Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 24

Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 24

TUẦN 24

Tiết 93-94

ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ

 ( Minh Huệ )

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

_ Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông , sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào ;thấy được tình cảm yêu quí , kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ .

_ Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : kết hợp miêu tả , kể chuyện với biểu hiện cảm xúc , tâm trạng , những chi tiết giản dị , tự nhiên mà giàu sức truyền cảm ; thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện .

 

doc 7 trang Người đăng vultt Lượt xem 977Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn lớp 6 tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 24
Tiết 93-94
ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ
 ( Minh Huệ ) 
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
_ Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu thương mênh mông , sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào ;thấy được tình cảm yêu quí , kính trọng của người chiến sĩ đối với Bác Hồ .
_ Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ : kết hợp miêu tả , kể chuyện với biểu hiện cảm xúc , tâm trạng , những chi tiết giản dị , tự nhiên mà giàu sức truyền cảm ; thể thơ năm chữ thích hợp với bài thơ có yếu tố kể chuyện .
II/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY: 
1/ Ổn định lớp: 
2/ Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu yêu cầu và bố cục của một bài văn tả người.
3/ Bài mới: 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
PHẦN GHI BẢNG
_ Gọi HS đọc chú thích dấu í SGK Ị Giới thiệu tác giả , tác phẩm . 
_ GV đọc mẫu một đoạn Ị Hướng dẫn HS đọc tiếp . Cần đọc với nhịp chậm , giọng thấp ở đoạn đầu và nhịp nhanh hơn , giọng lên cao hơn một chút ở đoạn sau , khổ thơ cuối đọc chậm và mạnh để khẳng định một chân lý 
_ Bài thơ kể lại câu chuyện gì ? Em hãy kể diễân biến câu chuyện đó. 
?/ Bài thơ có mấy nhân vật ? Ai là nhân vật chính ? ( HS thảo luận )
( Trong bài thơ có hai nhân vật : Bác Hồ và anh đội viên . Nhân vật trung tâm là Bác Hồ được hiện lên qua cái nhìn và tâm trạng của anh chiến sĩ , qua cả những lời đối thoại của hai người . Mặc dù tác giả không sử dụng vai kể ở ngôi thứ nhất nhu6ng lời kể , tả đều từ điểm nhìn và tâm trạng của anh đội viên . Bằng việc sáng tạo hình tượng anh đội viên vừa là người chứng kiến , vừa là người tham gia vào câu chuyện , bài thơ đã làm cho hình tượng Bác Hồ hiên ra một cách tự nhiên , có tính khách quan , lại vừa được đặt trong mối quan hệ gần gũi , ấm áp với người chiến sĩ ) 
1/ Tâm trạng của anh đội viên 
?/ Bài thơ kể lai mấy lần anh đội viên thức dậy nhìn thấy Bác không ngủ ? Em hãy đọc lại những đoạn thơ này . So sánh tâm trang và cảm nghĩ của anh đội viên đối với Bác trong những lần đó .
?/ Em hiểu gì về hai câu thơ 
 “ Bóng Bác cao lồng lộng 
 Ấm hơn ngọn lửa hồng” 
( Hình ảnh Bác hiện ra qua cái nhìn đầy xúc động của anh chiến sĩ đang trong tâm trạng lâng lâng , mơ màng vừa lớn lao, vĩ đại nhưng lại hết sức gần gũi , sưởi ấm lòng anh hơn cả ngọn lửa hồng ) 
