Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 97 đến tiết 108

Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 97 đến tiết 108

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1 Kiến thức:

- Kiểm tra nhận thức của học sinh về các văn bản tự sự văn xuôi và hiện đại đã học.

- Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm ngắn gọn và tự luận viết đoạn văn ngắn.

- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở kỹ năng sử dụng các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ trong cả 2 phần kiểm tra.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp và trình bày nội dung đã học.

B. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức.

II. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

 

doc 28 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 780Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Tiết 97 đến tiết 108", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/2/2009
Ngày kiểm tra :23/2/09
 Tiết 97: Kiểm tra văn
A. Mục tiêu cần đạt:
1 Kiến thức:
- Kiểm tra nhận thức của học sinh về các văn bản tự sự văn xuôi và hiện đại đã học.
- Kết hợp kiểm tra trắc nghiệm ngắn gọn và tự luận viết đoạn văn ngắn.
- Tích hợp với phần Tiếng Việt ở kỹ năng sử dụng các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ trong cả 2 phần kiểm tra.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tổng hợp và trình bày nội dung đã học.
B. Các bước lên lớp:
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Ma trận đề
Nội dung kiểm tra
Các cấp độ tư duy
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
 Xác định đúng tác giả của một văn bản.
Câu 1 TN 1,25 điểm 
Hiểu tâm trạng nv trong 1 TP
Câu 2 TN-0,25 điểm
XĐ đúng PTBĐ của một văn bản
Câu 3 TN- 0,25 điểm 
XĐ được ngôi kể
Câu 4 TN –0,25 điểm
 Hiểu được đặc sắc nghệ thuật của một tác phẩm.
Câu 5 TN- 0,25 điểm 
 Hiểu diễn biến tâm trạng nv
Câu 6TN- 0,25 điểm .
 Hiểu diễn biến tâm trạng nv
Câu 7 TN-0,25
XĐ thời điểm sáng tác một văn bản 
Câu 8TN-0,25
Hoàn thiện một đoạn thơ trong bài thơ đã học
Câu 1 – Tự luận
( 1,5điểm)
Thể hiện sự hiểu biết về một nhân vật trong tác phẩm
Câu 2- Tự luận( 5 điểm)
Tỉ lệ %
20%
10%
70%%
Đề bài
 + Phần I: Trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: Nối cột A với cột B sao cho phù hợp giữa tên văn bản và tên tác giả .
Cột A
Cột B
1. Bài học đường đời đầu tiên.
a.Võ Quảng
2. Bức tranh của em gái tôi
b. Đoàn Giỏi
3. Sông nước Cà Mau
c.Tạ Duy Anh
4.Vượt thác .
d. An -Phông- xơ Đô- đê
5. Buổi học cuối cùng.
e. Tô Hoài
g. Minh Huệ
Câu 2: Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào
Buồn rầu nghĩ về bài học đường đời đầu tiên.
Thương xót, hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.
Ngẫm nghĩ về cách đối xử không tốt của mình với Dế choắt.
Than thở và ân hận vì mình quá hung hăng, dại dột.
Câu 3: Nhận xét nào sau đây đúng với phương thức biểu đạt của bài thơ "Đêm nay 
 Bác không ngủ"
Bài thơ có sự kết hợp giữa miêu tả và tự sự.
Bài thơ được viết theo phương thức tự sự.
Bài thơ có sự kết hợp giữa miêu tả và biểu cảm.
Bài thơ có sự kết hợp giữa tự sự, miêu tả và biểu cảm.
4. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ thể hiện nội dung gì ?
	A. Tình yêu thương của Bác Hồ đối với các chiến sĩ .
	B. Tình yêu thương của anh chiến sĩ đối với Bác Hồ .
	C. Tình yêu nước thiết tha của Bác Hồ .
	D. Tình yêu thương rộng lớn của Bác đối với bộ đội và nhân dân. Đồng thời là 	tình cảm kính yêu, cảm phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.
Câu 4. Truyện Bức tranh của em gái tôi được kể bằng lời của ai?
Lời người anh , ngôi thứ nhất.
Lời người em, ngôi thứ hai.
Lời tác giả, ngôi thứ ba.
Lời người dẫn truyện,ngôi thứ hai.
