Giáo án Tin học Lớp 7 - Chương trình cả năm (Bản mới)

Giáo án Tin học Lớp 7 - Chương trình cả năm (Bản mới)

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức: Sau bài học này em sẽ:

 Nhận thức được vai trò của phần mềm trong hoạt động của máy tính.

 Phân chia phần mềm thành hai loại: hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.

2. Về năng lực:

2.1. Năng lực chung

 Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm hệ điều hành, phần mềm ứng dụng,.

 Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra khái niệm hệ điều hành, phần mềm ứng dụng.

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.

2.2. Năng lực Tin học

 Giải thích được sơ lược chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành, qua đó phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.

 Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng. Giải thích được phần mở rộng của tên tệp cho biết tệp thuộc loại gì, nêu được ví dụ minh hoạ.

3. Về phẩm chất:

 Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị học.

 Nhận ra được trong một tổ chức, các thành viên có vai trò, vị trí khác nhau để thực hiện mục tiêu chung. Từ đó tự giác, củng cố ý thức tổ chức kỉ luật.

II. Thiết bị dạy học và học liệu

 Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập

 Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1. Khởi động (10p)

a) Mục tiêu: Giúp học sinh định hướng được bài học:

 Nếu không có chương trình máy tính (phần mềm), thành phần thiết bị chỉ là khối vật chất không phản hồi.

 Xác định hai loại phần mềm để tìm hiểu trong hai mục của bài học: hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.

 Học sinh phân biệt được hoạt động có tính chất điều hành và những hoạt động khác. Qua đó có thể liên hệ với đặc điểm của hệ điều hành.

 

