Giáo án Ngữ văn 7 tiết 109+ 110 Văn bản: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

Giáo án Ngữ văn 7 tiết 109+ 110 Văn bản: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)

Tuần 28

Tiết 109,110

VĂN BẢN: SỐNG CHẾT MẶC BAY

 ( Phạm Duy Tốn)

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức:

- Sơ giản về tác giả PDT.

- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai.

- Những thành công NT của truyện ngắn SCMB - TP mở đầu cho thể loại truyện ngắn VN hiện đại.

 

doc 8 trang Người đăng vultt Lượt xem 979Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 7 tiết 109+ 110 Văn bản: Sống chết mặc bay (Phạm Duy Tốn)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16.3.2012
Ngày dạy:19.3.2012
Tuần 28 
Tiết 109,110 
Văn bản: sống chết mặc bay
 ( Phạm Duy Tốn)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: 
- Sơ giản về tác giả PDT.
- Hiện thực về tình cảnh khốn khổ của nhân dân trước thiên tai.
- Những thành công NT của truyện ngắn SCMB - TP mở đầu cho thể loại truyện ngắn VN hiện đại..
2. Kĩ năng: 
- Đọc - hiểu một truyện ngắn HĐ đầu TK XX.
- Kể, tóm tắt truyện.
- Phân tích nhân vật, tình huống truyện qua các cảnh đối lập- tương phản và tăng cấp. 
3. Thái độ: Giáo dục lòng nhân ái, đồng cảm với những con người bất hạnh. 
B. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: Soạn giáo án, đọc tư liệu tham khảo.
2. Học sinh: Đọc và soạn bài trước ở nhà 
C. Phương pháp: Nêu vấn đề, thuyết trình, bình giảng, đàm thoại, thảo luận nhóm...
D. Các hoạt động dạy- học.
1.ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ 
- Em hãy nêu những quan niệm về ý nghĩa văn chương của Hoài Thanh ?
- Học xong văn bản "ý nghĩa ..." em có những cảm nhận thêm gì về ý nghĩa văn chương ?
3. Bài mới.	
*Giới thiệu bài : Tục ngữ có câu "sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi", câu tục ngữ nói về thái độ vô trách nhiệm 1 cách trắng trợn của 1 viên quan phụ mẫu, trong một lần hộ đê. Câu chuyện đặc sắc đó được ngòi bút hiện thực và nhân đạo Phạm Duy Tốn kể lại như một màn kịch bi - hài rất hấp dẫn.
Hoạt động cuả GV – HS
Nội dung cần đạt
- Đọc phần chú thích, em hiểu được những gì về tác giả Phạm Duy Tốn ?
(Thể loại văn xuôi, truyện ngắn xuất hiện ở nước ta từ lâu. Đó là những truyện ngắn trung đại mà các em đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 6. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam bắt đầu hình thành chủ yếu từ đầu thế kỷ XX.)
 Chú ý phân biệt các giọng đọc:
+ Giọng kể - tả của tác giả.
+ Giọng hách dịch của quan phụ mẫu.
+ Giọng sợ sệt, khúm lúm của thầy đề, dân phu.
 G/v hướng dẫn một số chú thích tiêu biểu. - Theo em văn bản này gồm mấy đoạn ? ý nghĩa mỗi đoạn ?
? Cảnh đê sắp vỡ được tác giả miêu tả vào thời gian nào? Thời gian ấy có ý nghĩa gì ?
? Không gian lúc đó như thế nào.
? Đê vỡ ở địa điểm nào? Tình trạng đê ra sao ?Tại sao tác giả không nói rõ tên địa điểm?
? Hình ảnh người dân được miêu tả trong cảnh đê sắp vỡ qua những chi tiết nào. Họ đang rơi vào tình cảnh như thế nào?
? Trong cảnh đê sắp vỡ có những âm thanh nào? Những âm thanh đó nói lên điều gì ?
? Sức lực của người dân có được đền đáp không? Chi tiết nào cho em thấy điều đó?
