Giáo án Giáo dục công dân Khối 7 tuần 2 đến 8

Giáo án Giáo dục công dân Khối 7 tuần 2 đến 8

Chủ đề 1: SỐNG CẦN KIỆM – LIÊM CHÍNH

 CHÍ CÔNG - VÔ TƯ

 Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ

I. Mục tiêu cần đạt:

Giúp học sinh:

- Hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị. Tại sao cần phải sống giản dị?

- Hình thành cho HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.

- Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người.

- Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.

 

doc 20 trang Người đăng thanh toàn Lượt xem 1175Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Giáo dục công dân Khối 7 tuần 2 đến 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 2. Tiết 2.	Ngày dạy:
Chủ đề 1: SỐNG CẦN KIỆM – LIÊM CHÍNH
 CHÍ CÔNG - VÔ TƯ
 Bài 1: SỐNG GIẢN DỊ
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
Hiểu thế nào là sống giản dị và không giản dị. Tại sao cần phải sống giản dị?
Hình thành cho HS thái độ quý trọng sự giản dị, chân thật, xa lánh lối sống xa hoa, hình thức.
Biết tự đánh giá hành vi của bản thân và của người khác về lối sống giản dị ở mọi khía cạnh: lời nói, cử chỉ, tác phong, cách ăn mặc và thái độ giao tiếp với mọi người.
Biết xây dựng kế hoạch tự rèn luyện, học tập những tấm gương sống giản dị của mọi người xung quanh để trở thành người sống giản dị.
Trọng tâm:
Khái niệm sống giản dị và ý nghĩa của phẩm chất này trong cuộc sống.
Phân biệt những hành vi thể hiện lối sống giản dị với các hành vi khác nhau: luộm thuộm, cẩu thả, sơ sài, hay nói năng cộc lốc, trống không,..
Phương pháp:
Phân tích,đàm thoại, diễn giảng, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống,
Chuẩn bị:
GV: Giáo án, tranh ảnh sgk bài 1, tục ngữ ca dao
HS: đọc trước sgk, tập phân tích tình huống.
Các hoạt động dạy và học.
Oån định lớp: 1 phút
Kiểm tra bài cũ: 4 phút
Khi lưu thông xe đạp trên đường, em cần tuân thủ những quy định gì?
Em biết các loại biển báo nào? Miêu tả hình thức của chúng?
Bài mới: 38 phút
Giới thiệu bài mới: để có thể trở thành một công dân tốt, được mọi người quý trọng, mỗi bản thân chúng ta cần có rất nhiều đức tính quý báu. Một trong số đó chính là : giản dị. Vậy giản dị là gì? Tại sao ta lại cần sống giản dị? Đó chính là nội dung bài học của chúng ta ngày hôm nay
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
2’
8’
8’
10’
5’
5’
Hoạt động 1: GV đưa ra tình huống thể hiện lối sống giản dị:
Gia đình An có cuộc sống sung túc, nhưng An ăn mặc rất giản dị, chăm học, chăm làm.
Gia đình Nam có mức sống bình thường (ba mẹ Nam đều làm công nhân). Nhưng Nam ăn mặc rất diện, học tập lười biếng.
? Em hãy nêu suy nghĩ của em về phẩm cách của 2 bạn?
 GV chốt giới thiệu bài học.
Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc, giúp HS hiểu thế nào là sống giản dị?
GV cho HS đọc diễn cảm truyện “ Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập”.
Thảo luận nhóm: câu hỏi SGK/ trang 1
Nhóm 1+3: câu a
Nhóm 2+4: câu b
Nhóm 5+6: câu d