docx 132 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 75Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Tin học Lớp 7 - Chương trình cả năm (Bản mới)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
TÊN BÀI DẠY: Bài 1. Thiết bị vào - ra
Môn: Tin học lớp: 7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Sau bài học này em sẽ: 
Củng cố và phát triển kiến thức về xử lí thông tin ở lớp 6
Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau 
Biết được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Nêu được ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực chung của học sinh như sau:
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm Thiết bị vào – ra.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra ví dụ về: Thiết bị vào – ra, cách sử dụng thiết bị an toàn.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh đưa ra được thêm các ví dụ cụ thể về những thao tác không đúng cách, gây ra lỗi cho thiết bị.
2.2. Năng lực Tin học
Thực hiện bài học này sẽ góp phần hình thành và phát triển một số thành tố năng lực Tin học của học sinh như sau:
Năng lực C (NLc): 
Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
Biết sử dụng thiết bị một cách an toàn và có trách nhiệm.
Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
3. Về phẩm chất: 
Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị.
Thể hiện sự cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ bạn trong quá trình thảo luận nhóm.
Truyền đạt các thông tin chính xác, khách quan.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- Thiết bị dạy học: Máy chiếu, máy tính giáo viên, phiếu học tập
- Học liệu: Sách giáo khoa Tin học 7
III. Tiến trình dạy học
Khởi động (5p)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh xác định được vấn đề cần giải quyết là các thiết bị vào ra là một trong bốn thành phần của máy tính hỗ trợ con người xử lí thông tin.
b) Nội dung: Học sinh đọc đoạn văn bản trong sách giáo khoa và trả lời câu hỏi: em biết những được điều gì sau khi đọc xong đoạn văn bản đó.
c) Sản phẩm: Học sinh trả lời về thông tin trong đoạn văn bản.
d) Tổ chức thực hiện: Chiếu đoạn văn bản, hoặc yêu cầu học sinh đọc trong Sách giáo khoa. 
Hình thành kiến thức mới
Thiết bị vào - ra
HĐ 1.1. Phân biệt thiết bị vào, thiết bị ra. (15p)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh phân biệt được thiết bị vào, thiết bị ra.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 1. 
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp.
Chia nhóm HS.
Phát phiếu học tập.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS phân công nhóm trưởng, người báo cáo.
HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.
Báo cáo, thảo luận 
HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định
GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Ghi nhớ:
Thiết bị vào được dùng để nhập thông tin vào máy tính.
Thiết bị ra xuất thông tin từ máy tính ra để con người nhận biết được.
HĐ 1.2. Sự đa dạng của thiết bị vào – ra (20p).
a) Mục tiêu: HS nhận ra được thiết bị vào – ra có nhiều loại nhằm đáp ứng yêu cầu của người sử dụng.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 2
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp. Phát phiếu học tập.
Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.
Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Ghi nhớ:
Các thiết bị vào – ra có nhiều loại, có những công dụng và hình dạng khác nhau.
HĐ 1.3. Câu hỏi củng cố (5p)
a) Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức về các thiết bị vào – ra.
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 1 – B	2 – D 
d) Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời cá nhân
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
An toàn thiết bị
HĐ 2.1. Kết nối thiết bị vào – ra (10p)
a) Mục tiêu: HS biết thao tác lắp ráp đúng cổng kết nối và đúng trình tự để không gây sự cố cho thiết bị.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 3
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.
Câu 1. a – 7; b – 6; c – 7; d – 3; e – 4; f – 8.
Câu 2. Việc cung cấp nguồn điện cho máy tính cần được thực hiện sau khi hoàn thành các kết nối khác để tránh bị điện giật hoặc xung điện làm hỏng thiết bị.
d) Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp. Phát phiếu học tập.
Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.
Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
HĐ 2.2. An toàn khi sử dụng thiết bị máy tính (10p)
a) Mục tiêu: HS biết cách sử dụng, lắp ráp thiết bị máy tính an toàn.
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 
d) Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp.
Thực hiện nhiệm vụ: HS đọc nội dung trong SGK và rút ra kết luận những việc nên và không nên làm khi lắp ráp, sử dụng thiết bị máy tính.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Ghi nhớ:
Đọc kĩ hướng dẫn của nhà sản xuất trước khi sử dụng thiết bị.
Kết nối các thiết bị đúng cách.
Giữ gìn ơi làm việc với máy tính gọn gàng, ngăn nắp, vệ sinh, khô ráo.
HĐ 2.3. Câu hỏi củng cố (5p)
a) Mục tiêu: HS được củng cố kiến thức về các thiết bị vào – ra.
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 
Câu 1: B	
Câu 2: Không nên vừa ăn vừa sử dụng máy tính vì cách làm việc đó không những ảnh hưởng đến cả tiêu hoá và công việc mà còn có thể gây ra mất an toàn cho thiết bị do đồ ăn, uống rơi, đổ vào thiết bị.
d) Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời cá nhân
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Luyện tập (5p)
a) Mục tiêu: Giúp học sinh ôn tập lại các khái niệm, phân biệt thiết bị vào – ra; cách sử dụng thiết bị an toàn.
b) Nội dung: 
c) Sản phẩm: 
Câu 1: C	
Câu 2: d) – b) – c) – a).
d) Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ: GV đặt câu hỏi
Thực hiện nhiệm vụ: HS trả lời cá nhân
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Hoạt động 4: Vận dụng (15p)
a) Mục tiêu: Học sinh sử dụng các kiến thức đã học vận dùng vào các tình huống thực tế.
b) Nội dung: Phiếu học tập số 4
c) Sản phẩm: Kết quả điền phiếu của các nhóm.
Câu 1. Qua màn hình theo dõi, em thấy có một người đứng trước camera an ninh. Họ không biết em đang theo dõi họ. Đó là vì camera an ninh chỉ là thiết bị vào mà không phải thiết bị ra. Nó thu hình ảnh trước ống kính và gửi đến nơi em đang theo dõi mà không cho người đứng trước ống kính biết nó gửi thông tin đi đâu, cho ai.
Câu 2. Virus gây ra lỗi của máy in. Máy in là thiết bị ra, nghĩa là hướng di chuyển của dữ liệu là từ máy tính sang máy in mà không theo chiều ngược lại. Không có cách nào để đưa vius vào máy in mà không qua máy tính. Mọi hoạt động của máy in đều do máy tính điều khiển. Vius từ máy tính gây ra lỗi của máy in. Khi tắt máy in, bộ nhở của nó sẽ bị xoá hết, không cần phải diệu virus. Vì vậy, em cần diệt virus ở máy tính vì máy in không có virus.
Câu 3. Gợi ý: Mỗi nội dung cụ thể trong nội quy phòng máy là một quy tắc giúp các bạn sử dụng phòng máy tính an toàn và có trách nhiệm.
d) Tổ chức thực hiện: 