Câu 5 : Nhận xét nào nêu đúng đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả của văn bản Vượt thác ?
Làm rõ cảnh thiên nhiên trải dọc theo bờ sông.
Khái quát được sự dữ dằn và êm dịu của dòng sông.
Làm nổi bật hình ảnh con người trong tư thế lao động.
Phối hợp tả cảnh thiên nhiên với tả hoạt động của con người.
Câu 6 . Tâm trạng chú bé Ph- răng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
Hồi hộp chờ đón và rất xúc động.
Vô tư, thờ ơ. 
Lúc đầu ham chơi lười học ,sau rất ân hận và xúc động.
Cảm thấy bình thường như những buổi học khác.
Câu 7: Dòng nào nói đúng tâm trạng thầy Ha- Men trong buổi học cuối cùng?
Đau đớn ,xúc động.
Bình tĩnh, tự tin.
Bình thường như những buổi học khác.
Tức tối ,căm phẫn.
Câu 8. Bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ra đời trong thời kì nào ?
Trước cách mạng tháng Tám.
Trong kháng chiến chống Pháp.
Trong kháng chiến chống Mĩ.
Khi đất nước hoà bình.
 Phần II: Tự luận 7(đ)
Câu 1: Hoàn thiện đoạn thơ sau:(1,5điểm)
Anh đội viên thức dậy
Thấylắm rồi,
Mà sao ngồi
 Đêm nay Bác không ngủ.
 Lặng yên 
 Vẻ mặt Bác..
Ngoài trời mưa...........
 Mái lều tranh.................
( Trích Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
 Câu 2:Viết đoạn văn 4-5 câu nêu cảm nhận của em về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ? ( 5 điểm).
* Ghi chú: 0, 5 điểm cho bài làm sạch đẹp
Đáp án- Biểu điểm
Phần trắc nghiệm:
Câu 1( 1,25 điểm) HS nối đúng các ý sau:
 1 nối với e, 2 nối với c, 3 nối với b, 4 nối với a, 5 nối với d. 
Câu 
2
3
4
5
6
7
8
Đáp án
B
D
A
D
C
A
B 
Phần tự luận :
Câu 1: HS lần lượt điền các từ, cụm từ sau vào chỗ trống:
trời khuya. - Bác vẫn - bên bếp lửa- trầm ngâm- lâm thâm- xơ xác
Câu 2 : (5,5 điểm) Học sinh cần đảm bảo được những yêu cầu sau:
Hình thức: Đảm bảo đúng hình thức một đoạn văn, đảm bảo số câu qui định.
Nội dung: Nêu được những cảm nhận về hình tượng Bác Hồ trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ, đảm bảo được những ý chính sau: Bác là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam có lòng yêu nước thương dân sâu sắc ,Bác vừa gần gũi, giản dị, vừa cao quí và thiêng liêng(Lưu ý: GV cộng 0,5 điểm cho bài làm sạch ,chữ viết rõ ràng)
IV. Hướng dẫn học ở nhà: 
Hs tiếp tục ôn lại kiến thức đã kiểm tra .
Xem lại đề văn tả cảnh làm ở nhà,chuẩn bị cho tiết trả bài.
Soạn bài Lượm ,Mưa( Đọc kĩ văn bản,trả lời câu hỏi sgk) 
Ngày soạn: 19/2/2009
Ngày giảng:24 và 25/2/2009
Tiết 98: Trả bài làm văn tả cảnh viết ở nhà.
A. Mục tiêu cần đạt:
1 Kiến thức :- Giúp học sinh nhận rõ ưu, nhược điểm trong bài viết của mình, sửa chữa, củng cố thêm một lần nữa lý thuyết văn miêu tả.
2 Kĩ năng :- Luyện kỹ năng nhận xét, sửa chữa bài làm của mình và của bạn.
B. Các bước lên lớp:
I. ổn định tổ chức.
II. Tiến trình giờ trả bài:
HĐ1: Giáo viên chép đề lên bảng.
 * Đề bài: Tả cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
- Gọi học sinh đọc lại đề bài.
H. Xác định yêu cầu của đề bài? * Yêu cầu:
 - Tả cảnh
 - Đối tượng: Sân trường trong giờ ra chơi.