?/ Vì sao trong bài thơ không kể lần thứ hai ? Qua cảm nghĩ của anh đội viên hình ảnh Bác Hồ và tấm lòng của Bác đã được khắc hoạ sâu đậm như thế nào ? 
2/ Hình tượng Bác Hồ 
?/ Hình tượng Bác Hồ trong bài thơ được miêu tả qua con mắt và cảm nghĩ của ai ? Cách miêu tả ấy có tác dụng gì đối với việc thể hiện tâm trạng cao đẹp của Bác Hồ ? ( hình ảnh Bác Hồ được thể hiện qua cái nhìn của anh đội viên và được miêu tả từ nhiều phương diện:
 + Hình dáng, tư thế: Lần đầu anh thấy Bác ngồi lặng yên bên bếp lửa, vẻ trầm ngâm, chăm chú. Lần thứ ba anh thấy Bác trong tư thế “ ngồi đinh ninh, chòm râu im phăng phắc” Ị thể hiện chiều sâu tâm trạng của Bác.
 + Cử chỉ hành động: đốt lửa sưởi ấm, dén chăn cho chiến sĩ.
 Ị tình yêu thương, sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ như một người cha, người mẹ nâng niu giấc ngủ của đứa con nhỏ.
 + Lời nói: “ chú cứ  đánh giặc”, “ Bác thương  mau mau” Ị bộc lộ nỗi lòng, sự lo lắng của Bác.
 Bác thật giản dị, gần gủi, chân thực mà hết sức lớn lao. Bài thơ đã thể hiện một cách cảm động, tự nhiên mà sâu sắc tấm lòng yêu thương mênh mông, sâu nặng, sự chăm lo ân cần, chu đáo của Bác Hồ đối với chiến sĩ, đồng bào.
 “ Bác ơi tim Bác mênh mông thế
 Ôm cả non sông mọi kiếp người
_ Gọi HS đọc lại khổ thơ cuối.
?/ Vì sao trong đoạn kết nhà thơ lại viết.
 “Đêm nay Bác không ngủ
 Vì một lẽ thường tình
 Bác là Hồ Chí Minh”
Khổ thơ đã nâng ý nghĩa của câu chuyện, của một sự việc lên một tầm khái quát lớn, làm người đọc thấu hiểu 1 chân lí đơn giản mà lớn lao “ Đêm nay  Hồ Chí Minh” )
Vì Bác là Hồ Chí Minh _ Vị lãnh tụ và người cha thân yêu của dân tộc ta, của quân đội ta, cuộc đời người dành trọn vẹn cho nhân dân, Tổ quốc. Đó chính là cái lẽ sống “ Nâng niu tất cả chỉ quên mình” của Bác mà mọi người dân đều thấu hiểu.
? Bài thơ được làm theo thể thơ gì ? Thể thơ ấy có thích hợp với cách kể chuyện của bài thơ không ? 
?/ Tìm những từ láy trong bài thơ và cho biết giá trị biểu cảm của những từ láy ấy ?
TỔNG KẾT: Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ 
I/ Tìm hiểu văn bản:
 _ Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
 _ Chia bố cục.
Phân tích văn bản:
1/ Tâm trạng người đội viên:
 “Anh đội viên mơ màng
 Như nằm trong giấc mộng
 Bóng Bác cao lồng lộng
 Ấm hơn ngọn lửa hồng”
Ị Cảm nhận được sự lớn lao và gần gũi của vị lãnh tụ Ị sự xúc động cao độ.
 “ Lần thứ ba thức dậy
 Anh hốt hoảng giật mình
 ..”
 “ Anh vội vàng nằng nặc.
 Mời Bác ngủ Bác ơi !”
Ị Tha thiết, nài nỉ Bác nghỉ ngơi.
 “ Lòng vui sướng mênh mông
 Anh thức luôn cùng Bác”
Ị Đồng cảm với nỗi lo của Bác 
Ị Tình cảm yêu quý, kính yêu, lòng biết ơn và niềm hạnh phúc được đón nhận tình cảm của Bác.
2/ Hình tượng Bác Hồ:
_ Hình dáng tư thế:
“ Lặng yên bên bếp lửa.
 Vẻ mặt Bác trầm ngâm.”
“ Bác vẫn ngồi đinh ninh.
 Chòm râu im phăng phắc”
Ị Thể hiện chiều sâu tâm trạng của Bác.
_ Cử chỉ hành động:
“ Rồi Bác đi dém chăn.
 nhẹ nhàng” 
Ị Sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác đối với các chiến sĩ .
_ Lời nói:
“ Chú cứ việc ngủ ngon..”
“ Bác thương đoàn dân công.
.. mau mau”
Ị Lo lắng cho bộ đội dân công.