6 nhóm trình bày kết quả thỏa luận trước lớp, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
GV chốt lại các ý chính - ghi bảng.
? Tìm hiểu chi tiết trang phục, tác phong, lời nói của Bác? 
? Em có nhận xét gì về cách ăn mặc, tác phong và lời nói của Bác trong truyện đọc?
GV cho HS tìm và nêu những tấm gương sống giản dị ở trong trường và ngoài XH.
GV cho HS xem tranh ảnh SGK/4
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện đa dạng phong phú của lối sống giản dị.
GV bổ sung các câu chuyện khác để HS thấy được sự đa dạng của tính giản dị trong cuộc sống hàng ngày.
GV chốt (làm BT sách thực hành)
Trong cuộc sống quanh ta, sự giản dị được thể hiện rõ ở nhiều khía cạnh khác nhau:
+ Giản dị chính là cái đẹp, song nó không chỉ là vẻ đẹp bên ngoài, mà là sự kết hợp hài hòa với vẻ đẹp bên trong.
+ Giản dị không chỉ biểu hiện ở lời nói, cử chỉ, cách ăn mặc và việc làm mà còn thể hiện qua suy nghĩ, hành động của mỗi người trong cuộc sống và trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
> Người giản dị -> Người khiêm tốn.
GV nhấn mạnh: Mỗi HS chúng ta cần học tập các tấm gương ấy để trở thành những người có lối sống giản dị. Vì thế, một HS sống giản dị sẽ có nhiều thời gian, điều kiện để học hành, đỡ phí tiền của cha mẹ.
Hoạt động 4: Thảo luận nhóm để HS tìm ra những biểu hiện trái với giản dị hoặc không giản dị.
GV đưa ra một số hành vi gợi ý để các nhóm thảo luận, GV giúp HS phân tích đúng các hành vi (điều kiện, hoàn cảnh)
? Mặc áo quần lao động đi dự lễ hội?
Có những hành vi, cách ăn mặc xa lạ với truyền thống Việt Nam?
? Có nhu cầu đòi hỏi về ăn mặc, tiện nghi, vui chơi vượt khả năng kinh tế cho phép?
-> Cả 3 hành vi trên đều thể hiện lối sống không phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh.
GV hướng dẫn HS khái quát các ý chính và kết luận.
Hành vi thể hiện lối sống giản dị phải phù hợp với lứa tuổi, với điều kiện, hoàn cảnh của từng gia đình, bản thân và môi trường xung quanh.
Hoạt động 5: Các nội dung chính cần ghi nhớ.
? Thế nào là giản dị?
? Ý nghĩa của phẩm chất đạo đức này trong cuộc sống?
GV cho HS đọc nội dung bài học SGK / 4+5
Hoạt động 6: Hướng dẫn HS làm bài tập - củng cố.
Gv tổ chức, hướng dẫn HS làm BT a,b,đ, e /sgk/5+6 tại lớp.
Tìm hiểu truyện đọc.
“Bác Hồ trong ngày tuyên ngôn độc lập”
Trang phục, tác phong và lời nói của Bác.
- Bác mặc bộ quần áo kaki, đội mũ vải đã ngả màu và đi một đôi dép cao su.
- Bác cười đôn hậu và vẫy tay chào đồng bào.
- Thái độ: thân mật như người cha đối với con.
- Câu hỏi: “Tôi nói đồng bào có nghe rõ không”
Nhận xét:
- Bác ăn mặc đơn sơ, không cầu kì, phù hợp với hoàn cảnh đất nước.
- Thái độ chân tình, cởi mở, không hình thức lễ nghi.
- Lời nói ngắn gọn, dễ hiểu.
Biểu hiện của lối sống giản dị.
Giản dị:
Thẳng thắn, chân thật, gần gũi, hòa hợp với mọi người.
Không cầu kì, đua đòi, khoe khoang.
Không lãng phí, xa hoa.
Không giản dị:
Xa hoa, lãng phí, phô trương về hình thức, cầu kì trong giao tiếp.
Kiểu cách, học đòi.
Lời nói bóng bẩy.
Khác với giản dị:
