Tìm hiểu quá trình học tập của các em trong những năm trước bằng phương pháp trò chuyện, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em về bộ môn

Tìm hiểu quá trình học tập của các em trong những năm trước bằng phương pháp trò chuyện, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em về bộ môn

Năm học 2007- 2008 với quyết tâm thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy và học của thầy và trò. Đảm bảo hướng dẫn và tích cực hoá hoạt động dạy và học, tạo sự chuyển biến thực sự về việc truyền đạt kiến thức và kĩ năng của chương trình học ở bộ môn Toán của tổ Tự nhiên có ứng dụng công nghệ thông tin. Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán và làm cho các em yêu thích môn học này. Đó là lý do để tôi chọn đề tài khoa học này.

2) Mục đích nghiên cứu:

Trường THCS Phúc Đồng là trường vùng ven không mấy thuận lợi, việc học của học sinh ít được quan tâm và đầu tư nên chất lượng thấp chưa đáp ứng với nhu cầu. Mỗi giáo viên có cách dạy riêng, có nhiều biện pháp khác nhau trong dạy học bộ môn Toán để nâng cao chất lượng bộ môn. Trong quá trình dạy học và qua dự giờ đồng nghiệp bản thân đã áp dụng một số biện pháp dạy học hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Toán.

 

doc 14 trang Người đăng hoangquan Lượt xem 552Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tìm hiểu quá trình học tập của các em trong những năm trước bằng phương pháp trò chuyện, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em về bộ môn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 A. PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn đề tài:
Năm học 2007- 2008 với quyết tâm thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung phương pháp dạy và học của thầy và trò. Đảm bảo hướng dẫn và tích cực hoá hoạt động dạy và học, tạo sự chuyển biến thực sự về việc truyền đạt kiến thức và kĩ năng của chương trình học ở bộ môn Toán của tổ Tự nhiên có ứng dụng công nghệ thông tin. Bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học môn Toán và làm cho các em yêu thích môn học này. Đó là lý do để tôi chọn đề tài khoa học này.
2) Mục đích nghiên cứu:
Trường THCS Phúc Đồng là trường vùng ven không mấy thuận lợi, việc học của học sinh ít được quan tâm và đầu tư nên chất lượng thấp chưa đáp ứng với nhu cầu. Mỗi giáo viên có cách dạy riêng, có nhiều biện pháp khác nhau trong dạy học bộ môn Toán để nâng cao chất lượng bộ môn. Trong quá trình dạy học và qua dự giờ đồng nghiệp bản thân đã áp dụng một số biện pháp dạy học hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng bộ môn Toán.
3) Cơ sở và đối tượng nghiên cứu:
 - Cơ sở nghiên cứu: Sách giáo khoa Toán 7, sách giáo viên Toán 7, tài liệu ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy môn Toán.
 - Đối tượng: Học sinh khối 7 bậc THCS.
 4) Nhiệm vụ nghiên cứu:
 - Nghiên cứu chương trình Toán 7 bậc THCS.
 - Nghiên cứu đối tượng học sinh khối 7 trường THCS Phúc Đồng
 - Nghiên cứu phương pháp dạy học Toán 7
 5) Phương pháp nghiên cứu:
 - Đối với giáo viên: Phương pháp điều tra.
 Phương pháp khảo sát.
 Phương pháp thăm lớp dự giờ.
 - Đối với học sinh: Tìm hiểu quá trình học tập của các em trong những năm trước bằng phương pháp trò chuyện, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em về bộ môn...
 6) Phạm vi nghiên cứu:
 - Học sinh khối 7 trường THCS Phúc Đồng
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
	* Những nội dung cần nghiên cứu:
I. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:
II. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN:
III. NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN CHO HỌC SINH:
1. Dạy nâng cao chất lượng môn Toán để phát triển tư duy, trí tuệ. Học sinh học tốt môn toán là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác.
2. Rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh, dạy kiến thức nói chung và kiến thức toán học nói riêng là hai vấn đề có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình giáo dục và đào tạo.
