ 5 tiếngđ giống bài “Đêm nay Bác không ngủ”
GV?: Nhận xét về cách gieo vần, về số câu thơ trong mỗi khổ? Từ đó kết luận gì về bài thơ này?
HS: - Thơ 5 tiếng nhưng lại có những câu thơ 3 tiếng.
- Số dòng trong mỗi khổ thơ thay đổi linh hoạt, không giống nhau.
- Gieo vần: linh hoạt, khi vần liền, khi vần cách và thanh điệu của tiếng gieo vần cũng biến đổi.
HS: quan sát bảng phụ về 2 loại chính trong thơ ngũ ngôn:
*) Thể ngũ ngôn tứ tuyệt:
+) Nguồn gốc ở Trung Quốc: mỗi bài 4 câu.
+) Mỗi câu 5 chữ.
+)Vần cuối các câu thứ 1, thứ 2, thứ 4, hoặc cuối câu thứ 2 với câu thứ 4.
*) Thể ngũ ngôn có nguồn gốc từ Việt Nam: (từ thể hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian)
- Cấu tạo thành từng khổ 5 câu.
- Vần liền ở các câu thứ 2, 3 và chữ cuối câu thứ 4 phải là trắc và nhắc lại ở cuối câu 5.
- Số câu trong mỗi khổ, số chữ trong mỗi câu có thể thêm, bớt.
- Số khổ trong mỗi bài không hạn định.
GV? Từ quan sát những đặc điểm của 2 thể thơ ngũ ngôn chính trong thơ ca Việt Nam em hãy cho biết bài thơ được viết theo thể thơ ngũ ngôn có nguồn gốc từ đâu?
HS: Thơ ngũ ngôn có nguồn gốc ở Việt Nam.
GV? Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ diễn biến như thế nào? Nhận xét mạch cảm xúc ấy?
HS: 
- Khổ 1: Tiếng Gà gợi kỷ niệm tuổi thơ
- Khổ 2, 3, 4, 5: những hình ảnh và kỷ niệm tuổi thơ.
- Khổ 7, 8: Mơ ước tuổi thơ và tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu với người chiến sĩ.
 ŽCảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc:trên đường hành quân, người chiến sĩ dừng chân ở một xóm nhỏ, chợt nghe tiếng gà nhảy ổđ gợi về những kỷ niệm tuổi thơ.
- Mạch cảm xúc: Tiếng gà trưa gợi ký ức tuổi thơ và hình ảnh tiếng gà trưa đi vào cuộc chiến đấu của người chiến sĩđ tự nhiên, hợp lý.
GV: Chốt ghi:
GV? Xác định PTBĐ trong bài thơ? Đây là một bài thơ trữ tình, ai là chủ thể trữ tình? Ai là nhân vật trữ tình? Đối tượng trữ tìnhlà gì ?.
HS: Phân tích PTBĐ: Tự sự- miêu tả- biểu cảm.
- Chủ thể trữ tình: người chiến sĩ- người cháu.
- Đối tượng trữ tình: tiếng gà trưa.
GV: Hướng dẫn HS phân tích văn bản.
HS: Đọc khổ 1:
GV?: Khổ 1 là lời của ai? Ngôi kể ở đây là ngôi nào? Tại sao tác giả lại lựa chọn như vậy?
HS: Khổ 1 là lời nhân vật trữ tình (anh bộ đội) kể ở ngôi thứ 3đ tạo sự khái quát, chân thật trong việc bộc lộ cảm xúc tâm trạng.
GV? Âm thanh tiếng gà nhảy ổ đã gợi cảm xúc gì trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân? Tại sao tác giả lại có những cảm xúc đó?
HS: Cảm xúc: Nghe xao động
 bàn chân
 gọi về tuổi thơ
- Vì đó là âm thanh bình dị, gần gũi, quen thuộc và rất thân thưởng mỗi làng quê trong đó có làng quê của người chiến sĩ: gợi nhớ về quê hương, tuổi thơ.