Qua loa
Đại khái
Cẩu thả
Nói năng cộc lốc
Tâm hồn nghèo nàn
Nội dung bài học:
Khái niệm: 
Yù nghĩa: sgk / 4+5
Luyện tập:
BT a/sgk/5
BT b/sgk/6
BT đ, e /sgk/6
Hướng dẫn về nhà: 2 phút
Học bài ( Nội dung bài học SGk/ 4+5)
Làm BT d,c /sgk / 6
Chuẩn bị bài “ Trung thực” 
Các nhóm chuẩn bị câu hỏi và trả lơìø phần thảo luận “ gợi ý” / sgk/7
RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Ngày tháng năm 200
Tở trưởng chuyên mơn
Ký duyệt	
Tuần 3. Tiết 3.	Ngày dạy: 
Chủ đề 2: SỐNG TỰ TRỌNG VÀ 
 TÔN TRỌNG NGƯỜI KHÁC
 Bài 2: TRUNG THỰC
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
Hiểu thế nào là trung thực, biểu hiện của lòng trung thực và vì sao cần phải trung thực
Hình thành ở HS thái độ quý trọng, ủng hộ những việc làm trung thực, phản đối những hành vi thiếu trung thực.
Biết phân biệt các hành vi thể hiện tính thiếu trung thực và không trung thực trong cuộc sống hàng ngày biết tự kiểm tra hành vi của mình, rèn luyện để trở thành người trung thực.
Trọng tâm:
Nội dung cốt lõi của tính trung thực: luôn luôn tôn trọng sự thật, chân lý, lẽ phải, vì mục đích tốt đẹp.
Người trung thực luôn sống ngay thẳng, thật thà.
Biểu hiện: thái độ, hành động, lời nói, cần trung thực ngay chính bản thân.
Yù nghĩa: chân lý mới được bảo vệ, cái xấu bị đẩy lùi, xã hội bình yên.
Phương pháp:
Phân tích,đàm thoại, diễn giảng,đàm thoại, thảo luận nhóm, đặt và giải quyết tình huống.
Chuẩn bị:
GV: Giáo án, SGK, SGV, tranh ảnh sgk bài 1, tục ngữ ca dao
HS: đọc trước sgk, tập phân tích tình huống.
Các hoạt động dạy và học.
Ởn định lớp: 1 phút
Kiểm tra bài cũ: 4 phút
Thế nào là sống giản dị?
Yù nghĩa của lối sống giản dị trong cuộc sống?
HS cần làm gì để rèn luyện tính giản dị?
Bài mới: 37 phút
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
4’
8’
9’
10’
6’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: GV đưa ra tình huống cho HS phân tích.
? Trong những hành vi sau đây, hành vi nào là sai?
Trực nhật lớp mình sạch, đẩy rác sang lớp bạn.
Xin tiền học để đi chơi điện tử.
Ngủ dậy muộn, đi học không đúng quy định, báo cáo ốm.
? Những hành vi đó biểu hiện là gì?
HS phát biểu trả lời, câu hỏi.
Gv chốt ý, chuyển sang giới thiệu bài học.
 GV chốt giới thiệu bài học.
Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc, giúp HS hiểu thế nào là sống trung thực.
GV cho HS đọc diễn cảm truyện.
? Vì sao Braman –tơ có thái độ như vậy?
? Vì sao Miken Lăng – giơ xử sự như vậy?
? Miken Lăng – giơ có thái độ như thế nào?
? Theo em Miken Lăng – giơ là người như thế nào?
GV phát vấn, HS trả lời. GV nhận xét , chốt ý, ghi bảng.
Hoạt động 3: Cho HS liên hệ thực tế để thấy được những biểu hiện tính trung thực 
Gv gợi ý cho HS liên hệ.
Trong học tập: Ngay thẳng, không gian dối quay cóp, xem tài liệu, không xem bài bạn khi kiểm tra
Trong quan hệ với mọi người: không nói xấu, đổ lỗi cho người khác, bảo vệ lẽ phải, phê phán những việc làm sai trái.
GV có thể bổ sung và đưa ra một vài tình huống để HS thấy được biểu hiện khác nhau của tính trung thực.