Ị Tấm lòng yêu thương mênh mông, sâu nặng, sự chăm lo ân cần, chu đáo của Bác đối với bộ đội dân công.
_ “ Đêm nay. Hồ Chí Minh”
Ị Lẽ sống của đời Bác.
“ Nâng niu tất cả.
 Chỉ vì quên mình”
III/ Tổng kết:
Học thuộc ghi nhớ SGK 
4/ Củng cố: 
_ Đọc diễn cảm bài thơ.
_ Em thích nhất đoạn thơ nào trong bài thơ. Hãy đọc lên và nêu suy nghĩ của mình.
5/ Dặn dò:
_ Làm bài tập 2/68
_ Soạn bài: Nhân hóa
TUẦN 23
Tiết 91
NHÂN HÓA
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS:
_ Nắm được khái niệm nhân hóa;
_ Nắm được tác dụng chính của nhân hóa;
_ Biết dùng các kiểu nhân hoá trong bài viết của mình.
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
_ Trong câu truyện “ Buổi học cuối cùng” thầy giáo Ha – men được miêu tả như thế nào ? Thầy đã biểu lộ lòng yêu nước ra sao ?
_ Hãy nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện “ Buổi học cuối cùng”.
Bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
_ GV mời HS đọc đoạn thơ ở SGK trang 79.
[?] Trong đoạn thơ trên, sự vật nào được tả như tả con người?
[?] Hãy chỉ ra các động từ miêu tả sự vật ấy?
® GV rút ra định nghĩa về nhân hóa.
[?] Theo em, việc sử dụng phép nhân hóa có gì là hay?
[?] Em hãy thử diễn đạt đoạn thơ trên theo lối nói bình thường?
_ GV mời HS đọc ví dụ 3 trang 80
[?] Hãy chỉ ra phép nhân hóa có trong đoạn văn trên?
[?] Từ nào vốn chỉ hành động, tính chất của người đã dùng để chỉ hành động, tính chất của vật?
® GV giới thiệu các kiểu nhân hóa, rút ra phần ghi nhớ.
Tìm hiểu bài:
Thế nào là nhân hóa?
Ông trời
Mặc áo giáp đêm
Ra trận
Muôn nghìn cây mía
Múa gươm
Kiến
Hành quân
Dây đường
® Nhân hóa: sự vật được miêu tả trở nên sinh động, cụ thể, gần gũi hơn.
Các kiểu nhân hóa:
_ Dùng những từ vốn được gọi người để gọi vật.
VD: Lão Miệng, bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay
_ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của con người để chỉ hoạt động,tính chất của vật.
VD: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù  tre xung phong , giữ làng, giữ nước 
_ Trò chuyện, tâm sự với vật như đối với người.
VD: Trâu ơi ta bảo trâu này...
II.Ghi nhớ:
SGK trang 57
Luyện tập:
Bài 1/58: Các nhân hóa : đông vui, mẹ, con, anh, em tíu tít, bận rộn.
® Tác dụng : làm cho quang cảnh bến cảng được miêu tả sống động hơn, người đọc dễ hình dung được cảnh nhộn nhịp, bận rộn của các phương tiện có trên cảng.
Bài 2/58: Chỉ và nêu tác dụng của phép nhân hóa.
 Tàu mẹ, tàu con... xe anh, xe em tíu tít nhận hàng... và chở hàng... đều bận rộn
® Sống động và gần gũi.
	Bài 3,4/58,59: HS làm, GV sửa và nhận xét.
Dặn dò:
_ Học bài. Làm bài tập 5 trang 59
Chuẩn bị bài: Luyện nói về văn miêu tả.
TUẦN 24
Tiết 96
LUYỆN NÓI VỀ VĂN MIÊU TẢ
MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: Giúp HS :
_ Nắm được cách trình bày miệng một đoạn, một bài văn miêu tả.
_ Luyện tập kĩ năng trình bày miệng những điều đã quan sát và lựa chọn theo một thứ tự hợp lí.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ:
Muốn tả người, ta phải theo thứ tự nào?
Ba phần: mở bài, thân bài, kết luận của bài văn tả người có nhiệm vụ gì?
Giới thiệu bài mới:
TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