Chuyển giao nhiệm vụ: GV giới thiệu mục đích yêu cầu và tiến trình của hoạt động thảo luận trước lớp. Phát phiếu học tập.
Thực hiện nhiệm vụ: HS thảo luận và viết câu trả lời theo nhóm.
Báo cáo, thảo luận: HS trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
PHIẾU HỌC TẬP
Phiếu học tập số 1
Câu 1. Các thiết bị trong hình làm việc với dạng thông tin nào?
.
.
.
Câu 2. Thiết bị nào tiếp nhận thông tin và chuyển vào máy tính?
.
Câu 3. Thiết bị nào nhận thông tin từ máy tính đưa ra bên ngoài?
..
Phiếu học tập số 2
Câu 1. Mỗi thiết bị vào – ra trong hình trên làm việc với dạng thông tin nào? Thiết bị nào có cả hai chức năng vào và ra?
..
..
..
Câu 2. Máy chiếu là thiết bị vào hay thiết bị ra? Máy chiếu làm việc với dạng thông tin nào?
..
..
Câu 3. Bộ điều khiển game là thiết bị vào hay ra? 
..
Câu 4. Màn hình cảm ứng là thiết bị vào, thiết bị ra hay có cả hai chức năng vào và ra? 
.
.
Phiếu học tập số 3
Câu 1. Em hãy lắp các thiết bị sau vào đúng cổng của nó
a) Bàn phím:.. b) Dây mạng:
c) Chuột:.. d) Dây màn hình:.. 
e) Tai nghe:... f) Dây nguồn:...
Câu 2. Việc cấp nguồn điện cho máy tính cần được thực hiện trước hay sau các kết nối trên? Vì sao?
..
..
..
..
..
..
Phiếu học tập số 4
Câu 1. Trên màn hình theo dõi, em thấy có một người đứng trước camera an ninh. Người đó có biết em đang theo dõi không? Tại sao?
..
..
..
..
Câu 2. Máy in của em in ra những kí hiệu không mong muốn và em biết lỗi này là do virus gây ra. Em cần phải diệt virus ở máy in hay máy tính? Tại sao?
..
..
..
..
..
..Câu 3. Em hãy đề xuất một số quy tắc để giúp các bạn sử dụng phòng máy tính an toàn.
..
..
..
..
..
..
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Trường:...................
Tổ:............................
Họ và tên giáo viên:
TÊN BÀI DẠY: Bài 2. Phần mềm máy tính
Môn: Tin học lớp: 7
Thời gian thực hiện: (2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức: Sau bài học này em sẽ: 
Nhận thức được vai trò của phần mềm trong hoạt động của máy tính.
Phân chia phần mềm thành hai loại: hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
2. Về năng lực: 
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ, tự học: Học sinh có khả năng tự đọc sách giáo khoa và kết hợp với gợi ý của giáo viên để trả lời câu hỏi về khái niệm hệ điều hành, phần mềm ứng dụng,..
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh thảo luận nhóm để đưa ra khái niệm hệ điều hành, phần mềm ứng dụng.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa hệ điều hành và phần mềm ứng dụng.
2.2. Năng lực Tin học
Giải thích được sơ lược chức năng điều khiển và quản lí của hệ điều hành, qua đó phân biệt được hệ điều hành với phần mềm ứng dụng.
Nêu được tên một số phần mềm ứng dụng đã sử dụng. Giải thích được phần mở rộng của tên tệp cho biết tệp thuộc loại gì, nêu được ví dụ minh hoạ.
3. Về phẩm chất: 
Học sinh có ý thức trách nhiệm đối với việc sử dụng thiết bị học.
Nhận ra được trong một tổ chức, các thành  ... địa chỉ của khách hàng có họ tên là “Thanh Trúc”.
Lần lặp
Tên khách hàng
Có đúng khách hàng cần tìm không?
Có đúng là đã hết danh sách không?
1
Nguyễn An 
Sai 
Sai 
..
.
.
..
.
.
..
.
.
..
.
.
..
.
.
Câu 2: Số lần lặp của bài toán trên là bao nhiêu?
Trường:	Giáo viên:	
Tổ:	
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI 16. THUẬT TOÁN SẮP XẾP
Tin học Lớp 7
Thời gian thực hiện: 2 tiết
MỤC TIÊU
Kiến thức: 
Giải thích được một vài thuật toán sắp xếp cơ bản.
Biểu diễn và mô phỏng được hoạt động của thuật toán sắp xếp với bộ dữ liệu đầu vào có kích thước nhỏ.