H. Nhắc lại bố cục của bài văn
tả cảnh ? Nêu dàn ý của bài văn ? * Bố cục: 3 phần
 ( HĐ nhóm) - Mở bài: Giới thiệu cảnh
 - Thân bài: Tả chi tiết theo trình tự nhất định
 - Kết bài: Nêu cảm nghĩ về giờ ra chơi.
HĐ2: Nhận xét các ưu,
nhược điểm.
 ( HS nghe, ghi chép) * Ưu điểm:
 - Nhìn chung các em đã xác định được đối
 tượng miêu tả (xác định đúng yêu cầu của
 đề )
 - Biết viết bài văn theo bố cục 3 phần: Mở
 bài, thân bài, kết bài .
 - Nhiều bài, các em đã biết vận dụng các 
 hình ảnh so sánh, nhân hoá trong miêu tả
 giúp lời văn sinh động, gợi cảm.
 - Có nhiều bài viết tốt:Thuỷ, Huyền ,Nhung(6a)
	 Loan ,Sen ,Cầu (6d)
 * Nhược điểm:
 - Một số bài viết còn quá sơ sài ( bài của 
 Kiên , Hùng,Trung(6a) Phúc,Nam,Thắm6d..)
 - Một số bài diễn đạt còn lủng củng, sai
 lỗi chính tả ( bài củaThảo, Quang Sơn 6a, 
 tú,Phong,Năng, 6d...)
HĐ3: Giáo viên trả bài, học sinh xem 
lại bài và tự sửa lỗi.
* Thống kê kết quả bài kiểm tra:
Lớp
Đ1,2
Đ3
Đ4
Đ<5
Đ 5,6
Đ7
Đ8
Đ9
Đ>5
6A=35
0
1
4
5=14,2%
18
5
4
3
30=85,8%
6D=37
1
2
4
7=18%
22
4
3
1
30=82%
 IV.Hướng dẫn học ở nhà:
Hs tiếp tục tự sửa lỗi trong bài kiểm tra .
Làm lại với những bài điểm dưới 5.
Tự chọn một đề văn miêu tả trong sgk và lập dàn bài... 
.......................................................................................................................................
Ngày soạn: 20/2/2009
Ngày giảng: 25 và 26 /2/2009
Tiết 99: Lượm
 (Tố Hữu)
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:- Giúp học sinh cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, vui tươi, trong sáng của hình ảnh Lượm, ý nghĩa cao cả về sự hy sinh của nhân vật. Nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc.
2.Thái độ : Cảm phục và trân trọng những con người dũng cảm, xả thân vì tổ quốc
2. Kĩ năng:- Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu và phân tích ý nghĩa các từ láy, các ẩn dụ và đối thoại trong thơ tự sự.
B. Chuẩn bị : Bảng phụ, máy chiếu ...
C. Các bước lên lớp:
I. ổn định tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ:
H- Đọc thuộc lòng diễn cảm bài thơ " Đêm nay Bác không ngủ". Hãy nêu cảm nhận của em về hình ảnh Bác Hồ qua bài thơ.
KT vở soạn bài của 5 - 6 học sinh
III. Bài mới.
* Giới thiệu bài: Trong cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta có biết bao tấm gương hi sinh anh dũng của những thiếu niên rất đáng cảm phục.Những con người vĩ đại ấy đã đi vào thơ ca và luôn sống mãi trong lòng nhân dân .Bài học hôm nay chúng ta sẽ được tìm hiểu về sự hi sinh anh dũng vì tổ quốc của một chú bé liên lạc trong kháng chiến chống Pháp qua bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu.
.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu thể thơ, phân tích bố cục, giải thích từ khó.
- GV đọc mẫu 1 lần.
H. Nêu những nét cơ bản về tác giả, tác phẩm?
- GV bổ sung giải thích thêm các từ khó.
HĐ2: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
H. Đoạn thơ gợi lên trước mắt người đọc hình ảnh chú bé Lượm như thế nào.
Vì sao em có cảm nhận ấy
H. Các từ láy trong đoạn thơ có tác dụng cụ thể ra sao ?
H. Đường vàng là con đường như thế nào ?
( Cho học sinh thảo luận)
H. Hình ảnh so sánh chú Lượm với "con chim chích nhảy trên đường vàng" đẹp và hay ở chỗ nào?
- GV nêu tiếp vấn đề thảo luận.