PHẦN GHI BẢNG
Bài tập 1: (HS đọc đoạn văn đã chuẩn bị ở nhà)
_ Bài tập 1 yêu cầu các em làm gì?
_ Lớp học đang ở tiết học nào?
_ Quang cảnh lớp học này tả theo thứ tự nào?
_ Tiếng chim bồ câu gù thật khẽ biểu thị tình cảm gì đối với lớp học.
_ HS dựa vào các ý có sẵn để tập nói theo yêu cầu của bài tập 1 (2 HS)
Bài tập 2: Tả bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha – men từ truyện “ Buổi học cuối cùng” ( Theo gợi ý trong SGK) 
_ Thầy Ha-men là người thế nào? Thầy dạy môn gì? Thầy ăn mặc khác với mọi ngày ra sao?
_ Cuối buổi học, thầy có thái độ, lời nói và hành động như thế nào?
_ Học sinh tập nói theo yêu cầu của bài tập 2 (mời 2 học sinh)
Bài tập 3: 
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 –11 em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã nghỉ hưu. Em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.
HS lập dàn ý trong tập nháp, thảo luận và cử đại diện trình bày theo dàn ý của mình. Tập thể lắng nghe, đóng góp ý kiến. GV nhận xét chung, đánh giá
Bài tập 1: Tả lại bằng miệng quang cảnh lớp học trong “Buổi học cuối cùng”.
Dàn ý:
I/ MỞ BÀI: Giới thiệu quang cảnh lớp học.
II/ THÂN BÀI:
 1/ Tả bao quát.
 2/ Tả chi tiết.
_ Bên ngoài: lính Phổ canh gác. Vắng vẻ, yên tĩnh.
_ Bên trong: Mọi thứ như vốn có ( bàn, ghế, bảng, những ô cửa đơn sơ, giản dị).
Có thay đổi khác thường
_ Những tờ mẫu “ Pháp An –Dát” treo khắp phòng.
_ Những người già, những em nhỏ cũng có mặt. Tất cả đều chăm chú. Thầy mặc trang phục lễ.
_ Không gian im lặng. Chỉ nghe thấy tiếng bút sột soạt, tiếng người em gái đóng hòm xiểng ở phòng bên, tiếng bọ dừa bay vào lớp.
_ Bên trái: Bồ câu gù khẽ.
III/ KẾT BÀI:
Cảm nghĩ về quang cảnh lớp học.
Bài tập 2: Tả lại bằng miệng hình ảnh thầy giáo Ha-men trong “Buổi học cuối cùng”.
Dàn ý:
I/ MỞ BÀI: Giới thiệu người được tả ( thầy Ha-men).
II/ THÂN BÀI:
 1/ Tả bao quát.
 2/ Tả chi tiết.
* Thầy Ha-men trong Buổi học cuối cùng khác hẳn ngày thường. Thể hiện qua:
_ Trang phục : Đẹp, trang trọng.
_ Giọng nói: Nhẹ nhàng, tình cảm.
_ Lời nói : Ngắn gọn mà thấm thía.
_ Ánh mắt: trìu mến, yêu thương.
_ Cách thức giảng giải: Tận tụy, kiên nhẫn.
_ Cử chỉ thái độ : dịu dàng, hiền từ, khoan dung độ lượng, tôn trọng buổi học, trân trọng tiếng Pháp.
_ Tâm trạng : Buồn bã, nuối tiếc.
* Thầy Ha-men vào cuối buổi học: xúc động tràn ngập.
_ Mặt tái, đứng không vững.
_ Dằn mạnh phấn lên bảng.
_ Đầu dựa vào tường không nổi, giơ tay ra hiệu.
III/ KẾT BÀI: Cảm nghĩ về thầy Ha-men.
Bài tập 3: Lập dàn ý, thảo luận, tổ cử đại diện trình bày trước lớp.
Đề bài: Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 em theo mẹ đến chúc mừng thầy giáo cũ của mẹ, nay đã già về nghỉ. Em hãy tả lại hình ảnh thầy giáo trong phút giây xúc động gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.
Gợi ý:
_ Mở bài: Giới thiệu thời gian, hoàn cảnh gặp gỡ.
_ Thân bài: Miêu tả thầy giáo với đặc điểm (khuôn mặt, tóc, lời nói, thái độ....) so với trước: Cảm xúc khi gặp lại trò cũ.
Kết bài: Suy nghĩ của em về thầy.
Củng cố:
_ GV nhận xét về tiết luyện tập nói về miêu tả. Đánh giá, khen thưởng.
Dặn dò:
_ Chuẩn bị tiết kiểm tra văn. .

Tài liệu đính kèm:

  • docTuaàn 24.doc