GV? Em hiểu những câu thơ “ Nghetuổi thơ” như thế nào?
HS: Âm thanh tiếng gà làm xao động cả không gian, làm dịu đi cái nắng trưa hè gay gắt, làm người chiến sĩ vơi đi nỗi mệt nhọc nhưng quan trọng hơn cả nó đánh thức ký ức tuổi thơ trong tâm hồn người chiến sĩ.
GV? Điệp từ “Nghe” trong khổ thơ tạo hiệu quả như thế nào?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Định hướng:
- Không chỉ nghe bằng thính giác, bằng tai mà chính là nghe bằng cảm giác, bằng tâm tưởng, bằng sự nhớ lại, bằng hồi ức tràn về mà tiếng gà trưa là nút khởi động được bất ngờ chạm vào. Điệp từ “Nghe” trở lên trừu tượng và lan tỏa trong tâm hồn người đọc .
GV?: Trong hoàn cảnh chiến tranh nóng bỏng và ác liệt; âm thanh tiếng gà ở đây đã mở ra một không gian như thế nào?
HS: Không gian, thời gian yên bình, sâu lắngđ dịu bớt đi ngột ngạt của chiến tranh; giúp người lính có chút thư thái trong tâm hồn để lắng sâu, suy cảm về những kỷ niệm xúc động của tuổi thơ.
I, Tìm hiểu tác giả - tác phẩm:
1. Tác giả:
Xuân Quỳnh (1942 – 1988)
- Nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam.
- Hồn thơ sôi nổi, trẻ trung, mạnh bạo, thiết tha và giàu nữ tính.
2. Tác phẩm:
- Viết về thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ – in trong tập thơ “Hoa dọc chiến hào” (1968) – in lại trong “Sân ga chiều em đi” (1984).
3. Đọc – chú thích:
II, Phân tích văn bản:
1. Kết cấu:
- Thể thơ: Năm tiếng.
- Có sự biến đổi linh hoạt, sáng tạo.
- Có nguồn gốc ở Việt Nam; thể hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian.
- Bố cục: 3 phần
- PTBĐ: Tự sự - miêu tả - biểu cảm.
2. Phân tích:
a, Tiếng gà trưa gợi về những kỷ niệm tuổi thơ.
- Âm thanh tiếng Gà: gợi cảm xúc gần gũi, quen thuộc, ấm áp thân thương của làng quê.
- Điệp từ “nghe”
Ž Gợi về những ký ức tuổi thơ bồi hồi, xúc động.
IV. Củng cố:
- Đọc diễn cảm bài thơ.
V.Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau:
 - Thuộc lòng bài thơ; nắm chắc nội dung phần a.
 - Đọc, soạn tiếp phần 2.
E. Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 -----------------------------------------------------------------
Ngày soạn :..../..../2009 Tuần 14
Ngày giảng : ..../..../2009 Bài 13: Văn bản Tiết 54	 Tiếng gà trưa
 (Xuân Quỳnh)
A. Mục tiêu bài học : 
 Giúp HS:
Kiến thức:Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỷ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ.Thấy được nghệ thuật biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả qua những chi tiết bình dị, tự nhiên.
Kĩ năng: Củng cố cách đọc sáng tạo thể thơ năm tiếng.
Thái độ: Có tình cảm đối với thơ XQ.
B. Chuẩn bị :
 - Thầy :Sgk, sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ.
 - Trò : Học thuộc bài cũ. Làm đủ BT. Soạn bài theo CHĐH văn bản.
C. phương pháp :
- Phương pháp: diễn dịch + vấn đáp, hoạt động nhóm, cá nhân + phân tích bình giảng.
D. Tiến trình bài dạy:
 I. ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ: 
 ? Thuộc lòng bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh? Nêu những nét chính về tác giả Xuân Quỳnh?
Hs đọc thuộc lòng như sgk.