H. Ngôn ngữ đối thoại của 2 chú cháu trong 2 khổ thơ tiếp có gì đáng chú ý?
- Má đỏ bồ quân là màu sắc như thế nào ?
H. Tại sao nhà thơ lại gọi Lượm bằng nhiều cách như vậy ? Phân tích từng cách gọi ấy để thấy sự tinh tế và dụng ý trong cách xưng hô của tác giả?
H. Những lời thơ nào miêu tả Lượm làm nhiệm vụ ?
H. Theo em, lời thơ nào gây ấn tượng mạnh nhất cho người đọc ? Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả ở lời thơ này?
H. Hình ảnh Lượm bất ngờ bị trúng đạn ngã xuống, nằm trên đồng lúa cho em cảm xúc gì ?
H. Tại sao nhà thơ lại viết câu thơ đặc biệt: Ra thế
 Lượm ơi !
và câu thơ "Lượm ơi, còn không ? "Thể hiện tình cảm gì của tác giả?
- Gọi học sinh đọc lại đoạn điệp khúc.
H. Cách đọc đoạn điệp khúc này có gì giống và khác với đoạn thơ đầu ?
HĐ3: Hướng dẫn tổng kết
H. Em cảm nhận được những ý nghĩa nội dung sâu sắc nào từ bài thơ Lượm ?
H. Nêu nét nổi bật về nghệ thuật của bài thơ ?
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập.
- GV hướng dẫn học sinh viết đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về người thiếu niên VN anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp qua hình ảnh chú bé Lượm.
- 2 HS đọc.
- HS khác nhận xét.
- Tác giả: Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành - sinh năm 1920. Quê ở Thừa Thiên - Huế.
- Tác phẩm: sáng tác năm 1949 trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.
- HS đọc SGK.
- Thể thơ: 4 tiếng.
- Thể loại: thơ tự sự.
- Bố cục: 3 phần (STK).
- HS đọc đoạn thơ đầu.
- Chú bé loắt choắt
 xinh xinh
 thoăn thoắt...
Gợi lên trước mắt người đọc qua cảm nhận và cái nhìn của nhà thơ hình ảnh chú bé Lượm gàygò,nhanhnhẹn,vui tươi và nhí nhảnh.
HS suy nghĩ ,phát biểu 
- Có tác dụng gợi hình, gợi tả rõ:
+ thoăn thoắt là rất nhanh.
+ loắt choắt: rất gày, nhỏ.
+ nghênh nghênh: hơi nghênh.
HS t ... hìn MT: Nơi đầu mũi đảo )
- Cảnh buổi sớm trên đảo Thanh Luân ( Điểm nhìn miêu tả: Từ cái giếng nước ngọt ở rìa đảo ).
- Trong trẻo, sáng sủa
- Cây thêm xanh mượt
- Nước biển lam biếc đậm đà.
- Cát vàng giòn hơn.
- Cá nặng lưới.
---> Dùng các tính từ gợi tả sắc màu vừa tinh tế, vừa gợi cảm (trong trẻo, sáng sủa, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn ).
- Tính từ "vàng giòn" tả đúng sắc vàng khô của cát biển, một thứ sắc vàng có thể tan ra được. Đó là sắc vàng riêng của cát Cô Tô trong cảm nhận của tác giả.
---> Một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng, phóng khoáng, lộng lẫy.
" Càng thấy yêu mến hòn đảo như bất cứ người chài nào đã từng đẻ ra và lớn lên theo mùa sóng ở đây"
- Tác giả còn thấy Cô Tô tươi đẹp, gần gũi như quê hương của chính mình. Tác giả là người sẵn sàng yêu mến, gắn bó với thiên nhiên đất nước.
- HS đọc đoạn 2.
+ Trước khi mặt trời mọc:
Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính.
+ Trong lúc mặt trời mọc:
Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một qủa trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm, đường bệ đặt lên một mâm bạc... y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh.
+ Sau khi mặt trời mọc:
Vài chiếc nhạn chao đi chao lại ... một con hải âu là là nhịp cánh.
- Dùng nhiều hình ảnh, trong đó nổi bật là các hình ảnh so sánh độc đáo, mới lạ ( quả trứng tròn ... hồng hào ... y như...) thể hiện tài quan sát tưởng tượng của nhà văn.