(Không: trời vẫn mưa tầm tã, nước dưới sông cuồn cuộn bốc lên, sức người khó địch nổi với sức trời, thế đê không cự nổi thế nước)
? Những chi tiết đó cho ta thấy điều gì.
? Hãy chỉ ra phép tương phản và phép tăng cấp trong phần 1 của truyện. Tác dụng của hai phép NT đó trong việc miêu tả cảnh đê sắp vỡ.
(Phần mở đầu này có vai trò thắt nút - tạo tình huống có vấn đề để từ đó các sự việc kế tiếp sẽ xảy ra ).
Gv chuyển ý: Vậy trước tình cảnh đó, các quan lại, chính quyền ở đâu, làm gì? tại sao lại không ra chỉ đạo và chăm lo cùng dân? Tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu. 
I. Giới thiệu chung:
1. Tác giả: 
 - Phạm Duy Tốn (1883-1924), quê Thường Tín, Hà Tây.
- Ông là 1 cây bút tiên phong và xuất sắc của khuynh hướng hiện thực ở những năm đầu TK XX.
- Truyện ngắn của ông chuyên về phản ánh hiện thực XH.
2. Văn bản:
- Sỏng tỏc 7.1918.
- "Như bông hoa đầu mùa của truyện ngắn hiện đại VN". 
II. Đọc, hiểu văn bản:
1. Đọc -chú thích. 
2. Bố cục: 3 phần.
- Cảnh đờ sắp vỡ ( từ đầu->hỏng mất ).
- Cảnh hộ đờ ( tiếp -> điếu mày).
- Cảnh đờ vỡ ( phần cũn lại ).
3. Phân tích: 
a. Cảnh đê sắp vỡ:
- Thời gian: Gần một giờ đêm -> khuya khoắt, tăng thêm khó khăn.
- Không gian: Trời mưa tầm tã, nước sông Nhị Hà lên to -> thiên tai dữ dội.
- Địa điểm: Khúc sông làng X, phủ X hai ba đoạn đã thẩm lậu -> Tác giả muốn người đọc hiểu câu chuyện này không chỉ xảy ra ở 1 nơi mà có thể là phổ biến ở nhiều nơi.
- Người dân: hàng trăm nghìn người, từ chiều đến giờ, kẻ thì thuổng như chuột lột -> tình cảnh khốn khổ, thảm hại.
- Âm thanh: trống đánh liên thanh, ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác gọi nhau -> sự nhốn nháo, căng thẳng.
-> Sự bất lực của sức người trước sức trời, sự yếu kém của thế đê trước thế nước, tình cảnh ngày càng khốn khổ hơn.
+ Tương phản: sức người với sức trời, thế đê với thế nước.
+ Tăng cấp: người mệt lử, trời mưa tầm tã - vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước lên to - nước cuồn cuộn bốc lên
=> Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe doạ cuộc sống của người dân.
(Hết tiết 109,chuyển tiết 110)
Hoạt động của GV-HS
Nội dung cần đạt
? Phần 2 của văn bản được chia làm mấy cảnh nhỏ ( 2 cảnh )
? ?Cảnh ngoài đê được miêu tả qua những hình ảnh và âm thanh như thế nào?
?Nhận xét ngôn ngữ sử dụng ở đoạn này?
?Qua đó gợi cho ta thấy cảnh ngoài đê lúc này ntn ?
? Đình nằm ở vị trí nào. Đó là một vị trí ra sao?
? Không khí, quang cảnh trong đình được miêu tả qua những chi tiết nào.
? Khi miêu tả cảnh trong đình t/g đã chú ý làm nổi bật hình ảnh của ai.
? Em hãy tìm chi tiết miêu tả về tư thế của quan phụ mẫu.
? Đi hộ đê quan mang theo những đồ dùng gì. Đó là những thứ đồ dùng ntn ?
? Nhiệm vụ của quan đến làng X làm gì? Nhưng thực chất quan đang làm gì trong đình?
- Gv bình
? Khi có người vào bẩm báo đê sắp vỡ thái độ của quan như thế nào.
? Khi có người báo đê vỡ rồi thái độ của quan ra sao.
? Qua những chi tiết đó em thấy quan hiện lên là một con người ntn.
(Đó không phải chỉ là hình ảnh một viên quan phụ mẫu mà đó là bản chất chung của tất cả bọn quan lại, những kẻ cho mình cái quyền làm cha mẹ dân trong xã hội phong kiến thối nát)