Tác giả Xuân Quỳnh ( 1942- 1988). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Bà là hồn thơ sôi nổi, trẻ trung, mạnh bạo, thiết tha và giàu nữ tính.
 III. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
HS: Đọc lại bài thơ.
GV? Tiếng gà trưa đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỷ niệm nào của tuổi thơ?
HS: Kể ra theo sgk.
GV: Chốt ghi
GV?: Nhận xét gì về những kỷ niệm tuổi thơ? Qua những kỷ niệm ấy, tác giả đã bộc lộ tình cảm, tâm hồn của người cháu ở đây như thế nào?
HS
 - Kỷ niệm đẹp đẽ, bình dị, trong sáng.
- Tâm hồn trong sáng, hồn nhiên; tình cảm trân trọng yêu quý đối với bà.
GV? Trong dòng kỷ niệm tuổi thơ, tình cảm nào, hình ảnh nào in đậm nét trong ký ức của người cháu?
HS: Hình ảnh bà và tình bà cháu?
GV?: Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh người bà? Cảm nhận về hình ảnh người bà?
HS: 
- Tiếng bà mắng
- Tay bà khum soi trứng
- Dành chắt chiu
- Bà lo đàn gà toiáo mới.ŽGạch chân sgk , hình ảnh người bà tần tảo
GV: Chốt ghi:
GV? Những kỷ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu như thế nào?
GV: Định hướng- chốt ghi.
GV? Hình ảnh người cháu trong bộ quàn áo xênh xang:
“ ôi cái quần chéo go
 ống rộng dài quét đất
 Cái áo cánh trúc bâu
 Đi qua nghe sột soạt”
Gợi cho em cảm xúc gì, liên tưởng như thế nào?
HS: Gợi về hình ảnh một đứa bé hớn hở tung tăng trong niềm hân hoan, vui sướng, cảm động vì có quần áo mớiđ niềm hạnh phúc chân thực, bình di 
- Hình ảnh cảm động: Đó là niềm vui của tuổi thơ nghèo cơ cực ở nông thôn Việt Nam, thật đơn sơ, giản dị và cảm động biết bao bởi những kỷ niệm ấy luôn gắn bó với tình yêu thương, sự chăm sóc đùm bọc của bà.
GV: Có lẽ đó cũng chính là hình ảnh của cô bé Xuân Quỳnh gầy gò, diện quần chéo go, hớn hở chạy chơi cùng các bạn mỗi độ xuân về.
GV? Qua hình ảnh người bà trong bài thơ, em có suy nghĩ gì về hình ảnh những người bà, những người phụ nữ Việt Nam và tình cảm của tác giả Xuân Quỳnh?
HS: Tự bộc lộ.
GV Bình: Kỷ niệm tuổi thơ bình dị, gần gũi mà thật da diết cảm động. Qua những dòng thơ êm nhẹ, thánh thót những nốt nhạc trong veo, hình ản ... ..............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: ..../..../2009 Tuần 14 
Ngày giảng: .../..../2009 Bài 13: Tiếng việt Tiết 55
 Điệp ngữ
A. Mục tiêu bài học:
 Giúp HS:
 - Kiến thưc: Hiểu thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ.
 - Kĩ năng: Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết.
 - Thái độ: Có ý thức vận dụng điệp ngữ trong nói và viết.
B. Chuẩn bị :
 - Thầy :Sgk, sgv, tài liệu tham khảo, bảng phụ, bảng nhóm.
 - Trò : Học thuộc bài cũ . Làm đủ BT.
C. Phương pháp :
 - Quy nạp, vấn đáp, trao đổi; hoạt động nhóm, cá nhân, thực hành.
D. Tiến trình bài dạy:
 I. ổn định tổ chức:
 II. Kiểm tra bài cũ:
 HS: Làm bài tập: 4/sgk/145 (Thành ngữ).
 GV? Thế nào là thành ngữ? nghĩa của thành ngữ được hiểu như thế nào? sử dụng 
 thành ngữ?(Ghi nhớ /sgk- 144)
 II.Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động 1: Tìm hiểu điệp ngữ và tác dụng của diệp ngữ.