---> Tạo được bức tranh cực kỳ rực rỡ, lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc trên biển.
- Dậy từ canh tư, ra tận đầu mũi đảo ngồi rình mặt trời lên.
---> Công phu và trân trọng.
- HS thảo luận nhóm:
Nguyễn Tuân có tình yêu thiên nhiên đến say đắm và khát vọng khám phá cái đẹp.
- Cái giếng nước ngọt giữa đảo.
- Sự sống sau một ngày lao động ở đảo quần tụ quanh giếng nước, là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo: đông vui, tấp nập, bình dị...
- Rất đông người: tắm, múc, gánh nước, bao nhiêu là thùng gỗ, cong ang gốm. Các thuyền mở nắp sạp chờ đổ nước ngọt để chuẩn bị ra khơi đánh cá.
- Anh hùng Châu Hoà Mãn quẩy nước cho thuyền. Chị Châu Hoà Mãn dịu dàng địu con.
- Cảnh sinh hoạt nơi đây diễn ra tấp nập, đông vui, thân tình. Tác giả cảm thấy được niềm vui và sự thân tình ở chính nơi đây.
- Một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc trong sự giản dị, thanh bình và lao động.
- Vẻ đẹp độc đáo của cuộc sống thiên nhiên và con người nơi đảo Cô Tô.
- Ngôn ngữ tinh tế, gợi cảm.
- Các so sánh táo bạo, bất ngờ, giàu trí tưởng tượng.
- Lời văn giàu cảm xúc.
- Tình yêu thiên nhiên đất nước.
- Tình yêu ngôn ngữ dân tộc.
- Quý trọng sức sáng tạo của nhà văn.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Học sinh viết và trình bày đoạn văn.
- Học sinh khác nhận xét.
I. Đọc - chú thích:
1. Đọc:
- Giọng vui tươi, hồ hởi.
2. Chú thích: (SGK).
3. Bố cục:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Cảnh Cô Tô sau cơn bão:
2. Cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô:
- Trước khi mặt trời mọc:
- Trong lúc mặt trời mọc:
- Sau khi mặt trời mọc:
3. Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô:
- Cái giếng nước:
* Ghi nhớ: (SGK/ 91).
III. Luyện tập:
- Em hãy viết 1 đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc (trên biển, trên núi...) mà em đã được quan sát.
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ, nắm những nét nổi bật về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Chép và học thuộc đoạn văn ( Bài tập 2/ SGK )
- Chuẩn bị giờ sau viết bài tập làm văn tả người ( 2 tiết )
-------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn: 8/3/09
Ngày giảng:14/3/09 
Tuần 27 - Bài 25 , 26
* Mục tiêu chung:
- Kiểm định nhận thức về phương pháp làm văn tả người của học sinh qua một bài viết cụ thể.
- Củng cố và nâng cao kiến thức về các thành phần chính của câu đã học ở bậc tiểu học.
- Thấy được ưu điểm và nhược điểm trong bài (đoạn) thơ năm chữ của mình hoặc của bạn.
Tiết 105 - 106:
Viết bài Tập làm văn tả người.
A. Mục tiêu cần đạt:
- Kiểm định nhận thức về phương pháp làm văn tả người của học sinh qua một bài viết cụ thể.
- Kiểm định các kỹ năng quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, chọn chi tiết phán đoán, nhận xét và đánh giá trong bài văn tả người.
- Tích hợp với phần văn ở bài "Đêm nay Bác không ngủ", "Lượm".
B. Các bước lên lớp:
I. ổn định tổ chức.
II. Giáo viên chép đề lên bảng.
* Đề bài:
Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (Ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em...)
* Đáp án - Biểu điểm.
1. Mở bài: (1,5đ)
Giới thiệu người được tả ( người thân yêu gần gũi nhất với mình )
2. Thân bài: (6đ)
- Miêu tả chi tiết ngoại hình ( VD: dáng người, màu da, mái tóc, cái miệng, khuôn mặt...)
- Miêu tả tính cách thông qua:
+ Cử chỉ: ( VD : dịu dàng, ân cần, chu đáo...)
+ Hành động
+ Lời nói
3. Kết bài: (1đ)
 Nêu cảm nghĩ về người thân mà mình tả.