Nêu được ý nghĩa của việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn. 
Năng lực:
2.1. Năng lực chung
Năng lực tự chủ, tự học: chủ động và tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập; vận dụng được những kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành nhiệm vụ.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: hiểu được mục đích giao tiếp và giao tiếp hiệu quả trong hoạt động nhóm.
2.2. Năng lực Tin học
Bước đầu hình thành quan niệm về giá trị của thông tin trong việc tổ chức dữ liệu có trật tự (NLc)
Hình thành tư duy mô hình hóa trong việc tổ chức và tìm kiếm dữ liệu với sự trợ giúp của máy tính. (NLe)
Phẩm chất: 
Chăm chỉ: cố gắng vươn lên hoàn thành nhiệm vụ học tập, có ý thức vận dụng kiến thức đã học để giải quyết nhiệm vụ học tập.
Rèn luyện tinh thần trách nhiệm, phẩm chất vượt qua những khó khăn trong học tập và lao động.
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
Giáo viên 
Giáo án, các đồ dùng dạy học cần thiết. Phiếu học tập.
Giấy A4 (hoặc giấy bìa màu), bút dạ để ghi các con số giúp HS ngồi dưới lớp nhìn được một cách rõ ràng.
Giáo viên cần chuẩn bị một số trang chiếu mô phỏng một số thuật toán sắp xếp đơn giản (nổi bọt, chọn, chèn). Các trang này được cung cấp trong quá trình tập huấn.
Học sinh có thể được tổ chức học trong phòng máy tính, hoặc bố trí mỗi nhóm học sinh có một máy tính (hoặc điện thoại thông minh, hoặc máy tính bảng),...
Sắp xếp nổi bọt: https://scratch.mit.edu/projects/560005894/fullscreen/
Sắp xếp chọn: https://scratch.mit.edu/projects/555746387/fullscreen/
Học sinh
Sách vở, đồ dùng học tập.
Học sinh được cung cấp địa chỉ truy cập ứng dụng mô phỏng thuật toán qua tin nhắn (nếu sử dụng Internet) hoặc sao chép lên máy tính (nếu sử dụng máy tính để bàn).
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Khởi động (5’)
a) Mục tiêu: Sử dụng minh họa trực quan trong thực tiễn để mô phỏng thao tác hoán đổi giá trị được lưu trữ trong hai vùng nhớ. Đây là thao tác cơ bản, HS cần hiểu được trước khi tìm hiểu thuật toán sắp xếp.
b) Nội dung: HS biết trình tự hoán đổi giá trị được lưu trữ trong hai vùng nhớ.
c) Sản phẩm: Mô tả bằng lời quy trinh theo bước để hoán đổi chất lỏng ở hai cốc A, B. 
d) Tổ chức thực hiện 
Chuyển giao nhiệm vụ: 
Đầu vào: Cốc A chứa chất lỏng màu XANH; cốc B chứa chất lỏng màu ĐỎ.
Đầu ra: Cốc A chứa chất lỏng màu ĐỎ; cốc B chứa chất lỏng màu XANH.
HS được yêu cầu mô tả (bằng lời) quy trình theo các bước thực hiện hoán đổi chất lỏng ở hai cốc A, B.
Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát hình 16.1. trong 2 phút.
Báo cáo, thảo luận: GV gọi HS trả lời trước lớp, HS nhận xét, bổ sung.
Kết luận, nhận định: GV nhận xét và khái quát hóa thành các bước hoán đổi giá trị hai biến: C ¬ A; A ¬ B; B ¬ C;
Hoạt động 1. Nổi bọt (20 phút)
a) Mục tiêu: HS biểu diễn và mô phỏng được hoạt động của thuật toán sắp xếp nổi bọt với bộ dữ liệu đầu vào có kích thước nhỏ.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phương pháp sắp xếp nổi bọt và tự thực hiện được trên bộ dữ liệu mẫu gồm 5 phần tử.
c) Sản phẩm: Câu trả lời được mô tả trong phiếu học tập. HS cần phải điền vào các ô trống, thể hiện quá trình sắp xếp một dãy số cho trước theo thuật toán nổi bọt.
d) Quá trình thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ
Học sinh quan sát hình mô phỏng một số viên bọt trong cốc nước với mức dộ nặng – nhẹ của chúng được ghi bằng một con số, và trả lời các câu hỏi: 