3. Kế hoạch dạy ở lớp.
4. Kế hoạch ra bài tập về nhà.
5. Kế hoạch kiểm tra bài tập về nhà.
4. Kế hoạch làm việc theo nhóm.
	6. Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh.
7. Kế hoạch phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm, giữa giáo viên bộ môn với gia đình trong quá trình giáo dục đào tạo.
IV. KẾT QUẢ VẬN DỤNG CÁC BIỆN PHÁP
 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Nội dung cụ thể: 
I.THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH:
Trong những năm gần đây, tình hình học sinh học yếu môn Toán chiếm tỉ lệ khá cao. Các em cảm thấy chán nản khi học môn học này bởi nhiều lý do khác nhau. Đây là vấn đề mà hầu như các giáo viên giảng dạy bộ môn Toán đều quan tâm và trăn trở làm thế nào để chất lượng môn Toán được nâng lên và làm thế nào để các em yêu thích môn học này.
Chúng ta đã biết môn Toán là một môn khoa học tự nhiên, để học tốt bộ môn này đòi hỏi các em không những chăm học mà cần phải biết tư duy sáng tạo. Do xã ĐắkCấm là một vùng có nền kinh tế tương đối khó khăn, cha mẹ các em chủ yếu làm nghề nông nên chưa có sự quan tâm, giúp đỡ các em trong việc học. Bên cạnh đó các em ngoài việc học trên lớp thì về nhà các em phải phụ giúp gia đình trong công việc nhà như làm nương rẫy, thả bò . . . vốn thời gian học của các em đã ít nay càng ít hơn. Nhưng khi các em đầu tư cho việc học của mình thì nguồn tài liệu giúp các em trong công việc học tập cũng còn nhiều hạn hẹp. Thầy cô, bạn bè ở xa nên có những vấn đề khó khăn trong việc học, những vấn đề các em chưa hiểu, chưa rõ các em lại càng không biết hỏi ai. Vốn đã học yếu nay lại càng học yếu hơn. Thực tế năm học 2006 – 2007 chất lượng môn Toán ở khối 7 cụ thể như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2,3%
14,2%
28,2%
29,4%
25,9%
II. TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN:
1. Tồn tại:
- Học sinh đến lớp ít thuộc bài cũ và làm bài tập về nhà.
- Trong giờ học trên lớp học sinh còn thụ động, ít tham gia các hoạt động lĩnh hội kiến thức.
- Chất lượng môn Toán 7 của học sinh ở những năm học trước chưa cao, dẫn đến các môn học khác cũng có chất lượng thấp.
- Đạo đức của học sinh ngày càng đi xuống, đặc biệt là trong thời gian gần đây. Vì vậy rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh, dạy kiến thức nói chung và kiến thức toán học nói riêng là hai vấn đề có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình giáo dục đào tạo.
2. Nguyên nhân:
- Kiến thức môn Toán ở các lớp dưới học sinh bị hỏng nhiều.
- Là vùng nông thôn, học sinh ngoài giờ học chính khóa trên lớp các em phải phụ giúp gia đình nên không tham gia đầy đủ các lớp học phụ đạo.
- Giáo viên chưa mạnh dạng xác định trọng tâm, cần xoáy sâu phù hợp đối tượng học sinh.
- Do thời gian của tiết dạy có hạn, đối tượng học sinh yếu kém lại đông. Việc kèm cặp học sinh của giáo viên còn hạn chế.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG MÔN TOÁN 7 CHO HỌC SINH:
1. Dạy nâng cao chất lượng môn Toán để phát triển tư duy, trí tuệ. Học sinh học tốt môn Toán là điều kiện thuận lợi để học tốt các môn học khác:
Môn Toán là một trong những môn học chính trong nhà trường phổ thông. Đặc điểm cấu tạo chương trình với nội dung Toán học có sự liên quan mật thiết, kết cấu chặt chẽ với nhau. Chúng sắp xếp theo một trình tự có logic từ đầu đến cuối, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp và sát với thực tế, gần gũi với đời sống. Do đặc thù của môn Toán nên mỗi bước suy diễn phải chỉ ra căn cứ cụ thể đòi hỏi học sinh phải nắm vững cái trước để có cơ sở suy diễn vấn đề sau. Với những điều như vậy khi giải quyết vấn đề toán học phải có sự logic chặt chẽ, liên tục để đi đến kết quả cuối cùng.
