Kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ văn 7 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ văn 7 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,0đ)

Hãy nêu rõ giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay”?

Câu 2: (2,0đ)

Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu. Tìm cụm C-V làm thành phần câu trong câu sau và cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì?

Trung đội trưởng Bình khuôn mặt đầy đặn.

Câu 3: (6,0đ)

Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê Nin: “Học, học nữa, học mãi”

 

doc 6 trang Người đăng linhlam94 Lượt xem 1193Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra chất lượng học kì II năm học 2009 - 2010 môn: Ngữ văn 7 thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kiểm tra chất lượng học kì II
Năm Học 2009 - 2010
Môn: ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phỳt
 (Khụng kể thời gian giao đề)
Mã đề 02
Đề ra
Câu 1: (2,0đ)
Hãy nêu rõ giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực của tác phẩm “Sống chết mặc bay”?
Câu 2: (2,0đ)
Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu. Tìm cụm C-V làm thành phần câu trong câu sau và cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì?
Trung đội trưởng Bình khuôn mặt đầy đặn.
Câu 3: (6,0đ)
Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê Nin: “Học, học nữa, học mãi”
Duyệt của BGH nhà trường Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên ra đề
Hướng dẫn chấm bài kiểm trahọc kì ii
Năm Học 2009 - 2010
Môn: ngữ văn 7
Mã đề 02
Câu 1: (2,0đ)
- Giá trị hiện thực: Truyện ngắn phản ánh sự đối lập hoàn toàn giữa cuộc sống và sinh mạng của nhân dân với cuộc sống của bọn quan lại mà kẻ đứng đầu là tên quan phủ lòng lang dạ sói.
- Giá trị nhân đạo: Thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước cuộc sống lầm than cơ cực của người dân do thiên tai và thái độ vô trách nhiệm của bọn cầm quyền đưa đến.
Câu 2: (2,0đ)
Khi nói viết có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường gọi là cụm chủ vị (cụm c-v) làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng câu.
Trung đội trưởng Bình khuôn mặt đầy đặn
	C	 V	
 CN	VN
 Cụm C -V làm vị ngữ
Câu 3: (6,0đ)
a) Các yêu cầu về kĩ năng:
1. Biết cách làm một bài văn nghị luận.
2. Bố cục rành mạch hợp lý.
3. Diễn đạt trôi chảy mạch lạc.
4. Mắc ít lỗi dùng từ và viết câu.
b) Các yêu cầu về nội dung và cho điểm.
Học sinh sắp xếp theo trình tự từng vấn đề để đạt được các nội dung sau đây.
* Mở bài: (0,5đ)
Khái quát vấn đề, nguyên nhân việc học. Kiến thức nhân loại rộng lớn, sự hiểu biết con người nhỏ bé, bởi vậy muốn hiểu biết con người phải nổ lực học hỏi. 
Lê Nin vị lãnh tụ của cách mạng vô sản đã căn dặn chúng ta: “Học, học nữa, học mãi” 
* Thân bài: (5.0đ)
- Học là gì? (0,5đ)
Học: tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội kiến thức về tự nhiên về xã hội - học chữ, học làm người. 
- Học, học nữa, học mãi là gì? 	 (0,5đ)
Nghĩa là việc học phải liên tục, lúc bé đến già lúc thành đạt càng phải học.
- Tại sao phải học nhiều đến vậy?	(1,0đ)
+ Học có kiến thức, kĩ năng -> công việc tốt đẹp, hiệu quả cao.
+ Người không có tri thức khó hoà nhập.
+ Học giúp ta có nhân cách,vị thế trong xã hội.
- Tại sao chúng ta phải học, học nữa, học mãi?	(1,0đ)
+ Học không ngừng vì kiến thức nhân loại vô tận.
+ Càng học càng hiểu biết nhiều.
Dẫn chứng nhà bác học vĩ đại Đác - Uyn.
+ Xã hội ngày càng phát triển không học không cập nhật kiến thức sẽ bị lạc hậu, thua kém.
- Vậy chúng ta phải học tập như thế nào khi còn đi học và khi đã ra trường?	(1,0đ)
 + Khi còn đi học xác định mục đích động cơ đúng đắn, nghiêm túc, tự giác.
+ Phương châm “Học đi đôi với hành” học thầy cô, bạn bè, học ở trường học, ở trường đời.
