Giáo án Tin học Lớp 7 - Chủ đề E - Bài 8: Sử dụng một số hàm có sẵn - Trường THCS Lý Nhân

Giáo án Tin học Lớp 7 - Chủ đề E - Bài 8: Sử dụng một số hàm có sẵn - Trường THCS Lý Nhân

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức

Bài học cung cấp những kiến thức sau:

– Công thức chung khi sử dụng một hàm trong Excel.

– Chức năng của một số hàm cụ thể SUM; AVERAGE; MAX; MIN; COUNT.

2. Về năng lực

Góp phần phát triển năng lực Nlc, NLa, (thông qua đó phát triển năng lực chung “Giải quyết vấn đề và sáng tạo”), biểu hiện cụ thể là:

– Sử dụng được các hàm có sẵn để thực hiện được yêu cầu của một hàm gộp.

Góp phần phát triển năng lực chung “Tự chủ và tự học”, cụ thể là:

– Tự động khai thác được tài nguyên phục vụ học tập (SGK và video mô phỏng có trên mạng).

– Hiểu được ý nghĩa của các hàm và các thao tác sử dụng hàm với các ô liên tục hoặc các ô rời rạc.

3. Về phẩm chất

Góp phần rèn luyện tính kiên nhẫn, chăm chỉ và cẩn thận: Chịu khó theo dõi và thực hiện các thao tác đối với mỗi hàm trong các trường hợp.

 