Giải một bài toán, tiếp thu một kiến thức mới tức là học sinh đã trải qua các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, cụ thể hóa. Do đó trong quá trình học toán học sinh luôn luôn phải suy nghĩ để hành động tìm ra giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề chiếm lĩnh kiến thức mới. Quá trình đó đã rèn luyện khả năng phát triển tư duy trí tuệ ở học sinh. Phải nói môn Toán là môn học đòi hỏi học sinh phải hoạt động, chịu khó suy nghĩ nhiều. Từ đó góp phần phát triển tư duy rất mạnh so với các môn học khác.
Phần nhiều học sinh học tốt môn Toán thì học tốt các môn học khác. Bởi lẽ các em đã có những khả năng tư duy toán học thì cũng có thể đủ khả năng để hiểu các vấn đề khác. Qua môn Toán đã rèn lại cho các em những đức tính: Chịu khó, cẩn thận, tỉ mỉ, thận trọng, chính xác, suy luận chặt chẽ  có phương pháp làm việc khoa học, sắp xếp thứ tự hợp lý trước sau để giải quyết vấn đề. Đó là đặc trưng nổi bật của môn Toán trong nhà trường phổ thông.
2. Rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh, dạy kiến thức nói chung và kiến thức toán học nói riêng là hai vấn đề có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau trong quá trình giáo dục đào tạo:
Việc rèn luyện hạnh kiểm cho học sinh trong nhà trường cũng là một mặt quan trọng trong công tác giáo dục đào tạo, nó đi song đôi với việc dạy kiến thức cho học sinh. Hai mặt này có tác động qua lại, quan hệ với nhau trong quá trình học tập.
Một học sinh có hạnh kiểm tốt tức là biết vâng lời thầy cô giáo, chăm chỉ học tập, biết học hỏi giúp đỡ bạn bè .. Đó cũng là một trong những yếu tố cần thiết để giúp học sinh học tập tốt. Trái lại, một học sinh ít chịu nghe lời thầy cô giáo, không chăm chỉ trong học tập, không học hỏi ở bạn bè, trong lớp thường gây ồn ào mất trật tự sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình học tập tiến bộ của các em. Vì vậy hạnh kiểm cũng là một trong những điều kiện quan trọng để thúc đẩy quá trình học tập cho học sinh. Đó cũng là một tác động mạnh mẽ để học sinh học tập tiến bộ, nắm kiến thức vững chắc. Đặc biệt, môn Toán cần có sự cố gắng liên tục từ đầu đến cuối để có nền tảng vững vàng học tập tốt các lớp sau này.
Một học sinh đã học tốt những môn học nói chung và môn toán nói riêng, tức là học sinh đó đã nắm được các kiến thức tương đối chắc từ đó gây cho học sinh hứng thú trong học tập. Từ đó học sinh có thể tự nhận thức, nhận biết đượcviệc học là cần thiết, đôi khi trở thành nhu cầu tìm tòi, học hỏi. Đó cũng là một yếu tố tích cực để rèn luyện cho học sinh có hạnh kiểm tốt: Siêng năng, chăm chỉ, chịu khó và nghe lời thầy cô giáo.