Viên bọt nào ở đấy cốc? Nó nặng hơn hay nhẹ hơn viên bọt ngay trên nó? Khi nào hai viên bọt đổi chỗ cho nhau? Kết quả của việc đổi chỗ là gì?
Học sinh quan sát mô phỏng thuật toán sắp xếp nổi bọt trên màn hình được GV trình bày trước lớp (có thể sử dụng hình vẽ, hình động hoặc mô phỏng). Mỗi lượt mô phỏng chiếm thời gian khoảng 30 giây, như vậy có thể mô phỏng ít nhất hai lần.
Thực hiện nhiệm vụ. HS làm việc theo nhóm (10 phút).
Quan sát mô phỏng thuật toán sắp xếp nổi bọt trong hình 16.2–4. (SGK).
Quan sát mô phỏng thuật toán qua ứng dụng đã được cung cấp.
https://scratch.mit.edu/projects/560005894/fullscreen/ 
Hoàn chỉnh phiếu học tập số 1.
Trình bày, báo cáo.
Nhận xét, đánh giá. 
Nhận xét: Thuật toán sắp xếp nổi bọt có thể thực hiện theo cách duyệt từ đầu dãy (sắp xếp chìm dần – sinking sort) hoặc duyệt từ cuối dãy theo cách đặt tên thuật toán (nổi bọt – bubble sort).
Đánh giá: Với 10 dãy số cần điền (phiếu học tập 1), mỗi dãy cho 1 điểm.
Mô tả giải thuật nổi bọt (10 phút)
Mục tiêu. Giải thích được hoạt động của giải thuật sắp xếp nổi bọt.
Nội dung: Mô tả giải thuật sắp xếp nổi bọt bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Sản phẩm: Mô tả bằng văn bản dưới dạng liệt kê các bước hoặc mô tả không hình thức của giải thuật sắp xếp nổi bọt.
Quá trình thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ. Sau khi thực hiện sắp xếp được bằng giải thuật nổi bọt, HS hãy viết lại quy trình thực hiện thuật toán đó để người khác có thể thực hiện được với những bộ dữ liệu khác nhau.
Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc theo nhóm 2 hoặc 3 người.
Trình bày, báo cáo: HS trình bày bản mô tả của mình (hoặc nhóm mình).
Nhận xét, đánh giá:
Chấp nhận những cách trình bày khác nhau nếu hợp lí.
Phân tích để đảm bảo bản mô tả đạt được các tiêu chí cơ bản của thuật toán: xác định, đơn nhất, hữu hạn, đúng đắn, hiểu được và tổng quát.
HS đọc mô tả giải thuật sắp xếp nổi bọt bằng ngôn ngữ tự nhiên trang 80.
GV chốt kiến thức (chiếu slide). HS ghi tóm tắt kiến thức vào vở.
Củng cố kiến thức – Câu hỏi (5’)
a) Mục tiêu: HS củng cố kiến thức.
b) Nội dung: GV chiếu Sơ đồ tư duy kiến thức, Trò chơi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời đúng khi chơi trò chơi ® HS khắc sâu kiến thức .
d) Tổ chức thực hiện:
GV: Hệ thống kiến thức qua sơ đồ tư duy. 
HS: Đọc và vẽ phác thảo sơ đồ tư duy kiến thức vào vở.
GV: Củng cố kiến thức qua trò chơi.
HS: Tham gia trả lời câu hỏi của trò chơi một cách vui vẻ, thích thú.
GV: Nhận xét, khen ngợi
Hướng dẫn về nhà. 
1. Hoàn thiện sơ đồ tư duy kiến thức 
2. Thực hiện mô phỏng thuật toán sắp xếp nổi bọt với:
a) Dãy số 9, 7, 25, 4 để được dãy số tăng dần.
b) Dãy số 30, 5, 8, 22 để được dãy số tăng dần.
Hoạt động 2. Sắp xếp chọn (15 phút)
a) Mục tiêu: HS biểu diễn và mô phỏng được hoạt động của thuật toán sắp xếp nổi bọt với bộ dữ liệu đầu vào có kích thước nhỏ.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu phương pháp sắp xếp chọn và tự thực hiện được trên bộ dữ liệu mẫu gồm 5 phần tử.
c) Sản phẩm: Câu trả lời được mô tả trong phiếu học tập. HS cần phải điền vào các ô trống, thể hiện các bước thực hiện thuật toán sắp xếp chọn.
d) Quá trình thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ
Học sinh quan sát mô phỏng thuật toán sắp xếp chọn trên màn hình được GV trình bày trước lớp (có thể sử dụng hình vẽ, hình động hoặc mô phỏng). 
Thực hiện nhiệm vụ. HS làm việc theo nhóm (10 phút).
Quan sát mô phỏng thuật toán sắp xếp chọn trong hình 16.5. (SGK).
Quan sát mô phỏng thuật toán qua ứng dụng đã được cung cấp. 