+ Trình bày (1đ)
 Sạch sẽ, đẹp, diễn đạt rõ ràng, không sai lỗi chính tả.
Ngày soạn: 8/3/09
Ngày giảng: 9/3/09
Tiết 107: Các thành phần chính của câu.
A. Mục tiêu bài học:
- Củng cố các kiến thức đã học ở bậc tiểu học về 2 thành phần chính của câu.
- Nắm vững khái niệm, đặc điểm và vai trò của vị ngữ, chủ ngữ - hai thành phần chính của câu.
- Có ý thức dùng câu trần thuật đơn trong nói viết.
- Tích hợp với phần văn trong văn bản Cô Tô, với phần TLV ở văn viết tả người và tập làm thơ năm chữ.
B. Chuẩn bị đồ dùng: Bảng phụ.
C. Các bước lên lớp:
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
- Hoán dụ là gì ? Có những kiểu hoán dụ nào ? Cho ví dụ.
- Bài tập trắc nghiệm ( Bảng phụ )
III. Bài mới.
1. Giới thiệu bài.
2. Tiến trình bài dạy.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn xác định các thành phần của câu.
H. Nhắc lại tên các thành phần câu em đã học ở bậc tiểu học ?
H. Tìm các thành phần câu nói trên trong câu sau.
H. Thử lược bỏ từng thành phần và rút ra nhận xét ?
( SGK )
- Gọi học sinh đọc to nội dung mục ghi nhớ.
HĐ2: Hình thành khái niệm vị ngữ.
H. Trong câu đã phân tích trên, từ nào làm vị ngữ chính ?
H. Từ làm vị ngữ chính thuộc từ loại nào ?
H. Vị ngữ chính có thể kết hợp với từ nào ở phía trước ?
H. Thành phần vị ngữ trả lời cho những câu hỏi nào.
- Cho học sinh thảo luận phần (2) - sgk.
H. Nêu nhận xét về thành phần vị ngữ trong câu ?
HĐ3: Hình thành khái niệm chủ ngữ.
- Đọc lại các câu vừa phân tích ở phần II.
H. Cho biết mối quan hệ giữa sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, trạng thái ... nêu ở vị ngữ là quan hệ gì ?
H. Chủ ngữ thường trả lời cho những câu hỏi nào ?
H. Phân tích cấu tạo của chủ ngữ trong các câu ở mục I, II ?
H. Qua tìm hiểu những ví dụ trên, em hãy rút ra nhận xét về thành phần chủ ngữ trong câu ?
HĐ4: Hướng dẫn luyện tập.
- Xác định và phân tích cấu tạo của chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau.
- Đặt 3 câu theo yêu cầu.
- Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ.
- Chẳng bao lâu, tôi đã 
 TN CN
trở thành một chàng Dế 
 VN
thanh niên cường tráng.
* Nhận xét:
- Có thể bỏ trạng ngữ mà ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi.
- Không thể bỏ chủ ngữ, vị ngữ vì:
+ Cấu tạo của câu sẽ không hoàn chỉnh.
+ Khi tách khỏi hoàn cảnh giao tiếp câu sẽ trở nên khó hiểu ---> Vậy 2 thành phần CN, VN không thể lược bỏ được trong câu, gọi là thành phần chính của câu.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Từ làm vị ngữ chính: Trở thành
- Từ loại : Động từ
- Kết hợp với phó từ "đã"
đứng trước để chỉ quan hệ thời gian.
- Làm gì ? làm sao ? như thế nào ? là gì ?
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Học sinh đọc.
- Quan hệ: Nêu (tên sự vật, hiện tượng) - Báo (thông báo về hành động, trạng thái, đặc điểm ... của sự vật, hiện tượng)
- CN trả lời cho các câu hỏi: Ai ? cái gì ? con gì ?
- Tôi: Đại từ làm chủ ngữ.
- Chợ Năm Căn: Cụm DT làm chủ ngữ.
- Cây tre: Cụm DT làm CN.
- Tre, nứa, trúc, mai, vầu:
Các danh từ làm CN.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
a, - Chủ ngữ: Tôi (Đại từ)
 - Vị ngữ: đã trở thành...