Nhấn : Tính trungr thực biểu hiện nhiều khía cạnh trong cuộc sống, thể hiện qua thái độ, qua hành động, không chỉ trung thực với mọi người mà còn trung thực với chính bản thân mình. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS thảo luận nhóm để tìm ra những hành vi trái với trung thực và phân biệt hành vi dối trá.
Gv chia HS theo nhóm:
+ Nhóm 1+2: Biểu hiện hành vi của tính trung thực?
+ Nhóm 3+4: Biểu hiện hành vi trái với trungr thực?
+ Nhóm 5+6: Người trung thực thể hiện hành động khôn khéo, tế nhị như thế nào? Cho VD?
Các nhóm thảo luận ý kiến, cử đại diện nhóm ... ỆM
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Ngày tháng năm 200
Tở trưởng chuyên mơn
Ký duyệt	
Tuần 8 . Tiết 8	Ngày dạy:
Bài 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I. Mục tiêu cần đạt:
Hiểu thế nào là tôn sự trọng đạo. Vì sao phải tôn sự trọng đạo? Yù nghĩa của tôn sư trọng đạo.
Rèn cho HS : có thái độ biết ơn, kính trọng với thầy cô giáo. Phê phán những ai có thái đọ, hành vi vô ơn với thầy cô giáo.
Giúp HS biết tự rèn luyện để có thái độ tôn sư trọng đạo.
II. Trọng tâm:
Tôn sự: thái độ tôn kính, biết ơn những thầy cô giáo, những người đã dạy mình.
Trọng đạo: coi trọng và làm theo đạo lý tốt đẹp hco5 tập được qua thầy cô.
Là truyền thống quý báu của dân tộc ta.
Thể hiện ở việc tích cực rèn luyện đạo đức, chăm học -> đền ơn, đáp nghĩa đối với người đã dạy mình.
III.Phương pháp:
Tình huống, đàm thoại, diễn giảng, thảo luận nhóm
IV.Chuẩn bị:
GV: Giáo án, SGK, SGV, sách thực hành, tục ngữ, ca dao.
HS: đọc trước sgk.
V.Các hoạt động dạy và học.
1.Oån định lớp: 1 phút
2.Kiểm tra bài cũ: 5 phút
? Thế nào là yêu thương con người? Nêu việc làm cụ thể?
? Vì sao phải yêu thương con người? Em rèn luyện thế nào để trở thành người biết yêu thương con người?
3.Bài mới: 31 phút
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
1’
14’
10’
5’
5’
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới: 
Một truyền thống nhân văn nổi bật của dân tộc nay.
Hoạt động 2: Phân tích truyện đọc “Bác Hồ đến thăm người nghèo” / sgk/15.
GV cho hs đọc truyện.
Hs đọc diễn cảm.
? Bác Hồ đến thăm gia đình chị Chín trong thời gian nào?
? Hoàn cảnh gia đình chị Chín ntn? ( Chồng chị mất, chị có 3 con nhỏ, con lớn vừa đi học vừa trông em)
? Em hãy tìm những cử chỉ và lời nói thể hiện sự quan tâm yêu thương của Bác đối với gia đình chị Chín? ( câu a/sgk/16)
? Thái độ của chị Chín đối với Bác Hồ ntn?
Xúc động rơm rớm nước mắt.
? Ngồi trên xe về phủ Chủ tịch, thái độ của Bác ntn? Theo em Bác Hồ nghĩ gì?
? Những suy nghĩ và hành động của Bác đã thể hiện những đức tính gì?
Hs trả lời, nhận xét câu hỏi gợi ý, bổ sung.
Gv giảng: Dù phải gánh vác việc nước nặng nề, nhưng Bác vẫn quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của người dân. Tình cảm yêu thương con người vô bờ bến của Bác là tấm gương sáng để chúng ta noi theo.
GV giới thiệu câu danh ngôn của Bác.
“ Tôi có một ham muốn tột bậc, làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế – Biểu hiện của lòng yêu thương con người.