https://scratch.mit.edu/projects/555746387/fullscreen/
Hoàn chỉnh phiếu học tập số 2.
Trình bày, báo cáo.
Nhận xét, đánh giá. 
Nhận xét: Thuật toán sắp xếp nổi bọt có thể thực hiện theo cách duyệt từ đầu dãy (sắp xếp chìm dần – sinking sort) hoặc duyệt từ cuối dãy theo cách đặt tên thuật toán (nổi bọt – bubble sort).
Đánh giá: Với 10 dãy số cần điền (phiếu học tập 2), mỗi dãy cho 1 điểm.
Mô tả giải thuật sắp xếp chọn (7 phút)
Mục tiêu. Giải thích được hoạt động của giải thuật sắp xếp chọn.
Nội dung: Mô tả giải thuật sắp xếp chọn bằng ngôn ngữ tự nhiên.
Sản phẩm: Mô tả bằng văn bản dưới dạng liệt kê các bước hoặc mô tả không hình thức của giải thuật sắp xếp chọn.
Quá trình thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ. Sau khi thực hiện sắp xếp được bằng giải thuật chọn, HS hãy viết lại quy trình thực hiện thuật toán đó để người khác có thể thực hiện được với những bộ dữ liệu khác nhau.
Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh làm việc theo nhóm 2 hoặc 3 người.
Trình bày, báo cáo: HS trình bày bản mô tả của mình (hoặc nhóm mình).
Nhận xét, đánh giá:
Chấp nhận những cách trình bày khác nhau nếu hợp lí.
Phân tích để đảm bảo bản mô tả đạt được các tiêu chí cơ bản của thuật toán: xác định, đơn nhất, hữu hạn, đúng đắn, hiểu được và tổng quát.
HS đọc mô tả giải thuật sắp xếp chọn bằng ngôn ngữ tự nhiên trang 81.
GV chốt kiến thức (chiếu slide). HS ghi tóm tắt kiến thức vào vở.
Thuật toán sắp xếp chọn xét từng vị trí, từ đầu đến cuối dãy, so sánh trực tiếp phần tử ở vị trí được xét với những phần tử phía sau nó và hoán đổi nếu chúng không đúng thứ tự.
Chia nhỏ bài toán (8’)
Mục tiêu. HS nhận ra được việc chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp thuật toán dễ hiểu và dễ thực hiện hơn.
Nội dung: Lấy ví dụ về công việc phức tạp được chia thành những việc nhỏ hơn, dễ thực hiện hơn. Qua đó, nhận ra được ưu điểm của phương pháp tư duy giải quyết vấn đề
Sản phẩm: Kể ví dụ về một công việc phức tạp được việc chia thành những việc nhỏ hơn.
Quá trình thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ. 
GV nêu một ví dụ về một nhiệm vụ như sắp xếp lại một tủ sách. Có thể nhiệm vụ phức tạp khiến chúng ta không biết bắt đầu từ đâu. Khi đó, việc chia nhiệm vụ thành các phần nhỏ hơn để dễ giải quyết hơn. Chẳng hạn:
Lấy tất cả các quyển sách ra khỏi tủ sách.
Sắp xếp các quyển sách thành từng chồng theo chủ đề
Chọn một chủ đề, sắp xếp các quyển sách theo thứ tự tên sách.
Đặt các quyển sách của chủ đề, đã được sắp xếp vào tủ sách.
Lặp lại hai bước ngay phía trên với các chủ đề chưa được chọn.
Yêu cầu HS tìm ví dụ khác (không nhất thiết là bài toán trong máy tính) và chia sẻ trước lớp.
Thực hiện nhiệm vụ: 
HS đọc hai ví dụ trong SGK trang 82.
HS tìm ví dụ của riêng mình.
Trình bày, báo cáo: Một số HS chia sẻ ví dụ của mình với cả lớp.
Nhận xét, đánh giá: Việc chia một nhiệm vụ thành những việc nhỏ hơn giúp em dễ hình dung được phải làm những gì (việc nhỏ hơn) và làm chúng theo thứ tự nào.
Chia một bài toán thành những bài toán nhỏ hơn giúp thuật toán dễ hiểu và dễ thực hiện hơn.
Củng cố (5’)
Luyện tập (8’)
Vận dụng (7’)
PHIẾU HỌC TẬP 1
Hãy điền vào các ô còn trống để thể hiện quá trình sắp xếp một dãy số theo thứ tự tăng dần bằng thuật toán nổi bọt.
PHIẾU HỌC TẬP 2
Hãy điền vào các ô còn trống để thể hiện quá trình sắp xếp một dãy số theo thứ tự tăng dần bằng thuật toán chọn.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_tin_hoc_lop_7_chuong_trinh_ca_nam_ban_moi.docx