?Tác giả đã sử dụng những biện pháp NT nào trong đoạn văn này. Tác dụng của những NT đó.
- Gv phân tích kĩ một số chi tiết: cảnh trong đình và ngoài đê hoàn toàn trái ngược nhau.
? Trong khi quan ù ván bài thì nhân dân lâm vào tình cảnh như thế nào.
? Em có nhận xét gì về thái độ của t/g thể hiện trong văn bản.
? Nêu nét nghệ thuật đặc sắc của vb.
? ND khái quát của văn bản.
- Hs đọc GN
3. Phân tích (tiếp)
b. Cảnh ngoài đê và trong đình trước khi đê vỡ:
* Cảnh ngoài đê:
- Hình ảnh: kẻ thì thuổng,..lướt thướt như chuột lội
- Âm thanh: trống đánh liên thanh ốc thổi vô hồi, tiếng người xao xác...
- Ngôn ngữ: Nhiều từ láy tượng hình, kết hợp ngôn ngữ b/cảm.
=>Con dân đang chân lấm tay bùn, trăm lo nghìn sợ, đem sức lực mà chống chọi với mưa to nước lớn.
-> Ngoài đê là cảnh nhốn nháo, lo sợ, bất lực của người dân khi đê sắp vỡ.
* Cảnh trong đình:
- Vị trí: trên mặt đê -> cao, vững chãi, nước to cũng không việc gì.
- Không khí, quang cảnh: đèn thắp sáng trưng, nha lệ lính tráng, kẻ hầu người hạ đi lại rộn ràng, tĩnh mịch, nghiêm trang, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga;
- Hình ảnh quan phụ mẫu hộ đê:
+ Tư thế: uy nghi chễm chện ngồi, tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng để người nhà quỳ mà gãi;
+ Đồ dùng: bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, ngăn bạc đầy trầu vàng, cau đậu, ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, dao chuôi ngà; -> đồ dùng sang trọng
+ Nhiệm vụ: hộ đê nhưng thực chất quan đang đánh tổ tôm trong đình cùng nha lại mặc kệ đê sắp vỡ, mặc kệ người dân đang lâm vào cảnh vất vả, lầm than.
+ Thái độ khi đê sắp vỡ: gắt, mặc kệ, đánh bài tiếp;
+ Thái độ khi đê vỡ: quát tháo, vẫn đánh bài tiếp, hạnh phúc khi ván bài ù.
-> Quan là một người vô trách nhiệm, sống sa hoa, táng tân lương tâm.
=> NT: tương phản, tăng cấp, liệt kê, kể xen lời bình tô đậm bản chất lòng lang dạ thú, vô trách nhiệm của tên quan phụ mẫu và sự cảm thương cho sự lầm than, khốn cùng của người dân.
c. Cảnh đê vỡ:
+ Nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu
+ Nhà cửa trôi băng;
+ Lúa má ngập hết;
- Kẻ sống không chỗ ở, người chết không nơi chôn, tình cảnh thảm sầu.
=> Người dân lâm vào cảnh nghìn sầu muôn thảm.
=>Gợi cảnh tượng lụt do đê vỡ, lòng ai oán cảm thương của tác giả trước nỗi thống khổ của người dân đồng thời bày tỏ thái độ mỉa mai, phê phán những kẻ có quyền thế nhưng vô lương tâm như quan phụ mẫu, lòng thương cảm đối với nd.
4. Tổng kết
a. Nghệ thuật.
- Kết hợp 2 phép tương phản và tăng cấp
- Sd phép liệt kê
- Kể xen lời bình
b. Nội dung:
Ghi nhớ ( sgk/ 83 )c, Khi đê vỡ: 
4.Củng cố
? Chỉ ra phép tương phản và phép tăng cấp trong truyện Sống chết mặc bay của tác giả.
? Em cảm nhận như thế nào về thái độ, hành vi của quan lại, đặc biệt là quan phụ mẫu trước cảnh đê sắp vỡ, đê vỡ? Từ đó em thấy người dân ở trong hoàn cảnh như thế nào?
5. Hướng dẫn học ở nhà:
- Tóm tắt truyện, nắm ND và NT của truyện.
- Làm BT 1,2 ( sgk/ 83 )
- Xem trước bài: Cách làm bài văn lập luận giải thích.
- Hs yếu: đọc kĩ lại truyện, học bài trong vở ghi.

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 109110 Song chet mac bay moi 2012.doc