Từ các ý trên ta thấy việc dạy cho học sinh nắm vững chắc kiến thức toán học cũng là một trong những điều kiện quan trọng để rèn luyện hạnh kiểm học sinh trong nhà trường. Làm sao trong quá trình dạy học chúng ta không để cho học sinh có chiều hướng bị tụt hậu về kiến thức vì như vậy thường kéo theo tụt hậu về hạnh kiểm. Chúng ta, với tinh thần trách nhiệm của mình cố gắng giúp học sinh có chiều hướng phát triển liên tục, vững chắc. Từng bước trong quá trình dạy học cũng là đã rèn luyện hạnh kiểm đi song song trong quá trình học tập của từng đối tượng học sinh. Có như vậy mới đảm bảo tính giáo dục toàn diện trong nhà trường, đặc biệt là lứa tuổi học sinh THCS hình thành nhân cách các em vào giai đoạn ban đầu.
3.Kế ho ...  kiểm tra bài cũ thường xuyên là biện pháp để học sinh tự giác học bài và làm bài ở nhà trước khi đến lớp. Từ đó tạo nên không khí lớp học nghiêm túc, trật tự, mọi học sinh đều ở tư thế chuẩn bị giáo viên sẽ kiểm tra mình.
Thời gian kiểm tra bài cũ ở đầu các tiết học rất có giới hạn, không thể kiểm tra hết được. Vì vậy muốn nắm được việc làm bài tập ở nhà của học sinh một cách toàn diện người giáo viên phải nghĩ ra kế hoạch phân công các tổ trưởng chịu trách nhiệm kiểm tra từng thành viên trong tổ ở đầu buổi học. Đầu tiết học các tổ trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài tập ở nhà của từng tổ viên. Học sinh nào chưa làm bài tập ở nhà sẽ có biện pháp xử phạt thích đáng. Trong trường hợp học sinh không làm bài tập ở nhà mà lên lớp mượn vở bạn chép cũng được báo lại và sẽ xử phạt nặng hơn.
Sau khi các tổ trưởng báo cáo lại xong giáo viên mới kiểm tra bài cũ. Nếu kiểm tra có gì không khớp với báo cáo của tổ trưởng thì sẽ có biện pháp xử phạt tổ trưởng vì chưa thực hiện đúng với sự phân công. Có như vậy trong từng tiết học mới sớm phát hiện được những học sinh lười học bài, lười làm bài tập giúp giáo viên sớm có biện pháp xử lý và tìm ra nguyên nhân cụ thể để sớm khắc phục.
Với kế hoạch kiểm tra bài tập ở nhà như trên, người giáo viên đã kiểm tra được toàn diện học sinh. Phải làm thường xuyên, liên tục mới thấy được kết quả nâng cao chất lượng rõ rệt tạo thành nếp thi đua học tập sôi nổi ở học sinh. Học sinh hứng thú học tập, giáo viên biết được các học sinh cá biệt của mình. Khi trở thành thói quen, giáo viên làm việc rất nhẹ nhàng nhưng đạt hiệu quả cao. Từ các báo cáo tổng quát đến cụ thể tình hình học tập của học sinh, giáo viên kịp thời nắm bắt được lỗ hổng của học sinh mà kịp thời sửa chữa.
Tóm lại, những kế hoạch ở lớp, kế hoạch ra bài tập về nhà đến kế hoạch kiểm tra bài tập về nhà là những suy nghĩ tìm ra phương pháp làm việc của bản thân trong thời gian qua. Với những kế hoạch đó bản thân tôi đã làm nhiều năm và thấy chất lượng dạy học tăng rõ rệt. Nhưng dù sao thì tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác, hăng say trong nghề nghiệp là không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy.
Kế hoạch làm việc theo nhóm:
- Đối với giáo viên: Cần phải lập kế hoạch, chuẩn bị trước vấn đề cần thảo luận, chuẩn bị nội dung liên quan và phương tiện hỗ trợ.
Dựa vào tình hình thực tế của lớp học để có kế hoạch chia nhóm, phân tổ. Trong kế hoạc chia nhóm, cần lưu ý xen kẽ học sinh khá, học sinh trung bình với học sinh yếu. Cũng trong kế hoạc chia nhóm, có thể chia nhóm 2 – 4 – 6 – 8 tuỳ vào đặc trưng của từng môn hay tuỳ thuộc vấn đề thảo luận.