+ Dù ở cương vị nào, làm việc gì cũng phải học.
* Kết bài: (0,5đ)
- Học tập cần thiết quan trọng cho mỗi người.
- Chúng ta phải học tích luỹ kho báu kiến thức của mình bây giờ và mai sau. (0,5đ) 
Lưu ý: Không cho điểm quá 3,0 khi bài viết yếu một trong các yêu cầu kỹ năng. 
Duyệt của BGH nhà trường Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên ra đề
Kiểm tra chất lượng học kì II
Năm Học 2009 - 2010
Môn: ngữ văn 7
Thời gian làm bài: 90 phỳt
 (Khụng kể thời gian giao đề)
Mã đề 01
Đề ra
Câu 1: (2.0 đ)
Trình bày khái niệm tục ngữ và phân tích giá trị nghệ thuật của câu tục ngữ: “Tấc đất, tấc vàng”
Câu 2: (2.0 đ)
Thế nào là rút gọn câu?
Lấy ví dụ và cho biết câu đã lược bỏ thành phần nào?
Câu 3: (6.0 đ)
Em hãy giải thích nội dung lời khuyên của Lê - nin: “Học, học nữa, học mãi”
Duyệt của BGH nhà trường Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên ra đề
Hướng dẫn chấm bài kiểm trahọc kì ii
Năm Học 2009 - 2010
Môn: ngữ văn 7
Mã đề 01
Câu 1: (2.0đ)
- Khái niệm: Tục ngữ là câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt (tự nhiên, lao động sản xuất, xã hội, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày.
Giá trị nghệ thuật của câu tục ngữ: “Tất đất, tấc vàng”:
- Hình thức: ngắn gọn, (4 tiếng, hai vế cân xứng. Vế thứ nhất tấc đất vế thứ 2 tấc vàng) Câu tục ngữ đã lấy cái rất nhỏ (tấc đất) so sánh với cái rất lớn (tấc vàng) để nói giá trị của đất: Đất đai là vốn quý.
Câu 2: (2.0đ)
- Khi nói, viết có thể lược bỏ một số thành phần của câu, tạo thành câu rút gọn
- Mục đích: Làm cho câu gọn hơn, vừa thông tin được nhanh, vừa tránh lặp những từ ngữ đã xuất hiện trong câu đứng trước.
- Ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người (lược bỏ chủ ngữ)
- Học sinh lấy ví dụ: Chỉ ra được lược bỏ chủ ngữ hay vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ.
Câu 3: (6,0đ)
a. Các yêu cầu về kĩ năng:
1. Biết cách làm một bài văn nghị luận.
2. Bố cục rành mạch hợp lý.
3. Diễn đạt trôi chảy mạch lạc.
4. Mắc ít lỗi dùng từ và viết câu.
b. Các yêu cầu về nội dung và cho điểm.
 Học sinh sắp xếp theo trình tự từng vấn đề để đạt được các nội dung sau đây.
* Mở bài: (0,5đ)
Khái quát vấn đề, nguyên nhân việc học. Kiến thức nhân loại rộng lớn, sự hiểu biết con người nhỏ bé, bởi vậy muốn hiểu biết con người phải nổ lực học hỏi. 
Lê Nin vị lãnh tụ của cách mạng vô sản đã căn dặn chúng ta: “Học, học nữa, học mãi” 
* Thân bài: (5.0đ)
- Học là gì? (0,5đ)
Học: tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội kiến thức về tự nhiên về xã hội  học chữ, học làm người 
- Học, học nữa, học mãi là gì? 	(0,5đ)
Nghĩa là việc học phải liên tục, lúc bé đến già lúc thành đạt càng phải học.
- Tại sao phải học nhiều đến vậy?	(1,0đ)
+ Học có kiến thức, kĩ năng -> công việc tốt đẹp, hiệu quả cao.
+ Người không có tri thức khó hoà nhập.
+ Học giúp ta có nhân cách,vị thế trong xã hội.
- Tại sao chúng ta phải học, học nữa, học mãi?	(1,0đ)
+ Học không ngừng vì kiến thức nhân loại vô tận.
+ Càng học càng hiểu biết nhiều.
Dẫn chứng nhà bác học vĩ đại Đác - uyn.
+ Xã hội ngày càng phát triển không học không cập nhật kiến thức sẽ bị lạc hậu, thua kém.
- Vậy chúng ta phải học tập như thế nào khi còn đi học và khi đã ra trường? (1,0đ)
 + Khi còn đi học xác định mục đích động cơ đúng đắn, nghiêm túc, tự giác.
+ Phương châm “Học đi đôi với hành” học thầy cô, bạn bè, học ở trường học, ở trường đời
+ Dù ở cương vị nào, làm việc gì cũng phải học.
* Kết bài: (0,5đ) 
- Học tập cần thiết quan trọng cho mỗi người.
- Chúng ta phải học tích luỹ kho báu kiến thức của mình bây giờ và mai sau. (0,5đ) 
Lưu ý: không cho điểm quá 3,0 khi bài viết yếu một trong các yêu cầu kỷ năng. 
Duyệt của BGH nhà trường Tổ trưởng chuyên môn Giáo viên ra đề

Tài liệu đính kèm:

  • docDE kt kty 2 Dap an Van 7.doc