Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 105, 106: Sống chết mặc bay

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 105, 106: Sống chết mặc bay

 I- MụC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1- Kiến thức:

 Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của tác phẩm - một trong những truyện ngắn được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại ở Việt Nam đầu thế kỉ XX

 2- Tích hợp với:

 Tập làm văn ở bài: Cách làm bài văn giải thích

 Tiếng Việt: bài luyện tập .

 3- Kĩ năng:

 Đọc ,kể tóm tắt chuyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp.

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 897Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 105, 106: Sống chết mặc bay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết 105,106 Ngày soạn: 09/2/2010
sống chết mặc bay
 Phạm Duy Tốn
Lớp
Ngày giảng
Sĩ số học sinh
Kớ duyệt
7
 I- Mục tiêu cần đạt:
 1- Kiến thức:
 Hiểu được giá trị hiện thực, nhân đạo và những thành công nghệ thuật của tác phẩm - một trong những truyện ngắn được coi là mở đầu cho thể loại truyện ngắn hiện đại ở Việt Nam đầu thế kỉ XX
 2- Tích hợp với:
 Tập làm văn ở bài: Cách làm bài văn giải thích
 Tiếng Việt: bài luyện tập ...
 3- Kĩ năng: 
 Đọc ,kể tóm tắt chuyện, phân tích nhân vật qua các cảnh đối lập - tương phản và tăng cấp.
 II- Phương pháp:
 Đàm thoại
 III- Đồ dùng dạy học:
 Giáo án, sgk
 IV- Các bước lên lớp:
 1- ổn định lớp:
 2- Kiểm tra bài cũ:
 3- Bài mới:
Thời gian
Hệ thống câu hỏi
Nội dung kiến thức
Đoạn 1 giới thiệu cảnh gì? cảnh ấy được miêu tả như thế nào?
Đê vỡ vào thời gian nào?
Tình cảnh đó diễn tả điều gì?
Quang cảnh trong đình làng được tác giả miêu tả như thế nào?
Viên quan đi hộ đê được tác giả miêu tả như thế nào?
Khi được tin báo đê vỡ quan có thái độ gì?
Miêu tả cảnh tượng đê vỡ tác giả dùng biện pháp nghệ thuật nào?
Biện pháp ấy có tác dụng gì?
I- Tác giả, tác phẩm:
 1- Tác giả:
 2- Tác phẩm:
II- Đọc - hiểu văn bản:
1- Đọc - chú giải:
2- Bố cục: 3 phần
a- Từ đầu đến: Hỏng mất:--> Nguy cơ vỡ đê và sự tuyệt vọng của dân
b- Tiếp đó đến: Điếu, mày:--> Cảnh trong đình
c- Còn lại:---> Tình cảnh của nhân dân.
III- Phân tích:
1- Cảnh dân phu cứu đê
- Đoạn 1 miêu tả cảnh đê vỡ, nhân dân đang dồn toàn bộ sức lực để cứu đê.
- Thời điểm: gần một giờ đêm - thời điểm khuya khoắt
- Mưa gió tầm tã, không dứt, ngày càng to
- Đê yếu, ớt, nhiều đoạn nước đã ngấm qua thân đê rất nguy hiểm
- Nước sông cuồn cuộn bốc lên
- Không khí, cảnh tượng hộ đê: dân phu cả hàng trăm người đói khát, mệt lử, cố gắng từ chiều, trong mưa gió, ướt như chuột, căng thẳng, sợ hãi và bất lực
=> Điều đó tác giả muốn yô đậm sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu, kém của đê.
2- Cảnh trong đình:
Cảnh trong đình được miêu tả khá tỉ mỉ, bằng nhiều chi tiết mà hình ảnh trung tâm là viên quan phụ mẫu
+ Địa điểm: Đình cao, rất vững chắc, đê vỡ cũng không việc qì
+ Quang cảnh: Tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga
- Đồ dùng; quý phái, cách biệt với cuộc sống của đám dân đen
- Dáng ngồi oai vệ, nói năng hách dịch, độc đoán
- Kẻ hầu, người hạ khúm núm. Ai cũng chỉ nuốn làm vừa lòng quan
- Đam mê cờ bạc 
- Đê sắp vỡ: 
+ Bọn nha lại: lo sợ
+ Thầy đề: run cầm cập
+ Quan: Vẫn thản nhiên chơi bài
- Đê vỡ:
 + Đổ trách nhiệm cho người khác
 + Vẫn say sưa với ván bài sắp được ù to
- Tác giả dùng nghệ thuật:
+ Tương phản: mưa gió/ nước dâng
 dân phu hộ đê/ cảnh trong đình
- Biện pháp đối lập - tương phản tăng cấp có tác dụng:
+ Làm cho câu chuyện càng hấp dẫn
+ Nút truyện càng thắt chặt
+ Mâu thuẫn càng bị đẩy tới cao trào
+ Tâm lí, tính cách nhân vật càng thêm rõ nét
IV- Tổng kết
1- Giá trị hiện thực
- Qua cảnh đắp đê, vỡ đê - đánh tổ tôm và ván ù to trong Sống chết mặc bay đã phản ánh sự đối lập gay gắt và hoàn toàn giữa cuộc sống của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại tiêu biểu là tên quan phủ tham lam, độc ác trước sinh mạng của dân
2- Giá trị nhân đạo:
Truyện là sự cảm thông sâu sắc của tác giả trước cảnh nhân dân hộ đê vô cùng vất vả và cảnh nhân dân điêu linh sau khi đê vỡ
3- Giá trị nghệ thuật:
 + Kết hợp các biện pháp đối lập - tương phản tăng cấp
 + Kể chuyện, miêu tả cụ thể, ngắn gọn
 4- Củng cố:
 Nhắc lại kiến thức cho học sinh
 5- Hướng dẫn học bài:
 Học ghi nhớ, chuẩ bị bài sau
 V- Rút kinh nghiệm bài giảng:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu van 7(23).doc