Hướng dẫn học sinh học cách thu thập các nguồn tài liệu từ sách báo, từ thư viện, từ mạng hoặc cách đánh số trang tài liệu tìm được.
- Đối với học sinh: Tích cực tham gia và làm theo hướng dẫn của giáo viên, chuẩn bị các dụng cụ, phương tiện hỗ trợ để giúp cho việc học của mình đạt kết quả cao hơn.
Tuy nhiên, bên cạnh đó các cá thể trong nhóm có thể hoạt động không đồng đều 
(giáo viên lưu ý trước các nhóm, người trình bày trước lớp của các nhóm được giáo viên lựa chọn ngẫu nhiên).
7. Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh:
Mục tiêu chính của kế hoạch này là: ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong việc đổi mới phương pháp học tập của học sinh. Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập tích cực (tức là tự học tập). Ở kế hoạch này còn nhằm mục đích khắc phục 
được hai nhược điểm của học sinh là khả năng diễn đạt và khả năng làm việc theo nhóm.
Ở kế hoạch này đòi hỏi giáo viên phải là người tiếp thu những phương tiện mới trong dạy học cụ thể là máy vi tính, máy chiếu, giáo án điện tử, biết truy cập Internet tìm kiếm thông tin phục vụ cho công tác giảng dạy. Giáo viên tăng cường giám sát tính tự học của học sinh thông qua kế hoạch làm việc của các nhóm, cách thức làm việc của các nhóm đã khoa học chưa ? Còn học sinh là người tự giác tích cực trong trong việc học của mình để chiếm lĩnh kiến thức, nâng cao kiến thức cho bản thân.
8. Kế hoạch phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn với gia đình trong quá trình giáo dục đào tạo:
Việc phối hợp giữa giáo viên bộ môn với giáo viên chủ nhiệm trong công tác dạy học cũng là điều cấn thiết. Giáo viên bộ môn phải trao đổi với giáo viên chủ nhiệm những học sinh cá biệt, học sinh lười để cùng hợp tác kiểm điểm, nhắc nhở, xử phạt; dùng đủ hình thức từ mềm dẽo đến cứng nhắc sao cho các em sửa chữa tiến bộ dần đà theo cả lớp. Cũng thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn mới nắm được tình hình gia đình của những em cá biệt có hoàn cảnh khó khăn, gia đình buông lỏng hay ảnh hưởng của bạn bè xunh quanh  để có biện pháp phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. 
Giáo viên chủ nhiệm cũng có trách nhiệm trao đổi với giáo viên bộ môn những học sinh cá biệt ở lớp mình, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn  để giáo viên bộ môn nắm bắt được tình hình trước, có cách xử lý khéo là liều thuốc chữa bệnh có hiệu quả nhất mang lại kết quả nhanh nhất.