HS: Đọc lại bài thơ “Tiếng gà trưa”/ 148
GV?: Trong khổ thơ đầu, khổ thơ cuối và ở khổ 2, 3, 4, 7 có những từ ngữ nào được lặp lại? Cách lặp như vậy có tác dụng gì?
HS: 
Khổ 1: Từ ngữ được lặp lại: nghe.
Khổ cuối: từ ngữ được lặp lại: vì.
Khổ 2, 3, 4, 7: cụm từ được lặp lại: Tiếng gà trưađ Tác dụng: làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh:
+) Nhấn mạnh cảm xúc, tâm trạng của người chiến sĩ khi nghe thấy tiếng gà nhảy ổ: không vhỉ nghe bằng tai mà còn cảm nhận bằng cảm giác; bằng sự hồi tưởng về ký ức tuổi thơ.
+) điệp từ “Vì: ở cuối: nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người chiến sĩ.
+) “Tiếng gà trưa” được lặp lại ở các khổ 2, 3, 4, 7 tác dụng đan kết mạch cảm xúc, nối niền quá khứ với hiện tại.
GV: Tác dụng của điệp ngữ: làm nổi bật ý, gây cảm xúc, ấn tượng mạnh đối với người đọc.
GV?: Cách lặp lại như vậy gọi là điệp ngữ, thế nào là điệp ngư?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Kết luận ghi nhớ 1 /152đ HS đọc ghi nhớ.
GV?: Gáo viên yêu cầu HS làm bài tập 1 (sgk/153- phấn đấu):
“ Một dân tộc.độc lập”
HS: 
- Xác định điệp ngữ: Một dân tộc đã gan góc
 Dân tộc đó phải được.
- Tác dụng: Khẳng định chủ quyền độc lập tự do của dân tộc.
GV?: Tìm phép điệp ngữ trong các bài văn, thơ đã học? tác dụng của phép điệp ngữ đó?
HS: Tìm nêu tác dụng.
GV: Nhận xét- sửa, bổ sung.
GV: Đưa lên bảng phụ bài tập 3 (a) sgk/153.
HS: Đọc bài tập 3 (a) /153.
GV?: Xác định các từ ngữ được lặp lại? Cho biết các từ ngữ lặp lại này có tác dụng nhấn mạnh cảm xúc, làm nổi bật ý và gây ấn tượng sâu sắc đối với người đọc không? Vì sao? đó có phải điệp ngữ không?
HS: Không- lặp lạiđ gây sự trùng lặp không cần thiết, làm câu văn rườm rà, nặng nề, không mang một giá trị nào cảđ không phải là điệp ngữ.
GV: Kết luận:
Cần phân biệt điệp ngữ mang giá trị chân chính, là một biện pháp tu từ đối với sự lặp lại từ ngữ không cần thiết, không mang gí trị cho câu văn, đoạn văn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu các dạng điệp ngữ.
HS: Đọc VD II a, b /152. Chú ý các điệp ngữ in đậm.
HS: Đọc các VD a, b mục II/sgk/152.
GV?So sánh điệp ngữ trong khổ thơ đầu của bài thơ “Tiếng gà trưa” với điệp ngữ (in đậm) trong 2 đoạn thơ dưới đây, tìm đặc điểm của mỗi dạng?
HS: Tự bộc lộ.
GV: Định hướng, chốt ghi.
- Điệp ngữ “nghe” trong bài thơ “Tiếng gà trưa” lặp lại nhưng có sự cách quãng (giữa các điệp ngữ có những từ ngữ khác) đ điệp ngữ cách quãng.
- Điệp ngữ trong Vd (a): rất lâu, khăn xanh, thương emđ lặp lại nối tiếp, liền nhauđ điệp ngữ nối tiếp.
- Điệp ngữ trong VD (b): từ ngữ ở cuối câu trước được lặp lại ở đầu câu sauđ điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng).