( Cụm động từ )
b, - Chủ ngữ: Đôi càng tôi 
( Cụm danh từ )
 - Vị ngữ: mẫm bóng (TT)
c, - CN: Những cái vuốt ở chân, ở khoeo ( Cụm DT)
 - VN: cứng dần ( VN1)
nhọn hoắt ( VN2) 
a, VN trả lời câu hỏi làm gì ? 
- Bạn Lan đang học bài.
b, VN trả lời câu hỏi như thế nào ?
- Bạn Xuân luôn chan hòa với các bạn trong lớp.
I. Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu.
* Ngữ liệu:
* Ghi nhớ 1: (SGK / 92)
II. Vị ngữ.
* Ngữ liệu
* Ghi nhớ 2: (SGK / 93)
III. Chủ ngữ.
* Ngữ liệu:
* Ghi nhớ 3: (SGK / 93)
IV. Luyện tập.
Bài tập 1.
- Xác định và phân tích cấu tạo của CN và VN.
Bài tập 2.
- Đặt câu.
IV. Hướng dẫn về nhà:
- Học ghi nhớ.
- Làm bài tập 3.
- Chuẩn bị trước bài "Tập làm thơ năm chữ."
____________________________________________________________________
Ngày soạn: 8/3/09
Ngày giảng: 13/3/09
Tiết 108: Thi làm thơ năm chữ.
A. Mục tiêu bài học:
- Học sinh nắm vững cấu tạo thể thơ năm chữ.
- Kích thích tính sáng tạo nghệ thuật, tập làm thơ năm chữ, tập trình bày, phân tích bài thơ ngũ ngôn.
B. Chuẩn bị đồ dùng.
C. Các bước lên lớp.
I. ổn định tổ chức.
II. Kiểm tra bài cũ:
 Kiểm tra phần chuẩn bị của học sinh ở nhà.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài.
2. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cần đạt
HĐ1: Hướng dẫn học sinh khái quát đặc điểm cơ bản của thể thơ năm chữ.
H. Qua phần chuẩn bị ở nhà, em hãy khái quát lại một số đặc điểm cơ bản của thể thơ năm chữ ?
- GV lấy 1 đoạn thơ mẫu trong bài "Đêm nay Bác không ngủ" phân tích để minh hoạ.
HĐ2: Hướng dẫn tập làm thơ năm chữ tại lớp.
H. Dựa vào hiểu biết về thơ năm chữ để mô phỏng (bắt chước) tập làm một đoạn thơ 5 chữ theo vần và nhịp đoạn thơ ( SGK )
- Mỗi học sinh tự tập làm một đoạn thơ ngắn (khoảng 4 - 6 câu)
- GV nhận xét chung (Chọn bài thơ đúng luật nhất, hay nhất. Có thể xếp loại nhất, nhì, ba...)
- Mỗi câu thơ gồm 5 chữ
( tiếng ), số câu trong bài không hạn định, cách chia khổ, đoạn tuỳ theo ý định của người viết.
- Nhịp: 3/2 hoặc 2/3
- Vần: Kết hợp giữa các kiểu vần: chân, lưng, liền, cách, bằng, trắc.
- Thích hợp với lối thơ vừa kể chuyện vừa miêu tả.
- Học sinh đọc ghi nhớ.
- Nhịp: 2/3 ; 3/2 ; 2/3; 3/2; 2/3; 2/3
- Vần: 
+ Cách, trắc: tỏ - cỏ
+ Cách , bằng, lưng: 
 vàng - càng
+ Liền, bằng, chân: 
 xanh - lanh
- Các nhóm, tổ bàn bạc, lựa chọn đề tài.
- Tập viết bài thơ trong 20 đến 25 phút.
- Cử đại diện đọc bài thơ hay nhất trong nhóm.
- Các nhóm, tổ khác nhận xét, đánh giá.
I. Một vài đặc điểm cơ bản của thể thơ năm chữ.
* Ghi nhớ: ( SGK/ 105 )
II. Thi làm thơ năm chữ.
D ,Hướng dẫn về nhà :
 - Tập làm bài thơ năm chữ với độ dài 10 câu 
 -Tự nhận xét bài của mình và sửa 
 -Soạn bài : lòng yêu nước 
 Đọc kỹ văn bản và trả lời câu hỏi ở cuối phần
 -------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an van6.doc