Còn vấn đề phối hợp giữa gia đình học sinh và nhà trường cũng không thiếu được; cụ thể là giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và gia đình. Giáo viên có trách nhiệm báo về gia đình kịp thời những sai sót, bê tha  của học sinh cho gia đình biết. Từ đó gia đình cho biết ý kiến, giáo viên mới dò theo ý đó mà xử lý phù hợp. Những trường hợp vi phạm quá mức có thể báo cáo với chính quyền địa phương để xử lý như: nghiện hút, chích hêrôin  
Tất cả những kế hoạch phối hợp nêu trên giúp chúng ta giáo dục các em một cách toàn diện. Phải có mối liên kết với nhau giữa tất cả các giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm và gia đình đó là phương pháp đánh bao vây vào một mục tiêu, chỉ có con đường bị tê liệt và hòa vào quỹ đạo. Buộc các em phải cố gắng vươn lên trong học tập bên cạnh đó có sự giúp đỡ của bạn bè, của thầy cô giáo, việc học trở thành rất cần thiết cho các em mang lại nhiều điều thú vị và bổ ích.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
- Khi chưa áp dụng chuyên đề đã nêu trên, học kì I môn Toán ở khối 7 năm học 2006 – 2007 đạt kết quả như sau:
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
2,3%
14,2%
28,2%
29,4%
25,9%
- Sau khi áp dụng chuyên đề này thì kết quả học kì I môn Toán khối 7 năm học 2007 – 2008 đạt kết quả như sau: 
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
7,2%
25,3%
39,8%
24,1%
3,6%
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 
 I. Kết luận:
Trong tình hình chất lượng học sinh hiện nay tất cả các môn nói chung và môn Toán nói riêng, học sinh yếu kém càng ngày càng nở ra, học sinh khá giỏi càng ngay bị co lại. Là người giáo viên đứng trước tình hình đó phải trăn trở suy nghĩ tìm nguyên nhân chính, cơ bản dẫn đến kết quả nêu trên, để có biện pháp thích đáng, hữu hiệu, tìm ra giải pháp tối ưu nhất để nâng dần chất lượng, đảm bảo yêu cầu của cấp trên.
Theo tôi nghĩ việc nâng cao chất lượng dạy học không thể chỉ xét đến một mặt nào đó mà phải nhìn trên quan điểm toàn cục, đồng bộ trên mọi mặt. Về phía giáo viên phải có sự nhiệt tình, phải có năng lực, phải có đầu tư cao cho từng tiết dạy. Về phía học sinh đã đi vào quỹ đạo nội quy, trật tự, kỉ cương của lớp học, của nhà trường hay chưa ? Một điều cần thiết trước tiên để dạy đạt chất lượng là phải xây dựng một tập thể lớp có tổ chức, có kỉ cương, tất cả các thành viên đều hoạt động theo quỹ đạo đó. Nếu một phần tử nào đó chưa hòa mình vào quỹ đạo kịp cũng buộc đầu quay theo quỹ đạo để trở thành một lớp học có nề nếp, im lặng, trật tự. Giáo viên vào lớp tự nhiên thấy hứng thú, hưng phấn, say mê trong công tác dạy học của mình.
Trong thời gian tới bản thân sẽ cố gắng thực hiện đầy đủ, nhiều hơn nữa những gì đã trăn trở trước tình hình chất lượng môn Toán hiện nay. Làm sao các em đều học được môn Toán, môn Toán trở thành một môn học rất gần gũi với các em. Các em không ngại giải bài tập, xem đó là khâu thực hành cần thiết để giúp các em phát triển tư duy, trí tuệ, tính chịu khó, cần cù, làm đến nơi đến chốn không bỏ dở giữa chừng. Tính suy luận logic, chính xác, chặt chẽ là cơ hội để rèn luyện bản thân, rèn luyện nhân cách của con 
người bước vào tương lai đầy niềm tin và hy vọng. 
	II. Kiến nghị: 
Đối với phụ huynh học sinh cần quan tâm hơn nữa về việc học tập của con em mình.
Thường xuyên kiểm tra việc học của con em mình thông qua việc học ở nhà và thông qua điểm của các bài kiểm tra.
Đối với nhà trường: Tham mưu cho phòng giáo dục tạo điều kiện cho các em có một phòng thư viện để hỗ trợ tài liệu giúp các em trong việc học.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học là một việc làm cần thiết và cấp bách đặt biệt hỗ trợ dạy môn hình học. Do cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, nhà trường có thể tham mưu phòng giáo dục hỗ trợ giúp đỡ nhà trường có một đầu máy chiếu để phục vụ cho việc dạy của giáo viên và việc học của học sinh. 
Tuy nhiên với trình độ tay nghề còn non trẻ, chuyên đề còn nhiều sai sót, khiếm khuyết. Rất mong sự thông cảm và chân thành góp ý của các thành viên trong tổ Tự nhiên, của BGH nhà trường để tôi hoàn thiện chuyên đề này hơn. 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de toan 7(2).doc