GV?Có mấy lọai điệp ngữ, đó là những loại nào?
HS: Đọc ghi nhớ /152.
GV? Xác định loại của các điệp ngữ vừa tìm ở trên?
HS: Xác định điệp ngữ dựa vào sự phân loại ở ghi nhớ 2/152.
-Lưu ý bài tập 1: 
+) Một dân tộc đã gan góc
+) Dân tộc đó phải được
đ Điệp ngữ cách quãng.
Hoạt động 3: Luyện tập.
.
I, Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ:
1. Ví dụ: Bài thơ “Tiếng gà trưa” /sgk/148.
2.Nhận xét:
+ Các từ ngữ được lặp lại:
- Khổ 1 từ “nghe”
- Khổ 8 từ “vì:.
- Khổ 2, 3, 4, 7 cụm từ “tiếng gà trưa”.
* Tác dụng: Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh.
đ phép điệp ngữ
3. Ghi nhớ: 1/152.
II, Các dạng điệp ngữ:
1. Ví dụ: sgk/152.
2.Nhận xét.
- “Nghe”, “vì”đ điệp ngữ cách quãng.
- Rất lâu, khăn xanh, thương emđ điệp ngữ nối tiếp.
- Thấy – ngàn dâu: điệp điệp ngữ chuyển tiếp ( điệp ngữ vòng) 
3. Ghi nhớ 2 : SGK/ 152.
III. Luyện tập:
BT1-153: Tìm điệp ngữ và nêu tác dụng.
a) Đã làm ở trên.
b) - đi cấy- Trôngđ nhấn mạnh tác dụng phân vân, lo nắng về thời tiết của người nông dân trong công việc làm ruộng (đi cấy).
BT2 / 153.Tìm điệp ngữ- xác định loại:
- Xa nhau: Điệp ngữ cách quãng.
- Một giấc mơ: Điệp ngữ chuyển tiếp.
BT3/ 153. Nhận xét đoạn văn: 
a) ở trên đã làm.
b) Chữa đoạn văn
Định hướng: Phía sau nhà em có một mảnh vườn, em trồng rất nhiều loài hoa: hoa hông, Lan, Cúcvà cả hoa Thược dược nữa. Ngày phụ nữ quốc tế, em hái hoa tặng mẹ và chị:
BT4/153. - Viết đoạn văn ngắn có sử dụng điệp ngữ
 - Trao đổi nêu nhận xét cách dùng điệp ngữ:
HS: Viết bài- trao đổi trong nhóm- đọc bài viết
IV. Củng cố:
GV?: Phép điệp ngữ và điệp ngữ?
GV?: Các lại điệp ngữ? khi viết đoạn văn có cần sử dụng điệp ngữ không? sử dụng khi nào?
V.Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau:
- Thuộc ghi nhớ, hoàn thành bài tập 4/sgk.
- Làm bài tập 5/ sách bài tập về nhà tập I /83.
- Tiết sau: Luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học: Dựa vào phần I (chuẩn bị ở nhà /sgk- 154) để trả lời câu hỏi và xây dựng dàn ý chi tiết cho bài luyện nói.
E. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-----------------------------------------------------------------------
 Ngày soạn: ...../...../2009 Tuần 14 
 Ngày giảng: ..../..../2009 Bài 13: Tập làm văn Tiết 56
 Luyện nói
Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học
A. Mục tiêu bài học :
 Giúp HS:
 - Kiến thức: Củng cố kiến thức về cách làm bài phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học.
 - Kĩ năng: Luyện tập phát biểu miệng trước tập thể, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ về tác phẩm văn học.
 - Thái độ: Bày tỏ cảm xúc, xuy nghĩ về tác phẩm văn học.
B. Chuẩn bị : 
 - Thầy : Sgk, sgv, tài liệu tham khảo; dàn ý bài phát biểu cảm nghĩ.
 - Trò : Học thuộc bài cũ , chuẩn bị dàn ý để luyện nói.