GV gợi ý cho HS tìm những mẩu chuyện của bản thân, những người xung quanh thể hiện lòng yêu con người.
HS làm bài tập 2/STH/16+17
Cho HS sắp xếp biểu hiện tốt và xấu vào 2 cột cho sẵn.
Hoạt động 4: Rút ra bài học.
Thảo luận nhóm: 
Nhóm 1+2: Em hiểu thế nào là lòng yêu thương con người?
Nhóm 3+4: Biểu hiện của lòng yêu thương con người? Ví sao phải yêu thương con người?
Nhóm 5+6: Tìm câu ca dao, tục ngữ nói vè lòng yêu thương con người.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, các nhóm khác bổ sung.
- GV chốt khái niệm.
Giảng: Những kẻ độc ác đi ngược lại lòng người sẽ bị người đời khinh ghét, xa lánh, phải sống cô độc và chịu sự dày vò của lương tâm.
Hoạt động 5: HDHS làm bài tập - củng cố.
Gv tổ chức, hướng dẫn HS làm BT4/STH /16 tại lớp.
GV chốt : Người có lòng yêu thương con người sẽ sống nhân ái vị tha. Ngược lại, những kẻ ích kỉ, ghen ghét, đố kị, độc ác.
Làm BT 7/sth/18
( Lê Hữu Trác, Hải Thượng Lãn Oâng)
I.Tìm hiểu truyện đọc.
 “Bác Hồ đến thăm người nghèo”
-Bác Hồø đến thăm gia đình chị Chín vào tối 30 Tết năm Nhâm Dần (1962)
-Bác Hồø âu yếm đến bân các cháu, xoa đầu , trao quà Tết. Bác hỏi thăm việc làm, cuộc sống của hai mẹ con chị Chín
-Chị Chín xúc động rơm rớm nước mắt.
-Bác đăm chiêu suy nghĩ. Bác nghĩ đến việc đề xuất với lãnh đạo Thành phố cần quan tâm đến chị Chín và những người khó khăn khác. Bác thương và lo cho mọi người.
- Bác đã thể hiện đức tính: lòng yêu thương mọi người.
II.Biểu hiện của lòng yêu thương con người.
Vâng lời bố mẹ
Quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ
Giúp đỡ bạn nghèo
Giúp bạn bị tật nguyền
Uûng hộ đồng bào bị lũ lụt.
III.Nội dung bài học:
Khái niệm: 
Biểu hiện:
Yù nghĩa:
 ( Học SGK / 16 )
4.Hướng dẫn về nhà: 3 phút
Học nội dung bài học / SGK / 16
Chuẩn bị bài 5“ Yêu thương con người” (tiết 2)
Ngày tháng năm 200
Tở trưởng chuyên mơn
 Ký duyệt	
	Ngày dạy:
Bài ngoại khóa: AN TOÀN GIAO THÔNG
Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
Hiểu biết các loại biển báo, tín hiệu giao thông.
Nắm được những quy định đối với người đi xe đạp khi lưu thông trên đường.
Biết ý nghĩa về : năm trật tự đô thị, về chương trình năm giảm của Tp ( tai nạn, ùn tắc giao thông)
Giáo dục các em có ý thức tìm hiểu để nắm vững từng quy định và nghiêm chỉnh thực hiện góp phần giữ trật tự an toàn giao thông. Hưởng ứng tháng an toàn giao thông.
Phương pháp:
 Phát vấn, diễn giảng, liên hệ thực tế, trực quan.
Trọng tâm:
 Biển báo thông dụng: cấm, hiệu lệnh, nguy hiểm
Các hoạt động dạy và học.
Oån định lớp: 1 phút
Kiểm tra bài cũ: 4 phút
Kiểm tra sách vở của học sinh đầu năm.
Giới thiệu phương pháp học tập bộ môn.
Bài mới: 35 phút
Giới thiệu bài mới: Nhằm tham gia và thực hiện tháng an toàn giao thông hàng năm, chúng ta cần nghiêm túc chấp hành thực hành đúng luật an toàn giao thông nhằm góp phần giảm bớt việc ùn tắc giao thông và tai nạn xảy ra. Để hiểu rõ những quy định về an toàn giao thông của người đi xe đạp và các loại biển báo cần lưu ý. Hôm nay, chúng ta tìm hiểu bài ngoại khóa: “An toàn giao thông”.
