Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 108: Luyện tập lập luận giải thích

Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 108: Luyện tập lập luận giải thích

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

QUA TIẾT HỌC, HS CẦN TIẾP THU ĐƯỢC:

- CỦNG CỐ NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ CÁCH LÀM BÀI VĂN LẬP LUẬN GIẢI THÍCH.

- VẬN DỤNG NHỮNG HIỂU BIẾT ĐÓ VÀO VIỆC LÀM MỘT BÀI VĂN GIẢI THÍCH CHO MỘT NHẬN ĐỊNH, MỘT Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ QUEN THUỘC VỚI ĐỜI SỐNG CỦA CÁC EM.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: BẢNG PHỤ

C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.

D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

1/. ỔN ĐỊNH

2/. KIỂM TRA BÀI CŨ

 

doc 3 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 664Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 7 - Tiết 108: Luyện tập lập luận giải thích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 29 – Tiết 108
LUYỆN TẬP LẬP LUẬN 
GIẢI THÍCH
MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Qua tiết học, HS cần tiếp thu được:
- Củng cố những hiểu biết về cách làm bài văn lập luận giải thích.
- Vận dụng những hiểu biết đó vào việc làm một bài văn giải thích cho một nhận định, một ý kiến về một vấn đề quen thuộc với đời sống của các em.
B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ
C. TÀI LIỆU THAM KHẢO: SGK, SGV, STK.
D. TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1/. Ổn định
2/. Kiểm tra bài cũ
? Muốn làm bài văn lập luận giải thích cần phải thực hiện những bước nào?
=> Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết bài văn, sửa chữa.
3/. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
BÀI HS GHI
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.
? Em hãy nhắc lại yêu cầu của việc tìm hiểu đề ở bài văn lập luận giải thích mà em đã học trước đó?
GV cho HS đọc đề văn : “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. 
? Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?
? Làm thế nào để nhận ra yêu cầu đó?
Hoạt động 2: Lập dàn bài.
GV cho HS nhắc lại việc lập dàn bài của bài văn lập luận giải thích?
 ? Giải thích ý nghĩa của câu nói “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của con người”? 
=> Có thể giải thích theo trình tự sau:
- Sách chứa đựng trí tuệ của con người. Trí tuệ : tinh tuý, tinh hoa của hiểu biết.
- Sách là ngọn đèn sáng: Ngọn đèn sáng rọi chiếu, soi đường, đưa con người ra khỏi chốn tăm tối.
- Sách là ngọn đèn sáng bất diệt: Ngọn đèn không bao giờ tắt.
- Cả câu nói: Sách là nguồn sáng bất diệt, được thắp lên từ trí tuệ của con người.
=> Giải thích cơ sở chân lí của câu nói.
 => Giải thích sự vận dụng chân lí.
Hoạt động 3: GV cho HS viết đoạn văn. (Phần mở bài, thân bài)
=> 4 bước : Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn bài, viết văn, sửa chữa.
=> Giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con người.
=> Căn cứ vào các từ ngữ của đề.
Đề văn : Một nhà văn có nói: “Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người”. Hãy giải thích nội dung câu nói đó.
I.TÌM HIỂU ĐỀ, TÌM Ý.
- Giải thích vai trò của sách đối với trí tuệ con người.
II. LẬP DÀN BÀI.
1/. Mở bài: Giới thgiệu sách rất cần thiết đới với trí tuệ con người.
2/. Thân bài: Trình bày các nội dung cần giải thích.
- Giải thích ý nghĩa của câu nói.
- Giải thích cơ sở chân lí của câu nói.
- Giải thích sự vận dụng chân lí đó trong cuộc sống:
+ Cần phải chăm đọc sách để hiểu nhiều và sống tốt hơn.
+ Cần phải chọn sách tốt, sách hay mà đọc.
 + Cần hiểu nội dung sách.
3/. Kết bài: Nêu ý nghĩa sách đối với mọi người.
	4/. Củng cố : Hướng dẫn HS chuẩn bị bài viết ở nhà
Đề : 	Nhiễu điều phủ lấp giá gương
	Người trong một nước thì thong nhau cùng.
Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
	Dàn bài chi tiết
MB: Vai trò quan trọng của đạo đức, phẩm chất, truyền thống tốt đẹp “Người trong một nước thì thong nhau cùng” mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.
TB: 
	a/. Luận cứ:
+ Giải thích nghĩa đen: “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ dùng để che phủ phía ngoài; “giá gương” là cái giá đở gương soi. Khi che phủ cho giá gương thì tấm nhiễu điều phải hứng chịu bao nhiêu bụi bặm để cho tấm gương sáng trong
 + Giải thích nghĩa bóng : Người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ nhau khi hoạn nạn.
=> Vì con người sống trong xã hội không phải lẻ loi, đơn độc một mình như một ốc đảo, mà ai nay đều có mối liên hệ qua lại mật thiết với nhau. Hơn nữa chúng ta đều sinh ra từ “bọc trứng của mẹ Âu Cơ” cúng mang chung dòng máu Việt, kết hợp tinh hoa rồng và tiên,
b/. Luận chứng
	+ Dẫn chứng thơ văn : “Lá lành đùm lá rách.”
	“Chị ngã em nâng”.
	“ Bầu ơi thong lấy bí cùng
	Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”
	+ Giúp đỡ nạn lũ lụt ở đồng bằng Cửu Long : quần áo, tiền bạc, thuốc men, 
c/. Mở rộng ý nghĩa câu tục ngữ : Chúng ta không chỉ thong yêu những người trong một nước mà coin thể hiện tình thương đối với những người khác màu da, những dân tộc trên thế giới. Đó chính là tấm lòng “Tứ hải giai huynh đệ”.
KB: Ý nghĩa câu tục ngữ đối với mọi người (Mọi người nên phải làm gì ?)
5/. Dặn dò : Các em về làm bài viết đề bài trên và soạn bài mới : “Những trò lố hay là Va-Ren và Phan Bội Châu.
+ Đọc và tìm hiểu văn bản ở câu hỏi mục tìm hiểu bài SGK/94.
+ Tìm hiểu về tác giả – tác phẩm.

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET108.doc