docx 8 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 - Chủ đề E - Bài 8: Sử dụng một số hàm có sẵn - Trường THCS Lý Nhân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ E
Bài 8: SỬ DỤNG MỘT SỐ HÀM CÓ SẴN
(Thời gian thực hiện: 1 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức
Bài học cung cấp những kiến thức sau:
Công thức chung khi sử dụng một hàm trong Excel.
Chức năng của một số hàm cụ thể SUM; AVERAGE; MAX; MIN; COUNT.
2. Về năng lực
Góp phần phát triển năng lực Nlc, NLa, (thông qua đó phát triển năng lực chung “Giải quyết vấn đề và sáng tạo”), biểu hiện cụ thể là:
Sử dụng được các hàm có sẵn để thực hiện được yêu cầu của một hàm gộp.
Góp phần phát triển năng lực chung “Tự chủ và tự học”, cụ thể là:
Tự động khai thác được tài nguyên phục vụ học tập (SGK và video mô phỏng có trên mạng).
Hiểu được ý nghĩa của các hàm và các thao tác sử dụng hàm với các ô liên tục hoặc các ô rời rạc.
3. Về phẩm chất
Góp phần rèn luyện tính kiên nhẫn, chăm chỉ và cẩn thận: Chịu khó theo dõi và thực hiện các thao tác đối với mỗi hàm trong các trường hợp.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
Phiếu học tập trong kế hoạch DH.
Máy tính, máy chiếu, SGK.
III. Tiến trình dạy học
1. Hoạt động 1 (Hoạt động khởi động) (5 phút) Xác định vấn đề dẫn đến các hàm có sẵn trong Excel và cách sử dụng hàm (gọi hàm)
a) Mục tiêu
Tạo hứng thú để bắt đầu giờ học.
Nhằm dẫn dắt đến ý tưởng cơ bản của các hàm có sẵn, khắc sâu thao tác đầu tiên khi sử dụng hàm là gõ dấu “=” trông ô công thức.
 b) Nội dung 
Thực hiện thao tác trong HĐKĐ và trả lời câu hỏi ở HĐ khởi động
c) Sản phẩm 
Câu trả lời và diễn giải (có thể có minh họa). 
d) Tổ chức hoạt động
i. Giao nhiệm vụ học tập
GV nêu câu hỏi hoặc yêu cầu HS đọc câu hỏi ở mục khởi động.
GV gợi ý:
Em dự đoán tên và các chức năng của hàm em biết. (Min?; Max?..)
Quy định thời gian trả lời: 4 phút
ii. Thực hiện nhiệm vụ 
HS quan sát màn chiếu.
HS trả lời các câu hỏi.
iii. Kết luận, nhận định
GV mời 02 HS trả lời câu hỏi và giải thích ý kiến của mình.
GV giới thiệu: Trong Excel có sẵn rất nhiều hàm giúp người sử dụng có thể thực hiện các yêu cầu một cách nhanh, gọn để tính ra kết quả, bài học hôm nay sẽ giới thiệu với các em một số hàm có sẵn đơn giản và thường xuyên được sử dụng trong ExceL
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (25 phút)
HĐ 2.1. Các hàm có sẵn trong Excel (8 phút)
a) Mục tiêu
Biết viết một hàm và cấu trúc của hàm gồm: = ; Tên hàm; danh sách đầu vào
b) Nội dung
Yêu cầu: Đọc sách giáo khoa mục 1; thực hành và hoàn thành phiếu học tập 1. 
c) Sản phẩm 
Phiếu học tập có điền câu trả lời của HS.
d) Tổ chức hoạt động
i. Giao nhiệm vụ học tập
GV phát phiếu học tập cho nhóm đôi. 
GV qui định thời gian thực hiện phiếu: tối đa là 5 phút.
ii. Thực hiện nhiệm vụ 
2 HS trong nhóm thảo luận và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập.
GV chiếu slides phiếu học tập, quan sát HS thực hiện nhiệm vụ, hỗ trợ và giải đáp các thắc mắc và các nội dung chưa rõ của HS.
iii. Báo cáo, thảo luận
GV mời 1 nhóm báo cáo kết quả điền phiếu học tập của nhóm mình. Các nhóm còn lại chuyển phiếu học tập của nhóm mình cho nhóm tiếp theo (hoán đổi vòng tròn) để nhóm bạn nhận xét phiếu đó điền đúng hay sai đồng thời chữa luôn vào phiếu đó cho nhóm đã điền phiếu lúc đầu.
Ở từng câu trong phiếu học tập, mời nhóm khác nhận xét (đúng/sai hoặc giải thích)
iv. Kết luận, nhận định
GV hỏi “phiếu học tập nào đã điền đúng, nhóm kiểm tra chéo giơ tay?”. Cô giáo đếm và cho biết số nhóm làm đúng, khen động viên. GV yêu cầu các nhóm kiểm tra trả lại phiếu học tập cho nhóm ban đầu.
GV nhận xét và ghi điểm cho một vài nhóm.
HĐ 2.2. Các hàm gộp SUM; AVERAGE; MAX; MIN; COUNT (17 phút): gồm 2 hoạt động thành phần
Hoạt động 2.2.1. Tìm hiểu các hàm gộp SUM; AVERAGE; MIN; COUNT (10 phút)
a) Mục tiêu
HS hiểu và bước đầu có thể thực hành với mỗi hàm cụ thể.
b) Nội dung
Tìm hiểu các hàm (chi tiết với hàm SUM), các hàm còn lại thao tác tương tự. 
Thực hiện từng bước các thao tác tính tổng các ô liền kề và các ô rời rạc
c) Sản phẩm 
HS thao tác và thực hành trả lời các câu hỏi phiếu học tập số 2. 
d) Tổ chức hoạt động
i. Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS đọc nội dung SGK để hiểu thế nào là hàm gộp và chức năng của các hàm 
ii. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu nhóm đôi HS thảo luận rồi trả lời các câu hỏi phiếu học tập số 2 
 Hàm gộp là gì? 
Chức năng của mỗi hàm SUM; AVERAGE; MAX; MIN; COUNT
Mỗi hàm sau thực hiện nhiệm vụ gì và cho kết quả là bao nhiêu? 
GV ghi nhận thành tích cho nhóm có kết quả sớm nhất và kết quả đúng.
iii. Kết luận, nhận định
GV đưa ra các nhận xét góp ý về câu trả lời của HS.
GV chốt: 
Hoạt động 2.2.2. Quan sát các thao tác (7 phút)
a) Mục tiêu
HS quan sát để hiểu hơn các bước thực hiện các hàm
Biết áp dụng thao tác nhanh trong tính toán
Quan sát kết quả khi thực hiện các hàm SUM; AVERAGE; MAX; MIN; COUNT 
b) Nội dung
Giáo viên thực hiện mẫu các thao tác, HS quan sát
c) Sản phẩm 
Kết quả hoạt động
d) Tổ chức hoạt động
i. Giao nhiệm vụ học tập
Quan sát các thao tác
ii. Thực hiện nhiệm vụ
iii. Báo cáo, thảo luận
GV gọi một nhóm trả lời và nhóm khác giải thích các kết quả có được sau các tao tác 
iii. Kết luận, nhận định
GV chốt: 
Hoạt động 3: Thực hành - Luyện tập (12 phút)
a) Mục tiêu
HS củng cố lại cách sử dụng các hàm có sẵn.
b) Nội dung: Bài tập thực hành - luyện tập trong sách giáo khoa
c) Sản phẩm 
Các bài làm của học sinh
d) Tổ chức hoạt động
i. Giao nhiệm vụ học tập
Thực hiện bài tập luyện tập trong SGK trong 4 phút
ii. Thực hiện nhiệm vụ
Từng cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ 
iii. Báo cáo, thảo luận
GV yêu cầu HS trao đổi kết quả với các bạn cùng bàn
GV chiếu đáp án và yêu cầu những HS làm đúng giơ tay
GV xem bài của một HS làm sai để góp ý, giải thích.
iv. Kết luận, nhận định
GV đưa ra các nhận xét về kết quả làm bài tập.
Hoạt động 4: Vận dụng, mở rộng (3 phút)
a) Mục tiêu
Phát triển năng lực giải quyết vấn đề và tư duy thuật toán cho HS.
b) Nội dung
Bài tập 1 và 2 của phần Vận dụng trong sgk. 
c) Sản phẩm 
Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức hoạt động
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1 của bài 1 trên lớp. Câu 2 của bài 1 dành cho HS làm ở nhà.
Bài 2 không bắt buộc, khuyến khích HS tìm hiểu và giải thích.
PHIẾU HỌC TẬP 1
1/ Thực hiện hoạt động 1 SGK
2/ Chỉ rõ tên hàm và đầu vào trong các ví dụ sau:
	a/ SUM(C1,C2,C3,C4,C5)
	b/ MAX(A1,A2,2022,B5,D2)
PHIẾU HỌC TẬP 2
	1/ Em hiểu như thế nào là hàm gộp?
.
	2/ Nêu chức năng của hàm Sum; Aravega
	Hàm SUM: 
	Hàm Aravega: ..
	3/ Giả sử có trang tính như sau:
Các lệnh sau có kết quả bao nhiêu?
a/ =Sum(c3:f3)
b/ = Count(c3:f5)
c/ = Min(c3,e3,10,e5,f3)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_chu_de_e_bai_8_su_dung_mot_so_ham_co_s.docx