C. Phương pháp:
 - Trao đổi, hoạt động nhóm, cá nhân; thực hành, khái quát.
D. Tiến trình giờ dạy:
 I. ổn định tổ chức:
 II.Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học? (Ghi nhớ /sgk/147)
 III.Bài mới:
 Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong 2 bài thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
“Cảnh khuya”, “Rằm tháng giêng”
Hoạt động của thầy và trò
Ghi bảng
Hoạt động1: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS.
GV: Kiểm tra việc chuẩn bị ở nhà của HS, dựa vào các bước đã làm trong sgk /154.
Hoạt động 2: Phân nhóm cho HS thống nhất dàn ý chi 
- Tập phát biểu trong nhóm; GV theo dõi.
HS: Chia nhóm- Các nhóm thống nhất nội dung dàn ý chi tiết theo hướng dẫn sgk /154.
GV: Lưu ý HS: 
Mục I.2: dàn bài: có 3 ý, mỗi ý sẽ được xây dựng thành một đoạn vănđ triển khai cụ thể từng ý trong phần thân bài.
VD:
* ý 1 cảm nhận, tưởng tượng về hình tượng thơ trong tác phẩm: Âm thanh tiếng suối được so sánh với tiếng hát xa- trong trẻo, vang vọng ngân xađ so sánh đặc sắc, độc đáo khác biệt với cách so sánh trong thơ cổ (tiếng suối- đàn) đ tạo sự gần gũi trẻ trung, ấm áp đầy sức sống.
- Hình tượng thơ đẹp, mang màu sắ cổ điển, gợi sự liên tưởng về một bức tranh: cảnh trăng rừng: đẹp, sống động, lung linh, hài hòa, thực mà ảo.
HS: Tập nói bài phát biểu cảm nghĩ (đã thống nhất dàn ý) trong nhómđ nhóm sửa, bổ sung. (khoảng 15 phút)
.
 Hoạt động 3: Thực hành trên lớp
GV: Gọi một số HS ở mỗi nhóm phát biểu trước lớp.
- Yêu cầu:
+) Nội dung bài phát biểu cảm nghĩ miệng khác bài phát biểu cảm nghĩ viết:
* Có nghi thức thưa, gửi trước khi nói. 
* Sử dụng những câu ngắn: có thể nhắc đi nhắc lại chủ đề, hoặc dùng đại từ “ nó” để thay thế.
* Có thể dùng hình thức tự nêu câu hỏi đ tự trả lời hoặc dùng hình thức kể, đàm thoại.
* Sử dụng lợi thế của ánh mắt, cử chỉ, giọng nóiđ biểu hiện cảm xúc, lôi cuốn người nghe.
* Nói: to , rõ ràng, lưu loát tự tin, bạo dạn trước tập thể, mọi người.
GV: Đặc biệt lưu ý sửa những câu cụt, sai ngữ pháp đ để HS phát biểu chọn ý, chọn câu; khắc phục nói ngọng, nói lắp và những biểu hiện không đẹp trong khi nói.
HS: Cùng nghe, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, tổng kết
I, Chuẩn bị ở nhà:
1. Tìm hiểu đề, tìm ý:
2. Dàn bài:
3. Gợi ý chuẩn bị đoạn văn nói:
II, Thực hành trên lớp:
IV. Củng cố: 
GV? Yêu cầu của bài luyện nói phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học?
- Về hình thức
- Về nội dung: (bám sát đề bài, dàn ý đã xây dựng để nói)
V. Hướng dẫn học bài ở nhà và chuẩn bị bài sau: 
- Tập nói theo dàn ý đã chuẩn bị; ôn tập văn biểu cảm về tác phẩm văn học.
- Tiết sau: Soạn: Một thứ quà của lúa non: Cốm. Đọc kỹ văn bản, chú thích (tác giả, tác phẩm, thể tùy bút) trả lời câu hỏi sgk.
E. Rút kinh nghiệm:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 53- 54.doc