Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 10: Khoan dung - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Hồng Kim

Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 10: Khoan dung - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Hồng Kim

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Học sinh hiểu được thế nào là khoan dung.

- Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.

- Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung, giá trị của lòng khoan dung đối với bản thân mỗi người, người khác

2. Kỹ năng:

- Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.

- Kỹ năng sống: Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp ứng sử, thể hiện sự cảm thông chia sẻ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

3. Thái độ: Luôn khoan dung độ lượng với mọi người, phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.

4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tự quản bản thân.

5. Tích hợp: Bác Hồ và những bài học đạo đức

 

docx 4 trang Người đăng Thái Bảo Ngày đăng 19/06/2023 Lượt xem 448Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Lớp 7 - Tiết 10: Khoan dung - Năm học 2019-2020 - Hà Thị Hồng Kim", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 05/11/2019
Ngày dạy: 09/11/2019
Tiết 10
BÀI 8: KHOAN DUNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu được thế nào là khoan dung.
- Kể được một số biểu hiện của lòng khoan dung.
- Nêu được ý nghĩa của lòng khoan dung, giá trị của lòng khoan dung đối với bản thân mỗi người, người khác
2. Kỹ năng: 
- Biết thể hiện lòng khoan dung trong quan hệ với mọi người xung quanh.
- Kỹ năng sống: Kỹ năng trình bày suy nghĩ ý tưởng, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp ứng sử, thể hiện sự cảm thông chia sẻ, kỹ năng kiểm soát cảm xúc.
3. Thái độ: Luôn khoan dung độ lượng với mọi người, phê phán sự định kiến, hẹp hòi, cố chấp trong quan hệ giữa người với người.
4. Định hướng phát triển năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp, năng lực tự quản bản thân.
5. Tích hợp: Bác Hồ và những bài học đạo đức
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP – KỸ THẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp: Phương pháp đàm thoại, gợi mở, giải quyết quyết vấn đề, thuyết trình.
2. Kỹ thuật dạy học: Hoạt động nhóm.
3. Phương tiện:
- Giáo viên: SGK, giáo án, sách “Bác Hồ và những bài học đạo đức”
- Học sinh: SGK, vở ghi, sách bài tập.
III. TIỀN TRÌNH DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (2 phút): Kiểm tra chuẩn bị bài của HS
3. Bài mới:
* Dẫn dắt (2 phút): Có câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi, không ai đánh người chạy lại” để thể hiện sự bao dung, cách đối xử nhân đạo đối với những người biết hối cải. Đấy chính là phẩm chất quý báu của nhân dân ta. Để hiểu rõ hơn về phẩm chất tốt đẹp này chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV - HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: 10 phút
- GV hướng dẫn HS đọc truyện.
- GV tổ chức hoạt động nhóm trong thời gian 5 phút.
+ Nhóm 1: Thái độ lúc đầu của Khôi đối với cô giáo như thế nào? Về sau có sự thay đổi như thế nào? Vì sao có sự thay đổi như vậy
+ Nhóm 2,3: Em có nhận xét gì về việc làm của cô giáo Vân và thái độ đối với Khôi?
+ Nhóm 4: Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?
- HS: Thảo luận nhóm, cử đại diện trình bày.
- GV nhận xét, kết luận: 
+ Nhóm 1: Thái độ của Khôi:
Lúc đầu: Đứng dậy, nói to, tỏ thái độ coi thường cô Vân.
Về sau: Cúi đầu, rơm rớm nước mắt, giọng nghèn nghẹn, xin lỗi cô.
Lí do: Chứng kiến cảnh cô tập viết, biết được lí do vì sao cô viết chữ xấu.
+ Nhóm 2,3: Cô Vân đứng lặng người, mắt chớp, mặt đỏ tái, rơi phấn, xin lỗi học sinh. 
Cô tập viết,Tha lỗi cho học sinh.
Cô Vân kiên trì, có lòng khoan dung, độ lượng.
+ Nhóm 4: Không nên vội vàng, định kiến khi nhận xét người khác. Biết chấp nhận và tha thứ cho người khác.
* Hoạt động 2: 17 phút
- GV chuyển ý: Vừa rồi hành động và lời nói của cô Vân thể hiện lòng khoan dung, độ lượng của cô đối với HS vậy để hiểu rõ hơn về khoan dung chúng ta cùng tìm hiểu phần 2.
- GV: Em hiểu thế nào là khoan dung?
- HS: Trả lời.
- GV: Vì sao con người cần phải có lòng khoan dung?
- HS: Trả lời
- GV mở rộng: Em hãy lấy ví dụ về những việc làm thể hiện lòng khoan dung và những việc làm chưa thể hiện lòng khoan dung?
- HS: Trả lời.
- GV nhận xét, kết luận: 
+ Việc làm thể hiện lòng khoan dung như không để bung thù dai, nhường nhịn bạn bè và em nhỏ, on tồn thuyết phục giúp bạn sữa chữa khuyết điểm...
+ Việc làm chưa thể hiện lòng khoan dung như đố kị bắt nạt bạn nhỏ hơn mình, không chịu lắng nghe ý kiến người khác...
- GV: Em hiểu câu tục ngữ: “Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại” như thế nào?
- HS: Trả lời
- GV nhận xét, kết luận.
- GV tích hợp Bác Hồ và những bài học đạo đức: GV đọc cho HS nghe câu chuyện “Chú được thêm một quả” và cho HS thảo luận:
+ Tìm hành động, lời nói của Bác Hồ thể hiện sự khoan dung?
+ Nhận xét về cách ứng xử của Bác Hồ?
- HS: Lắng nghe, thảo luận, trả lời.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 3: 10 phút
- GV hướng dẫn HS làm bài tập trong SGK – 25, 26
1. Truyện đọc: Hãy tha lỗi cho em.
2. Nội dung bài học: 
a) Khái niệm: Khoan dung có nghĩa là rộng lòng tha thứ.Tôn trọng và thông cảm với người khác, biết tha thứ cho người khác khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm.
b) Ý nghĩa:
- Được mọi người yêu mến tin cậy.
- Quan hệ của mọi người trở nên lành mạnh, thân ái, dễ chịu.
3. Bài tập
b) 
- Hành vi thể hiện lòng khoan dung là: 1, 3, 5, 7.
- Vì những việc làm đó thể hiện sự tôn trọng, thông cảm với người khác và biết tha thứ khi họ hối hận và sữa chữa lỗi lầm
c)
Thái độ và việc làm của bạn Lan là chưa có lòng khoan dung thiếu sự tôn trọng bạn mình
4. Củng cố: (2 phút)
 - Hiểu thế nào là khoan dung
 - Hiểu ý nghĩa của lòng khoan dung đối với cuộc sống.
5. Hướng dẫn học tập: (1 phút)
Học bài, chuẩn bị bài 9 Xây dựng gia đình văn hóa.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_giao_duc_cong_dan_lop_7_tiet_10_khoan_dung_nam_hoc_2.docx