TG
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
20’
15’
? Em hãy nêu một số quy định của người đi xe đạp?
HS phát biểu tự do, GV tiếp thu ý kiến, nhận xét, chốt ý.
? Người đi xe đạp phải tuân theo những quy định nào?
HS phát biểu. GV chốt.
GV: Các em là học sinh khi chạy xe trên đường phải điều khiển xe chạy sát lề, phải đi hàng một, không chở ba, chạy hàng hai hàng ba, không đùa giỡn khi điều khiển xe đạp.
Chạy tốc độ vừa phải, tuân theo quy định tốc độ đối với xe đạp: 12 km/h
? Khi điều khiển xe đạp không được có hành vi nguy hiểm nào? 
Gv: Chúng ta thực hiện tốt những quy định trên nhằm góp phần giảm bớt tai nạn trên đường phố, hưởng ứng tháng an toàn giao thông của trường.
? Có mấy loại biển báo giao thông? Em hãy kể tên?
Có 4 loại biển báo giao thông:
Biển báo cấm
Biển báo nguy hiểm
Biển báo hiệu lệnh
Biển báo chỉ dẫn
? Em hãy cho biết cách nhận biết các biển báo và ý nghĩa của từng biển báo?
GV cho HS quan sát các loại biển báo.
Kết luận: Là một công dân Tp HCM, một HS của trường THCS Nguyễn Văn Nghi, chúng ta cần thực hiện đúng những quy định, những biển báo giao thông, nhằm tham gia góp phần vào việc thực hiện “ Tháng an toàn giao thông” sắp tới.
Ngoài ra: Giao thông là mạch máu, là thuận tiện an toàn, mọi công dân phải có ý thức bảo vệ, chấp hành đúng luật lệ An toàn giao thông là quyền lợi và nhiệm vụ của mọi công dân.
Một số quy định đối với người đi xe đạp khi lưu thông trên đường.
- Không đi trên hè phố, vườn hoa, công viên, nơi có biển báo cấm xe đạp.
- Không buông thả hai tay, hoặc kéo đẩy xe khác.
- Không chạy nhanh, vượt ẩu đi hàng hai hàng ba.
- Đường một chiều phải đi sát lề đường bên phải.
- Chấp hành các tín hiệu giao thông.
- Khi dừng xe, phải sát lề.
- Trẻ em dưới 12 tuổi không được đi xe đạp.
Các loại biển báo giao thông.
Có 4 loại biển báo giao thông:
+) Biển báo cấm: Hình tròn( trừ biển dừng lại), viền đỏ, nền trắng có hình vẽ màu đen. 
-> Biển báo tuân theo tuyệt đối.
+) Biển báo nguy hiểm: Hình tam giác đều, viền đỏ nền vàng, có vẽ hình màu đen. 
- > Báo có tính chất nguy hiểm trên đường.
+) Biển báo hiệu lệnh: hình tròn, nền xanh lam
-> Báo hiệu đường dành riêng
+) Biển báo chỉ dẫn: Hình chữ nhật hoặc vuông, có màu xanh lam.
-> Báo cho người đi đường biết những điều cần thiết.
Củng cố: 3 phút
? Những quy định đối với người đi xe đạp khi lưu thông trên đường?
? Em hãy nêu các loại biển báo “ An toàn giao thông”?
Hướng dẫn về nhà: 2 phút
Học bài và thực hiện tốt luật An toàn giao thông khi đi học.
Chuẩn bị bài 1: Sống giản dị
Lưu ý : + Đọc truyện trước ở nhà.
 + Trả lời câu hỏi phần gợi ý SGK (bằng miệng)
RÚT KINH NGHIỆM
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
......................................................................................................................
Ngày tháng năm 200
Tở trưởng chuyên mơn
Ký duyệt	

Tài liệu đính kèm:

  • docTron bo GDCD 7 rat hay.doc